4 Loại thuốc trị mề đay mãn tính cho hiệu quả tốt nhất hiện nay

Thuốc trị mề đay mãn tính nên chọn loại nào, sử dụng ra sao để mang lại hiệu quả tốt là vấn đề không phải người bệnh nào cũng biết. Mề đay mãn tính là tình trạng bệnh lý da liễu phổ biến và diễn tiến phức tạp, điều trị khó khăn cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

>> 8 Bài thuốc trị mề đay mãn tính bằng Đông y

>> 3 Cách trị mề đay mãn tính hiệu quả, an toàn

Việc điều trị bệnh phù thuộc vào thời gian bị bệnh, loại mề đay, nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, nguyên tắc điều trị gồm:

  • Xác định và loại bỏ căn nguyên, dị nguyên gây bệnh và tránh tiếp xúc lại.
  • Điều trị cụ thể bằng thuốc nhằm làm giảm, làm mất các triệu chứng, điều chỉnh các rối loạn chức năng, các tổn thường tổ chức bằng cách vô hiệu hóa các chất hóa học trung gian.

Theo Bác sĩ Nguyễn Hữu Trường (TT Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng thuộc Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội) cho biết, nguyên tắc chung trong chữa bệnh mề đay mạn tính là kiểm soát triệu chứng với các thuốc có ít độc tính nhất có thể.

Một số thuốc ức chế miễn dịch có độc tính chỉ sử dụng trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với các thuốc đã kê.

Cụ thể, thuốc trị mề đay mãn tính bao gồm:

1. Thuốc kháng histamin

Histamin là hoạt chất trung gian có vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh mề đay do đó các thuốc kháng histamin H1 được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị bệnh. Một số dẫn xuất kháng histamin H1 thế hệ 2 được sử dụng nhiều hiện nay gồm:

  • Cetirizin
  • Levocetirizin
  • Loratadin
  • Desloratadin
  • Fexofenadin

Ở liều thông thường, các dẫn xuất này có hiệu quả tương đương nhau và kiểm soát được phần lớn các triệu chứng của 80-90% bệnh nhân. Để đạt hiệu quả tối đa, cần dùng thuốc đều đặn hàng ngày thay vì chỉ uống khi có triệu chứng.

Một số thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 (cũ) như:

  • Hydroxyzin
  • Diphenydramin
  • Doxepin

Các dẫn xuất này có thể dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ để giảm triệu chứng ngứa.

So với thế hệ 1, histamin H1 thế hệ 2 ít gây buồn ngủ, tính an toàn cao, ít tác dụng phụ hơn.

2. Các thuốc kháng leukotrien

Leukotrien cũng là một hoạt chất trung gian có vai trò quan trọng trong các phản ứng viêm dị ứng, do đó, các thuốc có tác dụng kháng lại hoạt chất này được thử nghiệm trong điều trị các bệnh dị ứng trong đó có mề đay mạn tính.

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, mốt số thuốc có tác dụng ức chế thụ thể của leukotrien như montelukast hoặc zafirlukast, khi dùng phối hợp với các thuốc kháng histamin có thể kiếm soát triệu chứng ở một số bệnh nhân mề đay mạn tính không đáp ứng với thuốc kháng histamin đơn thuần.

3. Thuốc trị mề đay mãn tính Corticoid

  • Dexamethason
  • Prednisolon
  • Methylprednisolon…

Là các dẫn xuất corticoid được sử dụng khá rộng rãi trong điều trị các trường hợp mề đay mãn tính không đáp ứng với thuốc kháng histamin.

Tuy nhiên, nếu điều trị kéo dài có thể gây một số tác dụng phụ như:

  • Loãng xương
  • Viêm loét dạ dày
  • Tăng huyết áp
  • Dễ gây lệ thuốc vào thuốc.

Vì thế thuốc chỉ dùng cho trường hợp nặng, điều trị liều thấp ngắn ngày (trong 1-2 tuần).

4. Thuốc Ciclosporin

Đây là thuốc ức chế miễn dịch được dùng trong một số trường hợp mạn tính ở mức độ nặng, không đáp ứng với các thuốc kháng histamin, kháng leukotrien và lệ thuộc vào corticoid, ciclosporin.

Các bằng chứng y học cho thấy thuốc đáp ứng tốt cho các trường hợp mề đay mạn tính kéo dài khu dùng ciclosporin ở liều 2-4 mg/kg/ngày. Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi dùng thuốc vì độc tính của thuốc tương đối cao với thận.

Ngoài các nhóm thuốc kể trên, một số thuốc khác cũng được thử nghiệm trong điều trị mề đay mạn tính, tuy nhiên, cần kiểm chứng hiệu quả và độ an toàn trước khi sử dụng rộng rãi như:

  • Methotrexate
  • Cyclophosphamide
  • Globulin miễn dịch liều cao
  • Hydroxychloroquin
  • Sulfasalazin
  • Dapson
  • Tacrolimus
  • Levothyroxin
  • Stanozolol…

Bên cạnh, các nhóm thuốc tân dược kể trên, bệnh nhân có thể cân nhắc trị mề đay mãn tính bằng đông y với những thảo dược được các lương y, bác sỹ y học cổ truyền kê đơn dựa trên tình trạng bệnh cụ thể.

Xem video PGS.TS Phạm Văn Hiển (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương) chia sẻ về bệnh mề đay:

Lưu ý: Một số loại thuốc, kể cả thuốc chống dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân gây mề đay vì thế, việc dùng thuốc trị mề đay mãn tính cần phải có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân không tự ý dùng thuốc, lạm dụng thuốc để tránh những biến chứng, tác dụng phụ của thuốc không đáng có.

Đối với mề đay mạn tính thường liên quan đến các bệnh lí bên trong nên người bệnh cần được khám chuyên khoa, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

Có thể bạn cần: Thuốc điều trị mề đay và những lưu ý cần nhớ khi dùng thuốc

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo