Dị ứng nổi mề đay: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị
Dị ứng nổi mề đay là một trong những bệnh da liễu phổ biến lại thường hay tái phát nên cách trị dị ứng nổi mề đay cũng phức tạp hơn. Tìm hiểu bài viết dưới đây để biểu hiện, nguyên nhân và cách trị bệnh dị ứng mề đay triệt để nhất.
Theo Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn (Giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM), cứ 100 người thì có khoảng 15 – 20 người bị dị ứng nổi mề đay và khả năng tái phát bệnh rất cao.
Theo Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, mề đay là phản ứng viêm của da có cơ chế phức tạp trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học là histamin.
Biểu hiện của dị ứng nổi mề đay
-
Sẩn phù
Đây là thương tổn cơ bản là các sẩn phù kích thước to nhỏ khác nhau, hơi nổi cao trên da, màu sắc hơi đỏ hoặc nhợt nhạt hơn vùng da xung quanh. Kích thước, hình dáng của các mảng sẩn thay đổi nhanh chóng, xuất hiện nhanh và mất đi nhanh.
-
Ngứa
Hầu hết các trường hợp mày đay rất ngứa, càng gãi càng ngứa và nổi nhiều sẩn khác. Nhưng một số trường hợp chỉ châm chích nhẹ hoặc rát bỏng.
-
Phù mạch
Ở những vùng tổ chức da lỏng lẻo như mi mắt, môi, bộ phận sinh dục …có thể xuất hiện ban đỏ, sản phù xuất hiện đột ngột làm sưng to gọi là phù mạch.
Phụ nữ mang thai, sau sinh và trẻ em là hai đối tượng thường bị dị ứng mề đay.
– Tiến triển của bệnh mề đay:
Mề đay có thể xuất hiện và mất chỉ sau vài phút hoặc vài giờ và không để lại dấu vết gì, nhưng bệnh thường tái phát. Theo tiến triển, mề đay được chia thành 2 loại như sau:
- Mề đay cấp tính: Phản ứng xảy ra trong 24 giờ, có thể kéo dài đến 6 tuần.
- Mề đay mãn tính: Là mày đay tồn tại trên 6 tuần, có thể kéo dài hàng năm nếu không loại bỏ được nguyên nhân.
Nguyên nhân dị ứng nổi mề đay
– Mề đay dị ứng tiếp xúc
Người bệnh tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông thú, khói thuốc, hóa chất…qua da hoặc qua đường hô hấp, ăn uống. Dạng mề đay này thường có xu hướng mãn tính, tái phát nhiều lần khi người bệnh tiếp xúc lại với các chất gây bệnh đều bị lại.
– Mề đay dị ứng thời tiết
Khi thời tiết có thay đổi đột ngột, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu đều khiến da bị nổi sẩn, nổi ban rải rá nhất là những vùng tiếp xúc trực tiếp như mặt, tay.
– Do di truyền
Ngoài ra mề đay dị ứng còn có thể gặp ở những người có bố, mẹ bị dị ứng hoặc tự phát không rõ nguyên nhân.
Cách điều trị bệnh dị ứng nổi mề đay
Việc điều trị và dùng phương pháp nào nào phụ thuộc vào loại mày đay, thời gian của bệnh, mức độ và giới tính của bệnh nhân. Nhưng trước hết cần phải xác định và loại bỏ dị nguyên gây bệnh, và tránh tuyệt đối tiếp xúc với dị nguyên này.
Sau đó, việc điều trị được tiến hành theo 3 bước sau:
Bước 1: Tự chăm sóc tại nhà
- Dừng toàn bộ các loại thuốc, thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng nổi mề đay.
- Có thể áp lạnh hoặc tắm lạnh nhưng không tắm nước nóng.
- Tránh ánh nắng trực tiếp.
- Tẩy giun sán, chống táo bón bằng những thức ăn giàu chất xơ, vitamin C.
- Mặc quần áo cotton nhẹ, vừa vặn.
- Không hoạt động quá sức gây đổ mồ hôi
- Giảm tình trạng căng thẳng, stress.
Bước 2: Điều trị cụ thể
– Trường hợp nhẹ chỉ sử dụng kháng histamin H1. Đơn thuốc:
- Loratadin (Clarytin) 10mg x 1 viên
- Cetirizin (Zyrtec) 10mg x 1 viên
- Acrivastin (Semplex) 8mg x 3 viên
– Các trường hợp nặng: Phối hợp kháng histamin H1 với corticoid
– Trường hợp phù mạch cấp tính được chỉ định dùng Epinephrin (adrenalin) kết hợp kháng histamin liều cao.
Lưu ý: Chỉ dùng Corticoid (dạng uống hoặc tiêm) chỉ nên dùng cho điều trị mày đay cấp, nặng, có phù thanh quản hoặc một số trường hợp mày đay do viêm mạch hoặc không đáp ứng với các thuốc kháng histamin.
Bước 3: Phòng tránh
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, vì thế nếu chưa tìm được nguyên nhân, người bệnh cần tuân thủ chế độ kiêng gió lạnh, kiêng nước. Ngoài ra, người bị dị ứng nổi mề đay cần tuân thủ chế độ ăn như sau:
- Nếu ở giai đoạn cấp tính cần giảm ăn đường, muối. Bởi đường trong máu sẽ làm tăng hiện tượng dị ứng, còn muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên.
- Nếu bị phù nề, rịn nước cần giảm thức ăn có nhiều nước như canh, súp và uống ít nước hơn.
- Kiêng những thức ăn có nhiều đạm như tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, trứng và sữa.
- Với trẻ em nên giảm đường, giảm sữa bò đặc và lòng trắng trứng trong bữa ăn hàng ngày.
- Nên có chế độ ăn nhiều vitamin A, B, C như cà chua, cam, chanh và ăn các thức dễ tiêu như khoai lang.
Dị ứng nổi mề đay tương đối phức tạp vì thế quan trọng nhất vẫn là tìm ra căn nguyên, người thường xuyên bị bệnh dị ứng nổi mề đay nên theo dõi chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình để biết nguyên nhân và phòng tránh, điều trị kịp thời.
Xem video PGS.TS Phạm Văn Hiển (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương) chia sẻ về bị ngứa nổi mề đay:
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!