Mề đay ở trẻ em: Chớ coi thường, hãy điều trị dứt điểm nếu không muốn con bị ảnh hưởng
Chắc hẳn ai cũng sẽ giật mình khi biết 20% số trẻ em bị mề đay, trong đó có đến một nửa số bệnh nhi bị biến chứng như sốc phản vệ, nguy hiểm tính mạng do phụ huynh xem nhẹ các triệu chứng. Con số này là thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế cho thấy bệnh mề đay ở trẻ em là căn bệnh tuyệt đối không được coi thường. Vậy bệnh mề đay ở trẻ em nguy hiểm ra sao và cách chữa nào hiệu quả nhất?
Sau đây, chuyên mục sẽ có phần trao đổi chi tiết với Lương y, Bác sĩ Đỗ Minh Tuấn, nguyên Phó giám đốc phụ trách chuyên môn tại Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc, Giám đốc nhà thuốc Đỗ Minh Đường về bệnh mề đay ở trẻ em và cách điều trị.
Mề đay ở trẻ em – hãy hiểu bệnh trước khi trị bệnh
Phóng viên: Chào Lương y Đỗ Minh Tuấn, bệnh mề đay mẩn ngứa ở trẻ em là gì và có triệu chứng ra sao?
Lương y, Bác sĩ Đỗ Minh Tuấn: Mề đay thực chất là phản ứng của mao mạch trên da, tổn thương cơ bản nhất là các sẩn phù có kích thước khác nhau. Sẩn phù hơi nổi cao trên bề mặt da, màu sắc hơi đỏ hoặc nhợt nhạt hơn vùng da xung quanh. Các sẩn phù này thay đổi nhanh chóng, xuất hiện nhanh và cũng mất đi rất nhanh.
>> Nên đọc: Triệu chứng trẻ bị dị ứng nổi mề đay và cách điều trị
Dấu hiệu bệnh mề đay thường gặp nhất hiện nay
Đa số các trường hợp, người bệnh sẽ cảm thấy rất ngứa, khi bị ngứa, bệnh nhân thường có thói quen gãi. Tuy nhiên, gãi ngứa sẽ tạo nên vòng luẩn quẩn “ngứa – gãi – ngứa”, chỉ làm dễ chịu và “đã ngứa” nhất thời nhưng sẽ gây tổn thương và để lại kích thích ở da.
Ở trẻ em, hiện tượng gãi nhiều gây tổn thương dẫn đến viêm nhiễm càng dễ gặp hơn do các bé không làm chủ được hành động của mình.
Ở một số vùng da nhạy cảm như mi mắt, môi, cơ quan sinh dục ngoài…các ban đỏ, sẩn phù xuất hiện đột ngột có thể làm sưng to một vùng hay còn gọi là phù mạch.
Phù mạch còn xuất hiện ở những cơ quan nội tạng bên trong như thanh quản, ống tiêu hóa gây khó thở, đau bụng quặn, tụy huyết áp, rối loạn nhịp tim và nguy hiểm hơn cả là sốc phản vệ.
Phóng viên: Xin Lương y vui lòng giải thích cặn kẽ về nguyên nhân gây mề đay mẩn ngứa ở trẻ em được không?
Lương y, Bác sĩ Đỗ Minh Tuấn: So với người lớn, trẻ em thường dễ mắc phải bệnh mề đay hơn vì cơ thể các bé còn non nớt, chưa hoàn thiện, làn da mỏng manh và nhạy cảm. Về cơ bản, bệnh mề đay ở trẻ em có xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau đây:
Cảnh giác với các nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay ở trẻ em
-
Do cơ địa: Nhiều em nhỏ bị dị ứng với các loài động vật có lông như chó, mèo hoặc các loại cây, hoa có nhiều lông tơ, hương thơm đặc trưng. Không ít trường hợp các em nhỏ bị dị ứng nặng với lông động vật dẫn đến ngứa ngáy khắp cơ thể, thậm chí gây khó thở và phải đi cấp cứu ngay lập tức.
-
Do côn trùng cắn, đốt: Có rất nhiều loại côn trùng khi đốt/cắn có thể khiến cho các em nhỏ bị nổi mề đay như kiến, ong, bọ chét, bướm, nhện…
-
Do ăn uống: Cơ thể trẻ em non nớt rất dễ gặp phải tình trạng dị ứng với những thực phẩm như: Lạc, trứng, sữa, quả óc chó, hồ đào, các loại hải sản, thủy sản (nhất là tôm, cua, ghẹ), dừa…
-
Do thời tiết: Bệnh mề đay ở trẻ em có thể xuất hiện trong thời tiết lạnh hoặc trong những thời điểm nhiệt độ thay đổi đột ngột, mưa nồm ẩm ướt. Một số trường hợp trẻ đang ở nơi có nhiệt độ thấp lại được sưởi ấm quá mức cũng có thể bị dị ứng.
-
Do bị bệnh hoặc sử dụng thuốc: Hiện tượng nổi mề đay ở trẻ em còn xuất phát từ nguyên nhân dùng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc gây phản ứng với cơ thể các bé.
Ngoài ra, có đến 50% trường hợp không xác định được căn nguyên gây bệnh hay còn gọi là mề đay tự phát.
Phóng viên: Nhiều ý kiến cho rằng mề đay ở trẻ em có thể gây những biến chứng nguy hiểm, triệu chứng của bệnh đôi khi còn rất dễ nhầm lẫn với bệnh lupus ban đỏ hay rubella, xin hỏi thực hư của việc này là như thế nào, thưa bác sĩ?
Lương y, Bác sĩ Đỗ Minh Tuấn: Có rất nhiều bệnh gây phát ban, mề đay nguy hiểm như sốt xuất huyết và 2 bệnh bạn đã kể trên. Khi bị mề đay thông thường chỉ xuất hiện các sẩn phù đi kèm triệu chứng ngứa và sẽ tự mất trong vòng 24 giờ có khi không cần điều trị, tuy nhiên, cũng có trường hợp bị mề đay đi kèm các triệu chứng khó thở, nôn mửa, thậm chí là sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Riêng với những bệnh còn lại thường đi kèm các biểu hiện đau nhức xương khớp, nóng sốt.
Vì thế khi có triệu chứng nổi mề đay đi kèm các biểu hiện khác như khó thở, nóng sốt, đều phải đưa trẻ đếm khám tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Chữa mề đay – trị nhanh không bằng trị dứt điểm
Phóng viên: Chuyên mục nhận được nhiều câu hỏi về mẹo chữa mề đay bằng cách sao lá khế chua rồi chườm nóng lên vùng bị sẩn phù, xin hỏi cách này có hiệu quả không?
Lương y, Bác sĩ Đỗ Minh Tuấn: Hầu hết các bài thuốc dân gian đều chưa kiểm chứng kết quả vì thế không thể khẳng định là có tác dụng thật hay không. Tuy nhiên, chính vì chỉ thông qua truyền miệng nên độ xác thực không cao.
Cách chữa mề đay bằng lá khế chườm nóng là sai nguyên tắc điều trị ngứa vì để giảm ngứa nên chườm lạnh chứ không chườm nóng. Cảm giác lạnh và cảm giác ngứa có cùng 1 dây thần kinh dẫn truyền, vì thế nên kích thích lạnh bằng cách chườm hoặc tắm nước lạnh để giảm bớt ngứa.
Ngoài ra, việc chườm nóng ở trẻ em có thể gây phỏng da, nguy cơ lá khế không được rửa sạch vẫn còn lông sâu sẽ lại càng gây ngứa cho trẻ. Vì thế, chúng tôi khuyên người nhà bệnh nhi không nên tự ý dùng các phương pháp dân gian.
Phóng viên: Để điều trị mề đay mẩn ngứa ở trẻ em nên chọn cách nào hiệu quả nhất, thưa bác sĩ?
Lương y, Bác sĩ Đỗ Minh Tuấn: Điều trị bệnh mề đay trước hết phải loại bỏ được dị nguyên gây bệnh, tránh tiếp xúc sau đó dùng các phương pháp phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. Hiện nay, ngoài phương pháp dân gian thường được áp dụng nhưng hiệu quả chưa được kiểm chứng có 2 cách được y học nước ta áp dụng là tây y và đông y. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng nhưng nhìn chung nếu lựa chọn giải pháp an toàn và lâu dài cho trẻ em thì nên lựa chọn đông y. Cụ thể:
– Trị mề đay ở trẻ em bằng tây y: Nhanh nhưng không khỏi hẳn
Theo tây y, mề đay là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố dị nguyên đa số thông qua kháng thể IgE, trong đó có vai trò quan trọng của các chất trung gian hóa học, nhất là histamin.
Không nên lạm dụng thuốc tây để trị bệnh mề đay cho trẻ vì đây là “con dao hai lưỡi” rất nguy hiểm với sức khỏe của trẻ.
Mục đích điều trị là làm giảm các triệu chứng dị ứng, điều chỉnh rối loạn chức năng, các tổn thương bằng cách vô hiệu hóa các chất hóa học trung gian.
Việc dùng thuốc chủ yếu là dùng thuốc kháng histamin H1 cho các trường hợp nhẹ. Các trường hợp nặng cần phối hợp giữa kháng histamin H1 với corticoid.
# Ưu điểm:
- Phương pháp tây y có hiệu quả nhanh vì thế rất phù hợp nếu bệnh nhân đang trong cơn nguy cấp, có biểu hiện suy hô hấp, sốc.
- Bệnh nhân được làm các xét nghiệm cần thiết để xác định rõ nguyên nhân, tuy nhiên, rất nhiều trường hợp cũng khô thể tìm ra nguyên nhân đặc biệt là mề đay mãn tính.
# Nhược điểm:
- Không thể áp dụng cho bệnh mề đay mãn tính, kéo dài, hay tái phát vì thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
- Việc dùng thuốc chỉ có tác dụng làm giảm ngứa không có tác dụng trị bệnh dứt điểm.
- Thuốc được sử dụng nhiều nhất trong điều trị mề đay là thuốc kháng histamin gây tác dụng phụ phổ biến nhất là buồn ngủ sẽ ảnh hưởng đến việc học tập. Ngoài ra, còn một số tác dụng phụ khác như táo bón, khô miệng.
- Hơn 50% số bệnh nhân bị mề đay vô căn không thể dùng được thuốc corticoid.
Với những nhược điểm này, nên cân nhắc đến phương pháp đông y để trị mề đay vì đây là cách chữa rất an toàn, lành tính hoàn toàn phù hợp với trẻ em.
– Trị mề đay bằng đông y: Chậm nhưng chắc
Đông y luôn lấy căn nguyên làm nguyên tắc điều trị vì thế đa số bệnh nhân đều được điều trị tận gốc. Với bệnh mề đay, y học cổ truyền lấy việc tiêu độc trừ tà làm khâu quyết định, ngoài ra có giúp lợi tiểu, an thần.
Phóng viên: Nghe nói nhà thuốc Đỗ Minh Đường hiện có bài thuốc trị mề đay mẩn ngứa vô cùng công hiệu, có thể dùng cho cả trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú,… Xin bác sĩ giới thiệu thông tin chi tiết về bài thuốc?
Lương y, Bác sĩ Đỗ Minh Tuấn:
Bài thuốc đặc trị mề đay của dòng họ Đỗ Minh đã có từ gần 150 năm trước. Tuy nhiên, để phù hợp hơn với môi trường sống và cơ địa người hiện đại, tôi đã tiến hành nghiên cứu để gia giảm các thành phần, tỷ lệ dược liệu trong bài thuốc để hiệu quả chữa bệnh đạt được tốt nhất.
Thuốc đông y dạng cao vừa hiệu quả, vừa dễ uống hoàn toàn phù hợp với trẻ.
Ngoài ra, để quá trình sử dụng thuốc thuận tiện hơn, chúng tôi đã tiến hành bào chế bài thuốc thành dạng cao. Tất cả các loại thảo dược sau khi kết hợp theo công thức bí truyền của dòng họ Đỗ Minh sẽ được trải qua quá trình đun sắc ở nhiệt độ 55 độ C trong 48h đồng hồ, nhờ đó các dược tính quý giá sẽ được bảo tồn tối đa và phát huy tác dụng chữa bệnh.
Đặc biệt, chúng tôi rất quan tâm tới nguồn dược liệu sạch. Vì vậy, nhà thuốc Đỗ Minh Đường chỉ thu thập thảo dược từ những cơ sở trồng và bào chế dược liệu có cấp phép hoạt động chính thống bởi nhà nước và có chứng nhận CO – CQ.
Nhờ thành phần thảo dược 100% nên bài thuốc trị mề đay mẩn ngứa của Đỗ Minh Đường rất an toàn, lành tính, có thể dùng cho cả phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, phụ nữ sau sinh,…
Để làm nên công dụng chữa bệnh toàn diện nhất, bên cạnh việc tập trung điều trị nguyên nhân gây bệnh, chúng tôi còn kết hợp Bài thuốc đặc trị mề đay mẩn ngứa với Bài thuốc bổ gan, dưỡng huyết và Bài thuốc bổ thận, giải độc giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Thành phần: Diệp hạ châu, hạ kho thảo, sài đất, bồ công anh kim ngân hoa, nhân trần, tơ hồng xanh. Tác dụng: Mát gan, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, đặc trị mề đay, mẩn ngứa dị ứng.
Thành phần: Cà gai, lá chanh, sài hồ nam, ngải cứu, bách bộ, tơ hồng xanh, xích đồng đỏ. Tác dụng: Bổ gan, nhuận gan, tăng cường chức năng gan, dưỡng huyết, giải độc, tăng cường sức đề kháng.
Thành phần: Hoàng kỳ, hạnh phúc, xích đồng, tơ hồng xanh, cà gai, bách bộ, bồ công anh, nhân trần. Tác dụng: Bổ thận, giải độc, tăng cường chức năng thận, tăng cường sức đề kháng, ngăn không cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. |
Phóng viên: Cha mẹ nên chăm sóc trẻ em bị mề đay mẩn ngứa như thế nào để hiệu quả chữa bệnh cao, thưa bác sĩ?
Lương y, Bác sĩ Đỗ Minh Tuấn:
-
Trước hết cần tìm ra tác nhân gây hại để loại bỏ chúng. Nếu tác nhân là do thức ăn thì có thể tìm cách để loại bỏ ra ngoài thông qua hệ bài tiết hoặc kích thích gây nôn. Trường hợp do va quẹt cần loại bỏ vật dụng đó. Nếu côn trùng cắn, chích cần nhanh chóng làm sạch vết thương, thoa thuốc chuyên dụng.
-
Lúc này cha mẹ nên chú ý đến thực đơn của bé. Theo đó cần tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa đặc có đường, bơ sữa, hải sản, trứng tươi,… Đồng thời nên giảm lượng muối khi chế biến thức ăn cho con.
-
Đảm bảo cơ thể của bé luôn được sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát, co dãn tốt, thấm hút mồ hôi cao. Không mặc những quần áo chất liệu len dễ gây cọ vào da khiến bé khó chịu hay làn da bị tổn thương nhiều hơn.
-
Tắm cho bé bằng nước ấm vừa đủ. Dùng xà phòng chuyên dùng cho bệnh mề đay để sử dụng. Tắm cho bé thật nhẹ nhàng, tuyệt đối không chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương.
-
Tránh để bé gãi, cào lên vùng da, hãy cắt ngắn móng tay cho con. Tốt nhất nên đeo bao tay cho bé.
-
Tăng cường các dưỡng chất cho cơ thể, nhất là các vitamin, khoáng chất, nước vừa giúp cơ thể thanh lọc, giải độc vừa tăng cường sức đề kháng để đẩy lùi tác nhân gây bệnh.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ươngcho biết: “Bệnh mề đay là một bệnh tương đối khó điều trị, đặc biệt lại là đối tượng trẻ em. Việc lạm dụng thuốc tây ở trẻ em rất nguy hiểm vì có thể gây ra hiện tượng “nhờn thuốc” chính vì thế nhiều người tìm đến đông y. Nhưng cũng có những bất cập nhất định vì thuốc đông y vốn lấy việc điều trị từ sâu bên trong do đó thời gian điều trị khá dài. Trong khi đó, rất khó để trả uống những bát thuốc bắc như thông thường.
Vì thế, tôi đánh giá cao bài thuốc của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã giải quyết được gần như những nhược điểm của thuốc đông y là dùng dưới dạng cao, mùi thơm dịu nhẹ thích hợp với đối tượng là trẻ nhỏ. Về thời gian điều trị 2-3 tháng được cho là dài nhưng nếu trị dứt điểm thì nó lại là ngắn so với việc bệnh cứ lặp đi lặp lại”.
Bác sĩ CKII. Lê Hữu Tuấn (Nguyên PGĐ Phụ trách chuyên môn Bệnh viện YHCT Trung ương) chia sẻ ý kiến: “Đông y vốn là thế mạnh của y học nước ta vì thành phần các dược liệu đều từ thiên nhiên rất phù hợp cho các bệnh mãn tính như mề đay. Với bài thuốc của nhà thuốc Đỗ Minh Đường, đây là thuốc gia truyền nhưng đã được phát triển để phù hợp với nhịp sống hiện đại không chỉ ở dạng thuốc cao mà một số thành phần có vị ngọt lại có tác dụng giải nhiệt là một sự sáng tạo đáng ghi nhận”.
>> Nhà thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh << – Lương y, Bác sĩ Đỗ Minh Tuấn, truyền nhân đời thứ 5 Dòng họ Đỗ Minh, một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Y học cổ truyền. – Nhà thuốc Đỗ Minh Đường là địa chỉ uy tín, được giới chuyên gia đánh giá cao, được người bệnh tin tưởng bình chọn giải thưởng Cup vàng “Sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng năm 2017“ – Tất cả dược liệu được dùng tại Nhà thuốc là thảo dược sạch 100%. Thuốc được bào chế dạng cao dễ sử dụng, thuận tiện mang theo người. *Để biết thêm thông tin, hiểu rõ hơn về Nhà thuốc Đỗ Minh Đường và các bài thuốc điều trị tại Nhà thuốc, quý độc giả vui lòng liên hệ tới Nhà thuốc: Cơ sở Hà Nội – Địa chỉ: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình – Hotline: 024 6253 6649 – 0963 302 349 – Zalo: 0963 302 349 Cơ sở Hồ Chí Minh – Địa chỉ: Số 100 đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh – Hotline: 028 3899 1677 – 0938 449 768 – Facebook: Nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh Đường – Website: dominhduong.com |
Cảm ơn Lương y, Bác sĩ Đỗ Minh Tuấn vì những chia sẻ rất hữu ích. Chúc Y Bác sĩ sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: