8 bài thuốc trị mề đay mãn tính bằng đông y

Trị mề đay mãn tính bằng Đông y là phương pháp điều trị bệnh được nhiều người lựa chọn. Thuốc sử dụng những nguyên liệu thảo dược quý có tác động trực tiếp vào căn nguyên của bệnh và tăng cường cho sức khỏe, điều trị bệnh từ bên trong, ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

>> 6 Cách trị nổi mề đay dân gian đơn giản, hiệu quả 

>> Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị mề đay mãn tính

Nguyên tắc điều trị mề đay mãn tính trong Đông y

Y học cổ truyền chia mề đay ra thành nhiều thể khác nhau dựa trên cơ chế sinh bệnh để điều trị với các bài thuốc thích hợp. Theo đó, mề đay mãn tính là mày đay tồn tại trên 6 tuần, có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm nhưng hầu hết lại không rõ căn nguyên.

Vì vậy trước khi sử dụng bất cứ phương pháp gì, bài thuốc nào người bệnh cũng nên đến khám tại các cơ sở chuyên khoa để được chấn đoán chính xác tình trạng và nguyên nhân trước tiên.

Nguyên tắc điều trị mề đay mãn tính theo Đông y là tiêu độc, trừ tà, lợi tiểu, an thần và chống dị ứng trong đó lấy tiêu độc trừ tà là khâu quyết định.

Theo thống kê của bệnh viện Da liễu, bệnh mề đay ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số, trong đó triệu chứng mề đay dị ứng thời tiết gây nhiều khó chịu nhất cho bệnh nhân. Không dễ loại bỏ các biểu hiện mề đay, nó sẽ đeo bám người bệnh dai dẳng gây ngứa ngáy dữ dội, càng gãi càng ngứa khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi và chán nản.

Những bài thuốc điều trị mề đay mãn tính bằng Đông y

Dưới đây, giới thiệu một số bài thuốc trị bệnh mề đay theo thể (nguyên nhân) như sau:

1. Bài thuốc Ngân kiều tán trị bệnh mề đay theo thể phong nhiệt

– Vị thuốc: 10g kim ngân, 10g liên kiều, 15g sinh địa, 15g phù bình, 10g bạc hà, 15g trúc diệp, 10g ngưu hoàng, 15g lô căn, 15g ké đầu ngựa, 10g kinh giới.

– Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống.

– Tác dụng: Trừ phong, thanh nhiệt. Tốt cho người bị mề đay cấp, ngứa dữ dội, sưng họng, buồn nôn, sốt, khi gặp nóng thì bệnh nặng lên.

2. Bài thuốc Quế chi thang trị mề đay thể phong hàn

– Vị thuốc: 5g quế chi, 10g can khương, 5g tế tân, 10g phòng phong, 10g bạch chỉ, 5g tử tô, 10g ma hoàng, 10g kinh giới.

– Tác dụng: trừ phong, tán hàn. Tốt cho người bị ngứa, sẩn phù, gặp gió lạnh thì nặng lên, thời tiết ấm thì triệu chứng giảm.

3. Bài thuốc Lục vị gia kinh giới phòng phong trị mề đay thể âm huyết bất túc

– Vị thuốc: 16g thục địa, 16g hoài sơn, 10g trạch tả, 16g đan bì, 8g sơn thù, 12g bạch linh, 12g kinh giới, 8g phòng phong.

– Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang chia làm 2 lần uống.

– Tác dụng: Dưỡng huyết, nhuận táo, trừ phong. Tốt cho mề đay tái phát, kéo dài không khỏi, tái phát về đêm.

4. Bài thuốc Trừ thấp vị linh thang trị thể tỳ vị thấp nhiệt

– Vị thuốc: 12g bạch truật, 4g cam thảo, 12g hậu phác, 12g hoạt thạch, 12g mộc thông, 4g nhục quế, 12g phòng phong, 12g sơn chi, 12g thương truật, 12g trạch tả, 12g trần bì, 12g trư linh, 12g xích linh.

– Tác dụng: Thanh nhiệt hóa thấp, kiền tỳ hòa vị. Tốt cho người bị nổi mẩn ngứa kèm theo đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, buồn ngủ, sốt.

Theo TS.BSCKII. Dương Trọng Nghĩa ( Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam)

5. Bài Ma hàng thang gia giản trị mề đay phong hàn

– Vị thuốc: Ma hoàng (nướng), Quế chi đều 6g, Bạch thược (sao),Hạnh nhân, Khương hoạt, Đảng sâm, Tô diệp đều 10g, Đại táo 7 quả, Gừng tươi 3 lát.

– Cách dùng: Đem sắc uống ngày 1 tháng, uống trong 7 ngày liền.

– Tác dụng: Trị mày đay nổi từng đám trắng nhạt, gặp gió lạnh bệnh phát ngứa ngáy, không đau nhức xương khớp.

6. Bài Phòng phong thang trị phong thấp

– Vị thuốc: Kinh giới 6g, Phòng phong 6g, Thuyền thoài 10g, Khổ sâm 30g, Thạch cáo (sống) 30g, Tri mẫu 10g, Đơn bì 10g, Xích thược 15g, Thổ phục linh 15g, Địa phu tử 15g.

– Cách dùng: Đem sắc uống ngày 1 thang, uống 7 ngày liền.

– Tác dụng: Trị mày đay màu trắng, hơi hồng, thân thể nặng, nước tiểu trong hoặc hơi đục, có rêu lưỡi trắng, nhờn.

 (Theo Lương y Vũ Quốc Trung)

7. Bài thuốc Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm trị mày đay thể phong hàn

– Vị thuốc: Hoàng kỳ 8g, Quế ch 8g, Bạch thược 8g, Sinh khương 6g, Đại táo 12g, Đẳng sâm 12g, Kinh giới 12g, Phòng phong 12g, Bạch chỉ 8g, Ma hoàng 6g

(Nếu táo bón dùng thêm đại hoàng 6g, hoặc nếu do ăn uống dị ứng thêm sơn tra, thần khúc, hoắc hương mỗi vị 8-12g).

– Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.

8. Cây đơn lá đỏ trị dị ứng, mề đay mẩn ngứa

– Vị thuốc: Lá đơn tướng quân 8-12g, băm nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml chia làm 1 lần uống trong ngày.

Hoặc:

  • Lá đơn tướng quân 15g
  • Sài đất 12g
  • Kim ngân hoa 12g
  • Cỏ nhọ nồi 12g
  • Núc nác 8g
  • Thổ phục linh 12g
  • Đan bì 10g
  • Xích thược 10g
  • Đương quy vĩ 10g

– Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang

– Tác dụng: Bổ huyết, dùng trong trường hợp bị dị ứng, lở ngứa, nổi sẩn.

Lưu ý: Những bài thuốc trị mề đay mãn tính bằng đông y này dựa trên tình trạng bệnh nhân cụ thể, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc, cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của các lương y, bác sĩ y học cổ truyền.

Xem video PGS.TS Phạm Văn Hiển (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương) chia sẻ về bệnh nổi mề đay:

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo