Trẻ sơ sinh bị hắc lào- Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Phụ huynh cần có kiến thức nhất định trong việc nhận biết triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh hắc lào đặc biệt là trẻ sơ sinh bị hắc lào. Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ nhất về bệnh hắc lào ở trẻ.
>>> Triệu chứng bệnh hắc lào và phương pháp điều trị bệnh
>>> Bệnh hắc lào có nguy hiểm không? Bệnh hắc lào có lây không?
Câu hỏi: Bé nhà em được 3 tháng tuổi, hình như đang bị hắc lào vì em thấy có nốt đỏ hình tròn đang lan rộng ở mông, bé thường quấy khóc. Em đoán là do em thường mặc bỉm qua đêm cho bé đến ngày sáng hôm sau mới tháo ra nên bé bị bí. Vì nhà ở xa bệnh viện huyện nên em không tiện mang bé đến bệnh viện. Vậy xin hỏi trẻ sơ sinh bị hắc lào nên xử lý thế nào?
Thúy Hằng (28 tuổi, Nam Định)
Với những thông tin bạn cung cấp chưa thể xác định được bé có bị hắc lào hay không vì các dấu hiệu của bệnh da liễu thường giống nhau. Nói riêng về hắc lào, đây là căn bệnh da liễu thường gặp ở mọi độ tuổi, giới tính.
Theo thông tin từ chuyên trang sức khỏe Mỹ HealthLine, bệnh hắc lào ở trẻ em là tên gọi khác của bệnh nấm da do hai loại nấm phổ biến là Trichophyton và Microsporum gây ra. Ở trẻ sơ sinh, bệnh hắc lào có thể gặp ở bất cứ vị trị nào nhưng thông thường ở da đầu thân và mặt.
Hắc lào ở trẻ em thường xảy ra ở trẻ trên 3 tuổi, không phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng không vì thế mà chủ quan.
Thông tin về bệnh
Triệu chứng nhận biết bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh
- Hắc lào ban đầu chỉ là vảy đỏ trên da rồi phát triển thành hình vòng tròn. Khi nhiễm trùng phát triển, các vòng tròn này lớn hơn theo đường kính từ vài milimet đến vài cm. Trong một số tí trường hợp hắc lào không phát triển theo hình vòng tròn.
- Vùng da tổn thương có vảy ở rìa ngoài và mụn ở giữa.
- Khu vực bị nhiễm bệnh có thể rất ngứa nhưng không nguy hiểm.
Nguyên nhân gây hắc lào ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh hầu như không di chuyển khỏi nơi ở của mình, trẻ cũng không cầm nắm được nhiều đồ vật thì làm sao có thể tiếp xúc với nguồn bệnh. Đây là thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ. Theo trang sức khỏe dành cho mẹ và bé Momjunction, dưới đây là 4 lý do khiến trẻ bị hắc lào:
1. Da tiếp xúc với da
Trử có thể bị nhiễm nấm khi tiếp xúc trược tiếp với một người mắc bệnh như giữ tay hoặc chạm vào vết xước, nổi ban của người đó. Đặc biệt là là thói quen ẵm bồng trẻ sơ sinh khi đến thăm hỏi gây ra rất nhiều bệnh da liễu cho trẻ.
2. Tiếp xúc với các vật dụng hàng ngày
Những vết thương của trẻ mở đường cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể rất nhanh khi vi nấm có sẵn ở mọi nơi như ga trải giường, đồ chơi, khăn tắm, quần áo.
3. Dùng chung đồ vật với người bệnh
Nếu cha mẹ có thói quen dùng khăn tắm, khăn choàng, mũ chung với người bị bệnh thì nguy cơ trẻ bị bệnh rất cao.
4. Qua vật nuôi
Những vật nuôi quen thuốc như chó, mèo có thể truyền vi khuẩn nấm sang cho người rất nhanh. Trẻ dù tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp đều có nguy cơ bị bệnh.
Ngoài các nguyên nhân trên, một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh hắc lào của trẻ sơ sinh gồm có:
- Khí hậu nóng ẩm (là nơi vi nấm thường trú ẩn, chờ điều kiện thuận lợi để phát triển)
- Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu
- Một số chuyên gia cho rằng một số trẻ có xu hướng di truyền nhiễm bệnh từ bố mẹ
- Trẻ ra mồ hôi quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ bị hắc lào vì đây là môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.
Ngoài những nguyên nhân chung kể trên, ở Việt Nam trẻ sơ sinh còn dễ mắc hắc lào do một số thói quen trong cách chăm sóc trẻ của người Việt, xem thêm tại link này để biết chi tiết.
Cách trị bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh
Do da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý dùng bất cứ thuốc gì kể cả bôi ngoài da vì có thể gây ra tác dụng phụ. Phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại thuốc trị bệnh phù hợp với trẻ.
Theo HealthLine, phương pháp điều trị hắc lào phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, ví dụ nếu vùng da bệnh chỉ là một vùng nhỏ, bác sĩ có thể kê toa với liệu pháp kem bôi ngoài. Các loại kem trị hắc lào ở trẻ em bao gồm:
- Clotrimazole
- Miconozale
- Terbinafine (tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi)
- Tolnaftate
Những loại kem này bôi ngoài từ 2-3 lần/ngày. Chỉ bôi lên vùng da bị tổn thương và một phần nhỏ bao quanh vết thương, không bôi rộng ra các vùng da lành.
Trong trường hợp bị hắc lào ở da đầu, bác sĩ có thể kê toa là dầu gội chống nấm.
Với trường hợp không đáp ứng được các liệu pháp trên, bác sĩ sẽ kê một số lọa thuốc uống kháng nấm (lỏng).
Thời gian điều trị nhiễm trùng nghiêm trọng và tổn thương rộng trên da có thể mất từ 4-6 tuần để bệnh biến mất hoàn toàn.
Xem Video Cách tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất:
Cách phòng ngừa bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh
Trang Momjunction đưa ra một số lời khuyên để phòng tránh bệnh hắc lào ở trẻ như sau:
- Cắt ngắn móng tay của trẻ để tránh việc trả cào gãi làm lây lan bệnh. Nên đi găng tay cho trẻ khi ngủ.
- Trong sinh hoạt hằng ngày, nên giữ vệ sinh sạch cơ thể cho trẻ, tránh để trẻ bị đổ mồ hôi nhiều.
- Các vị trí trên cơ thể có nếp gấp như cổ, tay, chân, mông cần được giữ khô.
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát vào mùa hè. Quần áo và khăn của trẻ cần được giặt sạch, tránh để lại trên quần áo các bụi vải gây khó chịu cho làn da của bé. Cách tốt nhất là nên giặt đồ của trẻ trong nước nóng pha giấm để diệt nấm, vi khuẩn,…
- Tránh để trẻ tiếp xúc với người lạ, đặc biệt là người đã từng mắc bệnh da liễu.
- Trong trường hợp đã trị khỏi bệnh, để tránh bị tái phát do dùng thuốc không đúng cách hoặc do không diệt nguồn lây, các mẹ nên diệt nấm tận gốc ở những vật dụng cá nhân của trẻ. Cách làm: luộc vật dụng trong nước sông 100*C trong vòng 15 phút; rắc bột chống nấm hoặc có thể bôi lod 2% hai ngày một lần.
Quan trọng nhất khi trẻ sơ sinh bị hắc lào là phải đưa con đến một cơ sở chuyên khoa da liễu để điều trị và chăm sóc thích hợp, không nên tự ý dùng bất cứ loại thuốc gì vì da trẻ nhạy cảm. Kể cả dùng thuốc bôi cũng có thể gây tác dụng phụ, một số thuốc còn chống chỉ định với trẻ sơ sinh.
Đọc ngay: Hắc lào bay biến nhờ 6 mẹo dân gian hiệu quả từ thời “ông bà anh”!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!