Triệu chứng bị chàm khô và chia sẻ của người trong cuộc

Bệnh chàm khô là một bệnh da liễu rất phổ biến đặc biệt là ở những người nội trợ và làm công việc tay chân. Cũng như hầu hết các bệnh ngoài da khác, bệnh chàm đem đến cho người bệnh nhân cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nếu hông được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, nguy hiểm cho tính mạng. Vì vậy hãy nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh chàm khô và có hướng điều trị kịp thời.

Bạn nên đọc:

> Triệu chứng bệnh chàm khô thường gặp và cách điều trị dễ dàng tại nhà

> Thuốc trị chàm khô hiệu quả không tái phát

Triệu chứng bị chàm khô và diễn biến của bệnh

Biểu hiện ban đầu của bệnh là xuất hiện những nốt ban đỏ ngoài da. Sau đó xuất hiện thêm những mụn nước lấm tấm, tập trung thành từng mảng có giới hạn rõ rệt gây ngứa ngáy khó chịu. Nếu bệnh nhân không chữa trị kịp thời mà còn gãi mạnh làm các mụn  nước vỡ ra thì rất dễ gây nhiễm trùng da.

Tính đến nay bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đã giúp đông đảo người bệnh thoát chàm eczema, phục hồi da và hạn chế bệnh quay lại...

Bệnh chàm khô xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, phát triển qua nhiều giai đoạn và có những dấu hiệu đặc trưng để nhận biết và phân biệt với các bệnh ngoài da khác như:

– Ban đầu, trên da xuất hiện các mảng tấy đỏ, ngứa kèm theo nóng rồi sưng phù. Trên bề mặt của những mảnh thấy đó xuất hiện những hạt nhỏ màu trắng mà sau này sẽ tạo thành mụn nước.

– Mụn nước này có kích thước nhỏ như đầu đinh hoặc to nhưng bọng nước thành từng mảng dày.

– Khi người bệnh gãi hoặc cọ xát tự nhiên làm mụn nước vỡ, chảy ra dịch có màu vàng. Chỗ mụn nước vỡ ra tạo thành mảng chàm lổ chổ nhiều vết trợt hình tròn còn gọi là giếng chàm (giai đoạn này chàm dễ bị bội nhiễm). Huyết thanh thấm ra ngoài, nếu lấy một vật gì đậy lại thì sau một thời gian huyết thanh sẽ tạo thành một mảng dày.

– Sau khi mụn nước bị vỡ các lớp vảy dày trên da sẽ bong ra, da chỗ đó bóng nhẵn và mỏng hơn. Những lớp da mới tái tạo này sẽ tự rạn nứt bong vảy thành mảng dày. Sau một thời gian dài mà không có mụn nước tái phát, da sẽ trở lại bình thường không có sẹo, do tổn thương ở lớp thượng bì.

Cùng với các giai đoạn phát triển của bệnh là biểu hiện ngứa. Ngứa tăng dần cường độ từ nhẹ tới nặng là các cơn ngứa dữ dội làm ảnh hưởng, xáo trộn sinh hoạt, tâm lý. Nhất là khi gãi có thể gây viêm nhiễm cho da khiến da càng bị tổn thương nặng hơn.

Tùy từng giai đoạn bệnh mà bệnh chàm khô có những triệu chứng khác nhau.

  • Giai đoạn cấp tính: với biểu hiện là da nổi ban hồng, xuất hiện phù nề kem theo tiết dịch và có cảm giác đau rát nhẹ.
  • Giai đoạn mãn tính: lúc này mức độ viêm nhiễm khuẩn đã trở nên nghiêm trọng hơn. Lớp da tổn thương bị sừng hóa nên khô ráp, gây ngứa ngáy, khó chịu. Người bệnh chỉ muốn gãi cho bớt ngứa.

Chia sẻ về triệu chứng bệnh chàm khô ở tay

Bệnh chàm khô ở tay đã theo tôi đến nay là năm thứ 2 và vẫn chưa chấm dứt. Khi bệnh chưa khởi phát tôi tay tôi đã luôn có cảm giác khô rát, tôi chủ quan chỉ là do cơ địa mình da khô nên cố gắng uống nhiều nước. Bệnh nặng hơn vào mùa đông khi da liên tiếp có những mảng bong tróc, ngứa ngáy.

Bị chàm khô ở tay rất khổ sở bởi không làm được việc gì liên quan đến các chất tẩy rửa như giặt quần áo, rửa bát, thậm chí là tắm cũng vất vả vì khi tiếp xúc với xà phòng dù là xà phòng tắm dịu nhẹ cũng khiến da bị khô, nứt nẻ.

Khi phát hiện dấu hiệu tay bị chàm khô tôi đã đi khám bác sĩ và được chẩn đoán là bị chàm khô ở tay. Nguyên nhân chàm khô ở tay của tôi là do cơ địa da khô cộng thêm công việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất mà không bảo vệ tay.

Bác sĩ đã kê cho tôi thuốc bôi và thuốc uống mà theo tôi tìm hiểu là kem bôi có chứa corticoide, căn dặn tôi dùng trong 10 ngày nếu không khỏi thì quay tại tái khám. Sau đó, tôi có thấy đỡ nên đã không quay lại khám. Tuy nhiên, bệnh tái phát lại do đợt đó tôi vừa nhận công việc mới tại một nhà máy. Công việc khá bận rộn cho nên tôi không có thời gian đi khám điều trị nên chỉ dùng những thuốc bôi dịu mua ở hiệu thuốc. Tuy nhiên, gần đây tôi thấy bệnh tình đã nặng hơn rất nhiều, có lúc bàn tay còn bị chảy máu nữa. Vậy xin hỏi có cách nào điều trị bệnh chàm khô ở tay hiệu quả tại nhà mà dễ thực hiện không ạ?

Hoàng Thùy (37 tuổi, Bắc Ninh)

Bệnh chàm khô tuy là bệnh mạn tính nhưng nếu kiên trì và áp dụng đúng cách vẫn có thể trị khỏi, vì thế, ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh chàm khô nên cân nhắc việc đi khám và chữa bệnh sớm nhất tránh những biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: 3 cách chữa bệnh chàm khô hiệu quả tại nhà

HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo