2 cách chữa bệnh mề đay mãn tính hiệu quả, an toàn không nên bỏ qua
Có những cách chữa bệnh mề đay mãn tính nào? Bệnh mề đay là bệnh ngoài da phổ biến, dễ nhận biết nhưng rất khó tìm được nguyên nhân vì thế việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Vậy có những cách trị bệnh mề đay mãn tính hiệu quả, an toàn cao? Cùng camnangbenhdalieu tìm hiểu ngay nhé!
>>> 8 Bài thuốc trị mề đay mãn tính bằng Đông y
>>> 4 Loại thuốc điều trị mề đay mãn tính cho hiệu quả tốt nhất hiện nay
Theo tài liệu Hướng dẫn, chẩn đoán, cách trị bệnh Da liễu của Bộ Y tế, mày đay hay dân gian vẫn quen gọi là bệnh mề đay là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây phù cấp hoặc mãn tính ở trung bì.
Cách chữa bệnh mề đay mãn tính với phương pháp Tây y
Theo BS Nguyễn Hữu Trường, nguyên tắc chung để điều trị mề đay mãn tính là kiểm soát triệu chứng với các thuốc ít độc tính nhất có thể như thuốc kháng histamin và kháng leukotrien.
Một số thuốc ức chế miễn dịch với nhiều độc tính chỉ được sử dụng trong trường bệnh nhân không đáp ứng được với các thuốc trên.
Cụ thể:
Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin được lựa chọn điều trị mề đay mãn tính là thụ thể H1 thế hệ 2 như cetirizin, levocetirizin, loratadin, desloratadin và fexofenadin,…
Thuốc được dùng đều đặn hàng ngày trong giai đoạn đầu, tặng gấp 2-4 lần trong những trường hợp không đáp ứng với liều thông thường.
Dùng thuốc Tây y chữa nổi mề đay cần nghe theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc kháng leukotrien
Các loại thuốc như montelukast hoặc zafirlukast khi dùng phối hợp với thuốc kháng histamin có thể kiểm soát triệu chứng ở một số bệnh nhân mề đay mãn tính không đáp ứng với thuốc kháng histamin đơn thuần.
Thuốc Corticoid
Các dẫn xuất corticoid như dexamethason, prednisolon, methylprednisolon… được dùng cho các trường hợp mề đay mãn tính không đáp ứng với thuốc kháng histamin. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ khi điều trị kéo dai, do đó chỉ dành cho những trường hợp nặng, uống liều thấp, ngắn ngày.
Thuốc Ciclosporin
Được dùng cho bệnh nhân mề đay mãn tính ở mức độ nặng không dáp ứng các loại thuốc trên. Việc chỉ định cần cẩn trọng do thuốc có độc tính cao đối với thận.
Xem video PGS.TS Phạm Văn Hiển (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương) chia sẻ về vấn đề bị nổi mề đay thường xuyên:
Cách điều trị mề đay mãn tính bằng Đông y
Bài thuốc Lục vi gia kinh giới phòng phong
Theo TS.BSCKII. Dương Trọng Nghĩa (Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) cho biết, nguyên nhân gây bệnh mề đay do ngoại nhân và nội nhân. Trong đó, ngoại nhân là do phong hàn hoặc phong nhiệt, nhân lúc cơ thể bị suy yếu, xâm nhập vào cơ thể mà gây bệnh. Còn nội nhân chủ yếu là do cơ thể suy ngược, khí huyết mất cân bằng dẫn tới tình trạng âm huyết bất túc mà sinh bệnh.
Theo đó, mề đay mãn tính ở thể âm huyết bất túc với các triệu chứng như hay tái phát, kéo dài không khỏi. Thường tái phát về chiều và đêm, miệng khô, lưỡi đỏ…
Với thể này, BS Dương Trọng Nghĩa cho biết nguyên tắc điều trị là dưỡng huyết, nhuận táo, trừ phong với bài thuốc Lục vi gia kinh giới phòng phong. Các vị thuốc sử dụng gồm:
- Thục địa (16g)
- Hoài sơn (16g)
- Trạch tả (10g)
- Đan bì (16g)
- Sơn thù (8g)
- Bạch linh (12g)
- Kinh giới (12g)
- Phòng phong (8g)
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống.
Cách chữa bệnh mề đay mãn tính với cây đơn lá đỏ (cây đơn tướng quân)
Theo GS.TS. Phạm Xuân Sinh (Đại học Dược Hà Nội) cho biết, điều trị mề đay mãn tính mẩn ngứa có thể dùng cây đơn lá đỏ.
Theo nghiên cứu cây đơn lá đỏ (Excoecaria cochinchinensis Lour. var. cochinchinensis) có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh vì thế dân gian vẫn dùng để trị nổi mề đay, mẩn ngứa.
Đây là loại cây cao khoảng 2m, thân xống rỗng, ít phân nhánh, lá tập trung ở đầu ngọn, mặt trên của lá có mày lục sẩm mịn như nhung, mặt dưới màu đỏ tím, gân nổi hình mạng lưới. Đây là bộphận dùng làm thuốc.
Một số đơn thuốc thường dùng để trị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng gồm:
- Lá đơn tướng quân, tầm phỏng, mỗi vị 100g sắc uống kết hợp với nấu nước tắm khi còn ấm cho đến khi khỏi.
- Lá đơn tướng quân (25g) kết hợp cùng kim ngân hoa, ké đầu ngựa, lá mã đề, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 tháng, chia làm 3 lần uống trước bữa ăn.
- Lá đơn tướng quân khô 8-12g băm nhỏ sắc uống với 400ml nước còn 100ml chia làm 2 lần uống trong ngày.
Những lưu ý khi điều trị bệnh mề đay
Ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, để đạt được kết quả tốt nhất bệnh nhân nên lưu ý:
- Dừng tất cả các loại thuốc, thực phẩm nếu nghi ngờ đó là chất gây dị ứng.
- Không gãi hoặc chà mạnh lên da gây tổn thương như lở loét, viêm nhiễm.
- Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
- Tẩy giun sán và chống táo bón bằng cách ăn nhiều rau xanh, chất xơ.
- Mặc quần áo nhẹ nhàng, vừa vặn.
- Tránh các hoạt động thể chất nặng gây đổ mồ hôi.
- Cố gắng nghỉ ngơi, giảm căng thẳng stress.
Phòng bệnh mề đay tái phát
Ngoài việc điều trị, dự phòng bệnh tái phát cũng là một trong những nguyên tắc điều trị quan trọng, trong đó cần xác định được nguyên nhân gây bệnh là loại bỏ nó, trong trường hợp bệnh mề đay mãn tính rất khó xác định nguyên nhân, người bệnh càng đặc biệt lưu ý những điểm dưới đây:
- Thận trọng khi dùng bất cứ loại thuốc nào, kể cả thuốc chống dị ứng.
- Cẩn thận với đồ ăn lạ, những thực phẩm có thể gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa, các loại hạt…
- Đề phòng dị ứng thời tiết bằng cách mặc ấm, che chắn khi thời tiết chuyển lạnh.
- Không dùng mỹ phẩm bừa bãi, chỉ nên dùng mỹ phẩm quen thuốc, lành tính.
Mề đay mãn tính là một bệnh thường gặp, hay tái phát, nguyên nhân lại đa đạng nên trước khi dùng cách chữa bệnh mề đay mãn tính nào cũng nên thận trọng và dựa vào nguyên nhân gây bệnh.
Thông tin hữu ích: 3 Cách trị nổi mề đay hiệu quả được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng