2 nhóm thuốc trị dị ứng da hiệu quả và những lưu ý khi sử dụng

Thuốc chống dị ứng, thuốc trị dị ứng da vẫn có thể gây ra những tác dụng không mong muốn, nếu người bệnh không tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Vậy nên dùng thuốc trị dị ứng thế nào cho an toàn và hiệu quả? Dưới đây là 2 nhóm thuốc được dùng trong điều trị dị ứng và những lưu ý khi dùng.

>> 7 Bài thuốc nam chữa dị ứng da hiệu quả, an toàn với chi phí thấp nhất

>> 4 Loại thuốc bôi trị dị ứng da hiệu quả, người bệnh nên lựa chọn

Dị ứng (hiện tượng mẫn cảm) là một dạng phản ứng có hại của hệ thống miễn dịch đối với bất cứ tác nhân nào từ môi trường sống.

Các loại phản ứng dị ứng và dẫn tới các bệnh lý liên quan đến dị ứng thường gặp nhất là hen phế quản, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, mề đay,… Với các triệu chứng tùy thuộc vào loại bệnh và mức độ mẫn cảm của cơ thể.

Theo đó, có hai nhóm thuốc được dùng trong điều trị bệnh dị ứng gồm thuốc chống dị ứng và thuốc giải mẫn cảm. Cụ thể như sau:

Thuốc trị dị ứng da

Thuốc trị dị ứng da kháng histamin

Đây là một trong những thuốc được dùng để ứng phó với tình trạng dị ứng có tác dụng làm giảm các triệu chứng như mày đay, ngứa, hắt hơi… hoặc chặn các histamine gây ra các triệu chứng trên.

Theo Dược sĩ Hoàng Thu Thủy thuốc kháng histamin được bào chế dưới những dạng sau:

thuốc trị dị ứng da

thuốc trị dị ứng da

+ Kháng histamin đường uống

Gồm hai dạng thuốc viên và dung dịch được dùng cho các bệnh nhân dị ứng ngứa, chảy nước mũi, phát ban (nổi mề đay).

Bao gồm:

  • Loratadin
  • Cetirizin
  • Desloratadin

Tác dụng phụ có thể gặp phải: Có thể gây khô miệng, buồn ngủ, nhất là các kháng histamin thế hệ 1 (diphenhydramin, chlorpheniramin…). Thuốc có thể gây buồn ngủ vì thế không nên dùng khi lái xe hoặc làm các hoạt động đòi hỏi sự tỉnh táo.

+ Kháng histamin dạng xịt, nhỏ mũi

Tác dụng làm giảm hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi. Có thể dùng thuốc:

  • Azelastin
  • Olopatadin…

Tác dụng phụ có thể gặp phải: Chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, khô miệng, nhức đầu, rát mũi, buồn nôn, chảy máu mũi, đau họng và hắt hơi.

+ Kháng histamin nhỏ mắt

Thường được kết hợp với các thuốc khác như ổn định tế bào mast hoặc thuốc thông mũi để giảm bớt các triệu chứng ngứa, tấy đỏ, sưng mắt.

Tác dụng phụ có thể gặp phải: Đỏ mắt, chảy nước mắt, nhức nhẹ, đau đầu và có thể làm tăng nguy cơ viêm mắt khi bạn đeo kính áp tròng.

Các loại thuốc corticoid

Các loại thuốc corticosteroid (viết tắt là corticoid) được dùng trong điều trị dị ứng theo đơn của bác sĩ. Thuốc này bao gồm những dạng thuốc sau:

+ Dạng xịt mũi

Giúp ngăn chặn, làm giảm các triệu chứng dị ứng của viêm mũi dị ững, giúp giảm nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi.

Một số thuốc được sử dụng gồm:

  • Fluticason
  • Mometason
  • Budesonide…

Tác dụng phụ có thể gặp phải: Mùi khó chịu, kích ứng mũi hoặc chảy máu cam.

+ Corticoid dạng hít

Các loại thuốc này có thể phải sử dụng hàng ngày như một phần của điều trị sen suyễn. Một số thuốc được sử dụng gồm:

  • Fluticason
  • Budesonid
  • Beclomethason…

Tác dụng phụ có thể gặp phải: Khô miệng, khô họng và nhiễm khuẩn nấm miệng.

Một số loại thuốc trị dị ứng dạng xịt và hít

Một số loại thuốc trị dị ứng dạng xịt và hít.

+ Dạng thuốc nhỏ mắt

Chỉ dùng để điều trị kích ứng mắt nặng do sốt và viêm kết mạc dị ứng.

Các loại thuốc được sử dụng gồm:

  • Dexamethason
  • Fluorometholon
  • Hay prednisolon…

Tác dụng phụ không mong muốn: Mờ mắt. Nếu dùng kéo dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn mắt, bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể.

+ Thuốc trị dị ứng da – kem bôi da chứa corticoid

Các loại thuốc được dùng gồm:

  • Hydrocortison
  • Triamcinolon
  • Flucina…

Đây là những loại thuốc người dân hay tự ý mua sử dụng, tuy nhiên, nếu dùng trên 1 tuần cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tác dụng phụ có thể gặp: Kích ứng, thay đổi sắc tố da, mỏng da, teo da…

+ Corticoid đường uống

Gồm hai dạng là thuốc viên và dung dịch để điều trị các triệu chứng nghiêm trọng do tất cả các loại phản ứng dị ứng.

Tác dụng phụ: Chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ngắn hạn và dài hạn, vì thế corticoid đường uống thường chỉ được quy định đối với khoảng thời gian ngắn. Sử dụng khoảng thời gian dài có thể gây đục thủy tinh thể, loãng xương, yếu cơ, loét dạ dày, thậm chí chậm phát triển ở trẻ em. Thuốc cũng có thể làm trầm trọng thêm bệnh cao huyết áp.

Đẩy lùi những triệu chứng dị ứng với các loại thuốc đặc hiệu

Đẩy lùi những triệu chứng dị ứng với các loại thuốc đặc hiệu.

Thuốc giảm mẫn cảm đặc hiệu

ThS. Nguyễn Vân Anh cho biết nhóm thuốc này gồm 3 loại thuốc như sau:

Thuốc kháng IgE

Kháng thể IgE có vai trò hết sức quan trọng trọng cơ chế sinh bệnh của nhiều bệnh lý dị ứng. Sự kết hợp của kháng thể IgE này với kháng nguyên gây bệnh sẽ khởi động chuỗi phản ứng viêm dị ứng.

Các thuốc kháng IgE tổng hợp như omalizumab có khả năng liên kết và bất hoạt các kháng thể IgE tự do, gây giảm nồng độ kháng thể IgE tự do trong máu tới 90%.

Omalizumab có hiệu quả tốt trong điều trị các trường hợp hen phế quản nặng và không đáp ứng với các thuốc điều trị khác.

Các thuốc kháng thromboxane A2

Các thuốc kháng thromboxane A2 như ozagrel, ramatroban và seratridust được chứng minh có hiệu quả rõ rệt trong điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Thuốc kháng cytokine của tế bào lympho Th2

Các thuốc ức chế các cytokine của tế bào Th2 có khả năng kiểm soát các bệnh dị ứng, trong đó suplatast là một trong những dẫn xuất đầu tiên của nhóm này.

Thuốc đã được chứng minh có khả năng ức chế sản xuất các kháng thể dị ứng IgE, ngăn ngừa sự xuất hiện các đợt dị ứng cấp tính ở chuột và đang được nghiên cứu sử dụng thuốc này trên lâm sàng.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị dị ứng da

Có rất nhiều loại thuốc chống dị ứng được bào chế dưới nhiều dạng như dạng viên uống, dạng xịt hoặc thuốc trị dị ứng da dạng bôi…Khi dùng các thuốc này cần cảnh giác vì thuốc cũng có thể gây ra các phản ứng phụ. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn Vì thế, bệnh nhân cần tuân thủ theo đơn của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm của thuốc gây nên.

Trước khi sử dụng thuốc trị dị ứng người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết nếu mình đang mang thai, cho con bú, tăng huyết áp, đái tháo đường, loãng xương… hoặc đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

Trong quá trình điều trị cần theo dõi tác dụng của thuốc, đặc biệt là tác dụng phụ và thông báo cho bác sĩ biết khi mình gặp phải những bất thường để có cách xử trí kịp thời, thích hợp, tránh tái biến do thuốc trị dị ứng da gây ra.

Xem thêm Video Cảnh báo dị ứng nặng do tự dùng thuốc:

Thông tin hữu ích: 3 Nguyên tắc chữa dị ứng da cho hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ 

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo