Bệnh da liễu: Biểu hiện, nguyên nhân và các phương pháp điều trị

Ít người có khái niệm chính xác bệnh da liễu là gì? trong khi đó đây là một loại bệnh phổ biến bậc nhất tại Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh gồm triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị một số bệnh da liễu thường gặp ở nước ta.

Bệnh da liễu là gì?

PGS.TS Trần Hậu Khang – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, da liễu là từ chuyên ngành bao gồm nhiều nhóm bệnh khác nhau về da.

Theo đó, da là cơ quan có diện tích lớn nhất trên cơ thể, có chức năng bao phủ và bảo vệ cơ thể, đồng thời giữ lại những chất dịch trong cơ thể để tránh mất nước, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn có hại bên ngoài để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, da còn giúp con người cảm nhận độ nóng, lạnh hoặc cơn đau; điều hòa nhiệt độ cơ thể, sản xuất vitamin D cần thiết cho cơ thể khi phơi nắng.

Vì thế khi một trong các chức năng trên bị tác động bởi yếu tố nào đó, làn da sẽ phản ứng và gây ra các bệnh da liễu. Mọi dấu hiệu cho thấy tình trạng da bị kích ứng hoặc bị viêm nhiễm đều được gọi là bệnh về da liễu.

Một số triệu chứng, dấu hiệu khi mắc bệnh da liễu

Hình ảnh một số triệu chứng bệnh da liễu.

  • Vùng da bị phát ban, đau, ngứa hoặc là không.
  • Da bị đóng vảy hoặc khô ráp.
  • Da bị cọ xát và bị tróc, lột.
  • Da bị loét.
  • Da có vết loét hở hoặc tổn thương.
  • Da khô, nứt nẻ.
  • Mảng da có màu khác so với các vùng da khác.
  • Dạ bị nổi bướu thịt, u nhỏ, mụn cóc, hoặc là các dấu hiệu tăng trưởng kích cỡ da khác da thường.
  • Nốt ruồi đổi màu sắc hoặc kích thước.
  • Mất sắc tố da.
  • Da bị phồng, sung đỏ khi có hoặc không có kích thích.

Ngoài ra, còn một số vấn đề thường gặp khác có thể xuất hiện trên da mà không liên quan đến bệnh da liễu, chẳng hạn như nổi mụn do không quen với đôi giày mới hoặc da bị trầy xước do mặc quần quá chật. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp da bị bệnh nhưng không xuất hiện ngay triệu chứng nào nhưng lại khá nguy hiểm, đòi hỏi người bệnh phải có liệu trình điều trị lâu dài.

Một số bệnh da liễu thường gặp

Theo bác sĩ Khang, tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương, nhiễm trùng da thường gặp nhất đặc biệt là nhóm bệnh liên quan đến vệ sinh môi trường như nấm da, ghẻ, chốc, nhọt. Các bệnh về da liễu có cơ chế miễn dịch, dị ứng cũng tương đối phổ biến như viêm da cơ địa, vảy nến.

Một số bệnh thường gặp khác như:

Tổng có 65 loại bệnh khác nhau, bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một số loại bệnh da liễu thường gặp, có tỷ lệ mắc bệnh cao để độc giả có cách điều trị và phòng tránh kịp thời.

1. Mụn trứng cá

Trứng cá là bệnh da do tăng tiết chất bã và viêm của hệ thống nang lông tuyến bã. Biểu hiện bằng nhiều loại thương tổn khác nhau với các tên gọi như mụn cám, sẩn, sẩn viêm, mụn mủ, mụn bọc, mụn nang…Vị trí thường gặp là những nơi tiết nhiều chất bã như mặt, lưng, ngực.

Khoảng 80% trường hợp trúng cá gặp ở tuổi thanh thiếu niên.

2. Á sừng

Bệnh á sừng cũng có thể được xếp vào bệnh da nghề nghiệp do tác động hay tiếp xúc với các tác nhân trong môi trường lao đồng. Các rất nhiều chất hóa học, chất tiếp xúc độc hại khác nhau trong nghề nghiệp tác động lên da theo nhiều cơ chế khác nhau.

3. Hắc lào

Theo bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng (nguyên Phó chủ tịch Hội Da liễu Tp.HCM), hắc lào là từ dân gian để chỉ bệnh da liễu do vi nấm gây ra, chính vì thế hắc lào cũng là một bệnh nấm da. Tùy theo vị trí bệnh mà phân ra các loại nấm hắc lào mặt, thân, chân… Vùng da bị nấm hắc lào có hình sáng tròn, trụ tương tự như đồng xu nên còn có tên gọi khác là lác đồng tiền.

4. Chàm

Theo TS.BS. Nguyễn Thị Vân Anh (Nguyên Trưởng khoa Nội – Bệnh viện Y học cổ truyền TƯ) cho biết, bệnh chàm có tên gọi khác như eczema, viêm da cơ địa… Đây là trạng thái viêm lớp thượng bì (lớp nông của da) ở thể cấp tính hay mạn tính.

5. Chốc lở

Chốc (Chốc lở) là một bệnh nhiễm khuẩn da, đặc trung là các thương tổn có bọng nước nông, rải rác, nhanh chóng hóa mủ, dập vỡ, đóng vảy tiết. Bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng không loại trừ người lớn cũng có thể bị.

6. Ghẻ

Là một bệnh da rất phổ biến ở những vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh. Bệnh lây qua đường tiếp xúc như quần áo, chăn màn. Biến chứng bệnh ghẻ có thể gây ra như nhiễm trùng, chàm hóa, viêm cầu thận cấp…

7. Mề đay

Mề đay là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây nên phù cấp hoặc mạn tính ở trung bì. Đây là một bệnh da phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, dễ nhận biết nhưng rất khó tìm được nguyên nhân chính xác.

Xem thêm thông tinNổi mề đay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh

8. Mụn cóc

Bệnh mụn cóc có tên y khoa là hạt cơm, đây là tình trạng bệnh lý với sự tăng sinh lành tính của các tế bào biểu bì ở da và niêm mạc, do virút có tên Human Papilloma Virút (HPV) gây nên. Virus có mặt ở nhiều nơi như bể bơi, nhà tắm công cộng. Bệnh lấy qua đường tiếp xúc giữa người với người qua da bị xây xát hoặc vật dụng trung gian như giày dép.

9. Nấm móng chân – tay

Là bệnh viêm móng thường gặp do nhiều chủng nấm gây nên có thương tổn lâm sàng đa dạng. Do các chủng nấm như Nấm sợi (dermatophyte); Nấm men (yeast); Nấm mốc (non dermatophyte moulds) gây ra.

10. Nấm da

Bệnh da do nấm trong đó có nấm sợi (dermatophytosis) là một bệnh hay gặp ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đây là điều kiện thuận lợi để các chủng nấm phát triển. Bệnh có các triệu chứng như ngứa nhiều, không được điều trị kịp thời thương tổn nấm lan tỏa, ảnh hướng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Xem video Bác sĩ Lê Thái Văn Thanh chia sẻ về bệnh nấm da:

11. Lang ben

Lang ben có tên khoa học là pityriasis versicolor là bệnh da thường gặp ở những vùng nhiệt đới với khí hậu ấm, ẩm. Do đây là điều kiện thuận lợi để nấm phát triển. Các đối tượng thường gặp là người có da dầu, mồ hôi quá nhiều, suy giảm miễn dịch, dinh dướng kém, mang thai và sử dụng corticosteroid…

12. Tổ đỉa

Nấm tổ địa là một bệnh viêm da đặc biệt còn gọi là eczema và có tên  khoa học là Pompholyx hay dyshidrotic eczema. Bệnh khởi phất đột ngột, mụn nước chứa dịch sâu dưới da, ngứa, tiến triển dai dẳng và rất hay tái phát. Trong một số trường hợp, biểu hiện bệnh của nấm giống như tổ địa vì thế gọi là nấm da dạng tổ đỉa.

13. Vẩy nến

Vảy nến là một bệnh mạn tính, dai dẳng, căn nguyên bệnh không rõ. Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương hằng năm, tỷ lệ bệnh nhân vảy nến chiếm khoảng 2,3% tổng số bệnh nhân đến khám.

Tổn thương da còn có thương tổn niêm mạc, móng và xương khớp.

14. Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một bệnh da liễu mãn tính, tiến triển từng đợt với đặc điểm là ngứa, tổn thương dạng chàm. Bệnh thường xuất hiện ở những người có tiền sử bản thân và gia đình mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như hen, viêm mũi xoang, dị ứng, sẩn ngứa, dị ứng thuốc, mề đay.

15. Zona

Bệnh zona hay còn gọi là herpes zoster là bệnh nhiễm trùng da với biểu hiện là các ban đỏ, mụn nước, bọng nước tập trung thành đám, thành chùm dọc theo đường phân bố của thần kinh ngoại biên.

Bệnh thường gặp ở người già, người suy giảm miễn dịch và người nhiễm HIV.

Nguyên nhân gây ra bệnh da liễu

Hiệp hội da liễu Việt nam đã chỉ ra rằng, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh da liễu, và cũng có rất nhiều loại bệnh xảy ra mà không thể xác định rõ nguyên nhân. Nhưng phần lớn, một số bệnh da liễu là do da nhạy cảm vì di truyền, kết hợp với tác nhân từ môi trường, chẳng hạn như bạn đang mắc các bệnh khác, tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc chất gây kích thích.

Một số nguyên nhân phổ biến của bệnh da liễu được các chuyên gia tổng quát, bao gồm:

  • Sự tồn tại của vi khuẩn trong lỗ chân lông hoặc nang tóc.
  • Nấm, ký sinh trùng, hoặc các vi sinh vật xuất hiện trên da.
  • Nhiễm virus gây bệnh.

Cơ thể của mỗi người sẽ phản ứng khác nhau, hoặc bệnh đến từ những nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân hàng đầu gây bệnh là vệ sinh không sạch. Bạn nên chia sẻ, thảo luận sâu hơn với chuyên gia về những nguyên nhân đặc biệt có thể gây ra tình trạng rối loạn của da.

2 Cách điều trị bệnh da liễu hiệu quả

Điều trị bệnh da liễu gồm có 2 phương pháp gồm: điều trị tại chỗ, điều trị toàn thân đồng thời kết hợp với loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị từ Tây y, Đông y đến các phương pháp bằng công nghệ cao.

Phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay có 2 cách trị dưới đây:

1. Cách trị bệnh da liễu bằng Tây y

Các loại thuốc trị bệnh da liễu bằng Tây y gồm:

Thuốc bôi ngoài da: Đây là loại thuốc rất cần thiết bởi hầu hết các bệnh ngoài da đều phải sử dụng. Thuốc bôi ngoài da rất phong phú đa dạng, có nguồn gốc khác nhau và tác dụng điều trị phụ thuộc vào các dạng thuốc.

Các dạng thuốc bôi ngoài da thường dùng nhất gồm:

  • Thuốc kem
  • Thuốc mỡ
  • Hồ nước
  • Thuốc bôi
  • Dạng gel

Khi dùng thuốc bôi ngoài da cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc là: dùng thuốc khi đã được các thầy thuốc chẩn đoán xác định bệnh da; chỉ định các loại thuốc, dạng thuốc và cách dùng phải phù hợp với tình trạng của bệnh vì thuốc không chỉ có tác dụng tại chỗ mà còn có tác dụng toàn thân.

Trong trường hợp, điều trị bệnh tại nhà với những loại thuốc không cần kê toa một thời gian không thấy cải thiện nên đến các trung tâm y tế, phòng khám chuyên khoa da liễu để chuẩn đoán, tư vấn và trị bệnh cụ thể an toàn và kịp thời.

Nếu da bị đau, bác sĩ sẽ có thể chỉ định sử dụng thuốc giảm đau. Nếu da bị lở loét, tổn thương, hoặc dễ lây nhiễm, có thể bác sĩ sẽ cho thuốc mỡ để thoa cùng với băng gạc để đắp kín.

Thuốc uống: Thuốc uống trị bệnh da liễu được dùng trong trường hợp bệnh không đáp ứng với các thuốc bôi ngoài da hoặc trường hợp bệnh nặng có hiện tượng viêm, bội nhiễm.

Thuốc kháng Hisramin: Thuốc được sử dụng chống ngứa, chống dị ứng cho nhiều bệnh da.

Có các loại bôi tại chỗ, uống, tiêm. Hiện nay có 3 thế hệ kháng histamin H1 đang được sử dụng là: Kháng H1 thế hệ I, II, III.

Lưu ý: Về tác dụng của thuốc khi sử dụng, dùng các dẫn chất của imidazol thì không nên phối hợp với các thuốc kháng histamin H1 thế hệ II và III, các kháng sinh như rifampicin, isoniazid, bệnh nhân không nên uống rượu khi sử dụng thuốc.

2. Cách trị bệnh da liễu bằng Đông y cổ truyền

Với sự phát triển của y học cổ truyền, hiện có nhiều bài thuốc trị bệnh da liễu hiệu quả dưới dạng uống, dạng viên uống, cao… Những loại thuốc này có tác dụng sát khuẩn vùng da bị tổn thương, tăng cường sự đàn hồi của da, giúp da mịn màng cũng như tăng cường thải độc ở thận, khử độc ở gan.

Bên cạnh đó cũng có một số loại thuốc, bài thuốc đông dược, nam dược được truyền miệng.

Không nên tự ý dùng những bài thuốc chưa rõ nguồn gốc, hiệu quả sẽ khiến bệnh nặng hơn ví dụ như bệnh vẩy nến gây vảy nến thể mủ toàn thân hay gây đỏ da toàn thân ở bệnh nhân vảy nến thể thông thường, gây viêm da tiếp xúc kích ứng… Những trường hợp này điều trị rất khó khăn và gây tốn kém.

Vì thế người bệnh nếu lựa chọn cách trị bệnh bằng Đông y hãy đến các trung tâm da liễu Đông y uy tín để được kê đơn điều trị đúng tình trạng bệnh.

Lưu ý: Không phải tất cả các chứng bệnh về da đều có thể đáp ứng với điều trị. Có những bệnh da liễu sẽ tồn tại vĩnh viễn trên da và thường trải qua các giai đoạn hoặc chu kỳ với những triệu chứng khác nhau. Một số khác không thể trị khỏi nhưng có thể thuyên giảm. Cũng có trường hợp có thể bệnh tái phát khi bạn bị stress, hoặc mắc các bệnh khác, hoặc bị lao lực.

8 lưu ý trong phòng và điều trị bệnh da liễu

  1. Rửa sạch tay thường xuyên bằng sản phẩm phù hợp với da.
  2. Tránh tiếp xúc với da bị nhiễm bệnh của những người khác.
  3. Tránh tiếp xúc với các chất dịch của người đang mắc bệnh về da hoặc bệnh truyền nhiễm khác
  4. Khi dùng chung đồ với người khác, nên lau sạch trước khi sử dụng (thiết bị tập thể dục hoặc chỗ ngồi trong nhà vệ sinh công cộng).
  5. Không sử dụng chung những vật dụng cá nhân như chăn, lược, giày hoặc đồ bơi.
  6. Nghỉ ngơi đúng giờ, uống 2- 2,5 lít nước mỗi ngày, và tránh hoạt động quá sức hoặc bị căng thẳng.
  7. Thực hiện một chế độ ăn uống bổ dưỡng, hạn chế đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  8. Tiêm vắc-xin phòng bệnh về da, ví dụ như bệnh thủy đậu.

Hiểu rõ bệnh da liễu là gì không chỉ giúp bạn lữa chọn được phương pháp điều trị phù hợp mà còn phòng tránh bệnh lây lan cho mọi người. Cách trị bệnh da liễu cũng có rất nhiều cách, chỉ càn bạn tuân thủ theo phác đồ điều trị của các chuyên gia, theo dõi và thăm khám thường xuyên bệnh sẽ thuyên giảm.

Phân loại các nhóm bệnh da liễu

 Nhóm bệnh da nhiễm khuẩn Bệnh da do ký sinh trùng – côn trùng
1. Bệnh chốc 1. Bệnh ghẻ
2. Nhọt 2. Lang ben
3. Viêm nang lông 3. Bệnh da do nấm sợi
4. Hội chứng bong vảy da do tụ cầu 4. Bệnh da và niêm mạc do Canida
5. Trứng cá 5. Nấm tóc
6. Bệnh lao da 6. Nấm móng
7. Bệnh phong 7. Viêm da tiếp túc do côn trùng
Bệnh lây truyền qua đường tình dục Bệnh da dị ứng – Miễn dịch
1. Bệnh giang mai 1. Viêm da cơ địa
2. Bệnh lậu 2. Viêm da tiếp xúc dị ứng
3. Viêm âm hộ – âm đại do nấm Candida 3. Hội chứng Dress
4. Herpes sinh dục 4. Hồng ban đa dạng
5. Nhiễm Chlamydia Trachomatis sinh dục – Tiết niệu 5. Hội chứng Stevens – Johnson
6. Viêm âm đại do trùng roi 6. Hội chứng Lyell
7. Bệnh dùi mào gà sinh dục 7. Sẩn ngứa
8. Bệnh mày đay (mề đay)
Bệnh da do virút Rối loạn sắc tố
1. Bệnh Zona 1. Bệnh bạch biến
2. Bệnh hạt cơm 2. Sạm da
3. U mềm lây 3. Rám má
Bệnh da tự miễn Bệnh đỏ da có vảy
1. Bệnh Luspus ban đỏ 1. Viêm da dầu
2. Viêm bì cơ 2. Vảy phấn hồng Gibert
3. Pemphigus 3. Bệnh vảy nến
4. Bọng nước dạng Pemphigus 4. Á vảy nến và vảy phấn dạng Lichen
5. Bệnh viêm da dạng Herrpes của Duhring – Brocp 5. Đỏ da toàn thân
6. Hội chứng Raynaud 6. Bệnh Lichen phẳng
Các bệnh da di truyền U da
1. Dày sừng lòng bàn tay, bàn chân di truyền 1. Ung thư tế bào đáy
2. Ly thượng bì bọng nước bẩm sinh 2. Ung thư tế bào vảy
3. Bệnh vảy phấn đỏ nang lông 3. Ung thư tế bào hắc tố
4. U xơ thần kinh 4. U ống tuyến mồ hôi
5. Bệnh gai đen
6. Dị sừng nang lông Các bệnh da khác
7. Bệnh vảy cá 1. Bệnh Apthose
8. Viêm da đầu chi – ruột 2. Bệnh da do ánh sáng
9. Sarcoidosis 3. Bệnh Porphyrin da
4. Bệnh da nghề nghiệp
5. Bệnh Pellagra

 

Bình luận (3)

  1. phạm hoang says: Trả lời

    cho tôi hỏi tôi đang ngủ bổng nửa đêm tráng ra mồ hôi và ngứa sưng lên rồi tôi đã rảy chốc lớp mài da ra bổng nhiên hết ngứa mà sáng nay chổ đó bị thâm đen và ko khô mài da được cho hỏi tôi phải làm sao để cứu lấy da của mình…

  2. Vo thi Quyen says: Trả lời

    CCho hoi trươc đây tôi bi thương ngay gôi mơi lanh tư nhiên lai phat ra nhưng mưn nươc ngay vêt thương tôi đi chưa hêt rôi đi lam lai lên mun nươc lai rôi trây ra giơ tôi phai điêu tri như thê nao

  3. Nguyễn Hoàng Sang says: Trả lời

    Em ở bến tre.e bị viêm da tiết bã,đã chạy chữa nhiều tháng nay từ tây đến đông y nhưng bệnh không khỏi mà còn nặng thêm giờ em phải trị ở đâu hay đã hết cách?em tuyệt vọng quá!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo