Trẻ bị dị ứng nổi mề đay: Biểu hiện, nguyên nhân và cách xử lý
Theo thống kê gần nhất của ngành da liễu, tỷ lệ bị mề đay ở nước ta khoảng 19-24% tổng số các bệnh dị ứng, trong đó trẻ bị dị ứng nổi mề đay chiếm tỷ lệ cao. Cùng tìm hiểu về dị ứng nổi mề đay ở trẻ em ở bài viết này.
Biểu hiện trẻ bị dị ứng nổi mề đay
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Đoàn (Trung tâm Dị ứng -miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai), mày đay dị ứng xảy ra nhanh có thể vài phút, chậm có thể là một ngày sau khi dùng thuốc, thức ăn hoặc tiếp xúc dị nguyên với những biểu hiện như sau:
- Có cảm giác nóng bừng.
- Ngứa nhiều.
- Càng gãi càng làm sẩn phù to nhanh, sẩn phù xuất hiện nhiều hơn. Sẩn phù có màu hồng hoặc đỏ, đường kính từ vài milimet đến vài centimet.
- Có cảm giác râm ran vài chỗ trên da như côn trùng đốt.
- Một số trường hợp có các triệu chứng kèm them như khó thở, đau bụng, đau khớp, chóng mặt, buồn nôn, sốt cao…
Nguyên nhân trẻ bị dị ứng nổi mề đay
Đa số trẻ em bị nổi mề đay làn đầu là do dị ứng, trong đó có những nguyên nhân thường gặp là:
-
Thuốc
Theo BS Nguyễn Như Nguyệt cho biết, mày đay do thuốc ở trẻ em chiếm khoảng 0,16% bệnh nhân điều trị nội trú và khoảng 9% trường hợp mày đay mạn tính điều trị ngoại trú.
Tỷ lệ mày đay do thuốc thay đổi tùy theo tưgf loại thuốc và lứa tuổi. Các loại thuốc đều có thể gây dị ứng nhưng đặc biệt là hai loại kháng sinh và thuốc giảm đau hạ sốt.
-
Tiếp xúc với các chất gây dị ứng
Phản ứng mề đay có thể xảy ra sau khi trẻ tiếp xúc với một số chất mà trẻ bị dị ứng như chó liếm, các vật dụng từ cao su…
-
Dị ứng do chất độc của côn trùng
Trẻ có thể bị may đay xung quanh khu vực bị côn trùng đốt, nhưng nếu dấu hiệu mày đay xuất hiện khắp cơ thể là phản ứng nghiêm trọng, có thể gây sốc phản vệ, nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. Một số loại côn trùng gây nguy hiểm cho trẻ như kiến ba khoang, kiến lửa, ong vò vẽ, ong vàng…
-
Thức ăn
Dị ứng thức ăn là một trong những nguyên nhân gây mày đay thường gặp nhất ở trẻ em. Biểu hiện thường xuất hiện khoảng 30 phút sau khi ăn. Một số thực phẩm có thể gây dị ứng gồm: trứng, sữa, đậu phộng, các loại hạt, tôm, cua, cá…
-
Dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết xảy ra nhiều nhất ở thời điểm giao mùa, trong đó trẻ em là đối tượng dễ mắc nhất do hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện. Bất cứ biến đổi như từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, thay đổi hướng gió, gặp mưa…đều có thể gây mề đay.
Có thể bạn quan tâm: Dị ứng nổi mề đay: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị
Cách trị dị ứng nổi mề đay ở trẻ em
1. Tránh yếu tố kích thích
Nếu mày đay ở trẻ do dị ứng nên tránh các nguyên nhân gây dị ứng, đây là nguyên tắc điều trị và phòng bệnh tốt nhất.
Có thể trẻ không cần phải điều trị bằng thuốc mà bệnh có thể tự biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần.
2. Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng nổi mề đay
- Dừng ngay các thuốc, thực phẩm hoặc các chất nghi ngờ gây dị ứng.
- Có thể áp lạnh cho trẻ nếu bị mẩn ngứa, nóng rát hoặc hơ nóng khăn áp lên nếu trẻ bị dị ứng thời tiết lạnh.
- Bổ sung nước ép trái cây có nhiều vitamin C.
- Nếu bị đau bụng có thể dùng túi nước nóng chườm lên bụng.
- Trong trường hợp trẻ khó thở có thể dùng một cốc nước nóng đang bốc hơi để trước mũi cho dễ thở hơn.
- Mặc quần áo nhẹ, vừa vặn cho trẻ.
3. Điều trị bằng thuốc
Trong trường hợp nặng trẻ có thể phải can thiệp điều trị bằng thuốc gồm hai loại thuốc sau:
-
Thuốc kháng histamin
Đây là thuốc có thể làm giảm triệu chứng và hầu hết trẻ bị mày đay dị ứng cấp tính đều đáp ứng với thuốc kháng histamin.
Thuốc kháng histamin có hai loại, chúng khác nhau về chi phí, thời gian tác dụng và tác dụng phụ khác nhau. Vì thế, việc chỉ định loại thuốc, liều lượng của thuốc tùy thuốc vào độ tuổi, mức độ của bệnh.
-
Thuốc steroid
Chỉ được chỉ định điều trị cho trẻ bị mày đay nặng, điều trị trong thời gian ngắn, tạm thời do thuốc có nhiều tác dụng phụ khi dùng trong thời gian dài.
Những điều cần tránh khi trẻ bị dị ứng nổi mề đay
Theo TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn (Bệnh viện Nhi đồng 1. TP.HCM) cho biết, để điều trị dị ứng nổi mề đay bên cạnh việc dùng thuốc thì việc kiêng kỵ trong ăn uống có tác dụng quan trọng. Ngoài việc, kiêng gió lạnh, kiêng nước, người nhà của trẻ cần tuân thủ chế độ ăn cho trẻ bị bệnh như sau:
Trong giai đoạn cấp tính, cần giảm ăn muối và đường. Vì đường trong máu cao sẽ gây ra hiện tượng tăng dị ứng, còn muối sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên.
Nếu bị phù nề, rịn nước thì cần giảm thức ăn có nhiều nước như tôm, cua, gà, trứng, sữa…
Nên ăn những thức ăn có tác dụng chống táo bón, dễ tiêu hóa như cà chua, cam, chanh, khoai lang…
Xem video PGS.TS Phạm Văn Hiển (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương) chia sẻ về bệnh mề đay:
Một số lưu ý phòng tránh dị ứng nổi mề đay ở trẻ em
-
Thận trọng khi dùng thuốc
Chỉ nên dùng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc tự điều trị hoặc dưới sự giới thiệu của người khác. Khi bị dị ứng thuốc thì tuyệt đối không được dùng thuốc đó nữa. Và nếu đi khám, mua thuốc cần thông báo với dược sĩ và bác sĩ biết về những loại thuốc mà mình đã bị dị ứng trước đây.
-
Cẩn thận với thức ăn lạ
Tham khảo thêm cách phát hiện nguyên nhân dị ứng do thực phẩm
Thực hiện: Bắt đầu ăn trong 3 tuần chỉ gồm các loại thực phẩm không có chất gây dị ứng như gạo, khoai tây, cà rốt, bí, bầu, thịt bò. Sau đó lần lượt ăn đến những món nghi ngờ có thể gây bệnh. Ăn đến món nào có xuất hiện biểu hiện nổi mề đay thì nên ghi nhớ và tránh tiếp xúc lại.
-
Bảo vệ trẻ trước thay đổi của thời tiết
Khi trời chuyển lạnh nên mặc ấm cho trẻ, đeo khẩu trang khi ra đường để tránh những tác nhân từ môi trường như khói bụi, phấn hoa…
-
Tăng sức đề kháng
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch cho trẻ.
Trẻ bị dị ứng nổi mề đay có thể xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm vì thế hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất có chuyên khoa dị ứng để được chẩn đoán chính xác, xác định đúng nguyên nhân và điều trị hiệu quả.
Nếu có bất cứ lo lắng, thắc mắc nào về bệnh dị ứng mề đay ở trẻ, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại 024 6253 6649 – 0963 302 349 để được tư vấn, trao đổi với bác sĩ, lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường.
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!