6 Nguyên nhân bị hắc lào bất cứ ai cũng có thể mắc và cách điều trị

Bất cứ ai, độ tuổi nào cũng sẽ giật mình với 6 nguyên nhân bị hắc lào dưới đây vì hàng ngày chúng ta vẫn vô tình phạm phải một trong những điều trên. Điều này không chỉ khiến bệnh hắc lào có thể ghé thăm mà còn có nguy cơ bị rất nhiều bệnh da liễu khác.

>>> Triệu chứng bệnh hắc lào và phương pháp điều trị bệnh

>>> Bệnh hắc lào lây qua đường nào? Nguyên nhân lây nhiễm hắc lào

Khi đọc những nguyên nhân bị hắc lào dưới đây, bạn sẽ hiểu rằng vì sao hắc lào lại là một bệnh da liễu phố biến đến vậy. Nhưng trước tiên, hãy cùng tìm hiểu hắc lào là bệnh gì?

Bệnh hắc lào hay có gọi là lác đồng tiền do vi nấm có tên khoa học là Dermatophytes gây nên.

Dấu hiệu nổi bật của hắc lào là ngứa ngáy, ở vùng da bị bệnh có vết màu hơi đỏ, viền bờ rõ rệt, trên viền bờ có mụn nước lấm tấm, lan rộng, vằn vèo theo vòng cung. Vào những khi ra nhiều mồ hôi sẽ cảm thấy ngứa ngáy rất nhiều.

Bệnh rất dễ lây lan sang vùng da lành khác trên cơ thể như thân, mặt, tay, chân, thậm chí là toàn thân. Khi bị bệnh nặng dẫn đến bội nhiễm có thể gây mủ màu trắng, viêm đỏ, chàm hóa.

Bệnh hắc lào là một bệnh không gây nguy hiểm nhưng gây phiền toái trong cuộc sống đặc biệt là gây mất thẩm mỹ nếu xuất hiện ở những vùng da mặt, tay. Với các vị khác như háng, bẹn, nách đều gây ngứa ngáy, khó chịu, đi lại rất khó khăn và khó điều trị.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể lây lan nhanh toàn thân và lây lan cho nhiều người xung quanh.

Nguyên nhân gây ra bệnh hắc lào

Có 6 nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh hắc lào nhưng chủ yếu nhất vẫn là do bản thân vệ sinh kém tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm phát triển. 6 nguyên nhân chính gây bệnh hắc lào gồm:

– Vệ sinh cá nhân kém như thói quen mặc quần áo ẩm ướt, ít tắm gội, vệ sinh trong khi cơ thể có nhiều mồ hôi. Đây chính là thói quen xấu tại điều kiện cho các vi khuẩn, nấm sinh sôi nảy nở.

– Bơi lội tại vùng nước bị nhiễm bẩn: Đây cũng là hành vi tại điều điện cho các vi khuẩn gây bệnh dễ dàng phát sinh.

– Mặc chung quần áo với người khác là điều kiện để các vi khuẩn, nấm gây các bệnh da liễu nói chung dễ lây lan từ người này sang người khác.

– Lây qua đường tiếp xúc da với da. Các hành động ôm, hôn tiếp xúc trực tiếp với da người bệnh đều tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh.

– Quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh hắc lào.

– Có thể lây nhiễm từ động vật có vi khuẩn gây bệnh.

Khi xác định được nguyên nhân gây hắc lào bạn sẽ có những cách phòng tránh bệnh hắc lào như tắm gội sạch sẽ hàng ngày, không dùng chung quần áo, vật dụng với người lạ, tránh gần gũi với thú nuôi, không quan hệ tình dục tùy tiện…Nên tránh làm việc nơi ẩm ướt. Nếu ra mồ hôi nên tắm rửa thường xuyên, giữ khô vùng háng, nách, bẹn.

Cách điều trị bệnh hắc lào

Sau những thông tin nguyên nhân hắc lào, dấu hiệu nhận biết được bệnh hắc lào cần có phương pháp điều trị kịp thời và đúng cách. Theo bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng (nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Da liễu Tp.HCM) để điều trị dứt điểm hắc lào cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

– Điều trị cho tất cả mọi người trong gia đình. Với những người chưa có dấu hiệu nên khử trùng đồ dùng cá nhân.

– Điều trị đủ thời gian thường từ 2-4 tuần bôi thuốc liên tục, không ngắt quãng.

– Giữ da khô sạch, tránh gãi.

– Không mặc quần áo quá bí. Quần áo, khăn tắm phải giặt kĩ, phơi khô với nắng tự nhiên.

– Với những người bị bệnh, bên cạnh việc dùng thuốc cần phàn khử trùng vật dụng cá nhân bằng cách dùng bàn là ủi kỹ quần áo.

Theo bác sĩ Huy Hoàng, hiện có rất nhiều loại thuốc mới điều trị hắc lào rất hiệu quả với hai dạng thuốc uống và thuốc bôi hắc lào có nhiều ưu điểm. Trong đó có, miconazol, ketoconazol, econazol… với các hoạt chất dẫn chất imidazol rất có hiệu quả trong việc điều trị hắc lào.

Ưu điểm của các loại thuốc này gồm: không màu, có mùi thơm, không gây lột da, không sưng đau.

Khi tổn thương quá rộng, bác sĩ có thể cho bệnh nhân kết hợp thuốc bôi điều trị tại chỗ với các thuốc uống như griseofulvin, ketoconazol, itraconazole, fluconazole..để trị vi nấm.

Những loại thuô’c điều trị da liễu nói chung thường có nhiều tác dụng phụ và có thể gây biến chứng nặng vì thế người bệnh chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

Với các loại thuô’c điều trị hắc lào cổ điển như thuốc bôi có cồn  iod 1 – 2%, BSI, ASA, Antimycose; nhóm thuô’c điều trị gốc Azole, điều trị chất Terbinafine. Còn về thuốc uống có các loại: Griseofulvin, Itraconazole, Fluconazole, Terbinafine…

Những loại thuô’c như ASA, BSA, BSI.. có tác dụng nhưng gây lột da, đau rát và có thể làm sạm da nên hiện giờ đã không còn được sử dụng phổ biến nữa.

Lưu ý: Không nên bôi các loại thuô’c có điều trị chất  corticoid vì có thể che giấu được triệu chứng của bệnh nhưng khi bôi lâu dài sẽ dẫn đến các tác dụng phụ như teo da, rạn da, …

Nguyên nhân gây bệnh hắc lào ngày càng nặng hơn

Việc điều trị bệnh hắc lào cũng đòi hỏi kiến thức nhất định vì nếu bệnh nhân phạm phải 1 trong 5 điều dưới đây bệnh có thể sẽ nặng hơn hoặc tái phát lại bất cứ lúc nào.

1. Bệnh nhân thường xem nhẹ các biểu hiện ban đầu nên không kịp thời điều trị đặc biệt là bị hắc lào tại các bộ phận nhạy cảm như bẹn, mông khiến bệnh lây lan và nặng hơn.

Theo đó, hắc lào ở bẹn ban đầu chỉ khởi phát ở một bên bẹn, sau đó lan sang bên kia và ra sau mông. Đây là một vùng nhạy cảm thường xuyên cọ xát với quần lót nên khó điều trị hơn những vùng da khác. Ngoài ra, đây là một phận nhạy cảm nên bệnh nhân thường ngại tìm đến các bác sĩ để được điều trị trị kịp thời.

2. Bôi thuốc không đúng cách: Việc bôi thuốc quá mạnh, bôi lây lan sang vùng da lành, da non hoặc không đúng thuốc đều có thể gây ra tình trạng phỏng, chảy nước nhiều và ngứa dữ dội. Trong một số trường hợp có thể gây nhiễm trùng nặng, đi lại và sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.

3. Tự ý mua thuốc bôi: Nhiều người cùng vì ngại ngùng nên khi bị hắc lào không dám đi khám mà tự ý mua thuốc về bôi, triệu chứng có thể thay đổi nhưng bệnh khó khỏi hẳn và khả năng tái phát cao.

4. Không dùng thuốc đúng liều lượng: Rất nhiều bệnh nhân chủ quan khi thấy bệnh có triệu chứng thuyên giảm đã ngưng dùng thuốc mà quên nguyên tắc trong điều trị bệnh hắc lào là cần thoa thuốc ít nhất 2 tuần nữa. Và nếu điều trị sau 4 tuần không có dấu hiệu cải thiện nên tái khám bác sĩ.

5. Không biết cách phòng ngừa: Người bệnh khi bị ngứa lại thường dùng khăn ướt lau, lau xong lại treo chung khăn tắm, quần áo với nhau nên dễ truyền nấm sang cho quần áo, khăn mới và những người sống chung.

Hiểu rõ hắc lào là gì? nguyên nhân bị hắc lào sẽ giúp người bệnh và mọi người xung quanh phòng tránh bệnh lây lan và có cách điều trị kịp thời.

Đọc ngay: Mẹo trị hắc lào bằng chuối xanh hiệu quả không phải ai cũng biết

Bình luận (7)

  1. thùy Linh says: Trả lời

    Nhập nội dung bìngọi tv giúp mình buổi tối . khoảng 8 h tối nhé

     

     

    h luận

  2. Nguyễn quang vinh says: Trả lời

    tôi bị o cánh tay thì chưa bang mẹo thì như thế nào

  3. Nguyễn quang vinh says: Trả lời

    tôi bị bệnh hắc lào ô cánh tay thi chua như thế nào xin cach điệu trị

  4. Mai says: Trả lời

    Tôi bị hắc lào ở bẹn và ở mông thì chữa như thế nào

  5. nong tuan anh says: Trả lời

    bi nam ngoai…..di chua da khoi…

    tam 3 thang nay bi lai  …..cho chau xin cach dieu tri

  6. Hải says: Trả lời

    Cháu bị hắc lào chỗ tay Mua thuốc ngoài bôi 1 tháng mà vẫn chưa khỏi càng ngày càng rộng bác chỉ cháu cách điều chị với

    1. xuan thah says: Trả lời

      mua cồn hắc lào là nhah khỏi nha bạn

       

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo