Cách nhận biết triệu chứng nổi mề đay thường gặp khi mắc bệnh
Tìm hiểu và nắm rõ các triệu chứng nổi mề đay sẽ giúp bạn chủ động phát hiện, từ đó tiến hành điều trị bệnh kịp thời, tránh những biến chứng khôn lường. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu cảnh báo bệnh nổi mề đay ngay sau đây cùng camnangbenhdalieu nhé!
>>> Nổi mề đay có nguy hiểm không? – Những biến chứng “đáng sợ” không thể bỏ qua
>>> Khó có thể ngờ đây là 4 thủ phạm gây nổi mề đay hàng đầu
PGS.TS. Nguyễn Văn Đoàn (GĐ Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai – Hà Nội cho biết, bệnh mề đay hay còn gọi là mày đay là một bệnh phổ biến, chiếm khoảng 19-24% trong tổng số những người mắc bệnh da liễu.
Về nguyên lí, dị ứng nổi mề đay là một sai sót trong hoạt động của hệ thống miễn dịch khi có sự xâm nhập của các chất lạ nào đó, y học gọi là “dị nguyên”. Các chất lạ này là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt phản ứng quá mẫn trong cơ thể.
Hậu quả của nó là giải phóng chất histamin có sẵn trong tế bào da, gây ra các triệu chứng như mẩn ngứa, nổi ban đỏ, phù nề ở da hoặc thậm chí gây co thắt phế quản, khó thở.
Không chỉ vậy, sự xâm nhập của các chất lạ đó theo một quy trình nhất định sẽ làm cho chức năng gan của người bệnh suy giảm, người bệnh có thể mắc các bệnh về gan như viêm gan virus, gan nhiễm mỡ, xơ gan… Thông thường, căn nguyên của các bệnh này là do cơ thể bị ứ đọng các độc tố, nhiệt độc trong máu và phát tán qua da gây mẩn ngứa.
Triệu chứng nổi mề đay, nguyên nhân gây ra các dạng mề đay
Triệu chứng thông thường của bệnh mề đay.
Mề đay dị ứng
Sau khi dùng thuốc, thức ăn hoặc tiếp xúc với dị nguyên người bệnh sẽ có giảm giác nóng bừng, ngứa xuất hiện sớm chỉ trong vài phút. Bệnh nhân sẽ bị mất ngủ vì ngứa, càng gãi càng ngứa và làm sẩn phù to nhanh hoặc xuất hiện những sẩn phù khác. Sẩn phù có màu hồng, đỏ đường kính vài milimet đến vài cm. Cảm giác râm ran như côn trùng đốt ở một vài chỗ trên da.
Nguyên nhân gây nổi mề đay dị ứng có thể là do thời tiết, phấn hoa, chất liệu quần áo, bụi bẩn, thực phẩm, thuốc…
Các vị trí dị ứng da có thể ở đầu, mặt, cổ, tứ chi hoặc toàn thân. Một số trường hợp, có các triệu chứng kèm theo như khó thở, đau bụng, đau khớp, chóng mặt, buồn nôn, sốt cao.
Mề đay tiếp xúc
Khi tiếp xúc với những chất như mỹ phẩm, hóa chất có thể gây nổi mề đay tại chỗ trong vài phút đến vài giờ. Cũng có trường hợp bị mày đay do găng tay cao su.
Mề đay do côn trùng đốt
Đây là mày đay dạng sẩn do tăng mẫn cảm với các vết đốt của côn trùng như muỗi, mòng, bọ chét, mạt, kiến, râu róm… Triệu chứng có thể là những dát, nốt sẩn tụ thành từng đám chủ yếu là ở vùng da trần. Vị trí thường gặp là chân, tya, đầu, mặt và cổ. Triệu chứng điển hình là rất ngứa, thường gãi trầy xước.
Mề đay vật lý
Là những rát sẩn xảy ra sau một tác nhân vật lý nào đó như nóng, lạnh, làm việc mệt mỏi…
Mề đay không rõ nguyên nhân
Các biểu hiện như sẩn, ngứa có xu hướng diễn biến tự mất rồi tái lại. Nặng hơn về ban đâm gây cảm giác khó chịu, buồn bực. Thời gian kéo dài hơn 6 tháng hoặc tới 10 năm.
Tiến triển của bệnh mề đay và biến chứng
Bệnh mề đay có thể phát triển theo 4 cấp độ và ngày càng trở nên khó chữa, gây nhiều biến chứng, cụ thể như sau:
Nổi mề đay cấp độ 1
Triệu chứng của mề đay cấp độ 1 thường là mẩn ngứa thông thường. Những mảng ngứa có màu hồng, không nổi gờ, có thể xuất hiện và biến mất nhanh chóng.
Nổi mềđay cấp độ 2
Dấu hiệu điển hình của người bệnh là phù mí mắt, niêm mạc, môi, lưỡi… Người bệnh có thể cảm thấy ngứa hoặc không.
Nổi mề đay cấp độ 3
Ở cấp độ 3, da dễ bị kích ứng, dễ bị nổi lên những vết sần màu hồng và gây cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu.
Nổi mề đay cấp độ 4
Ở cấp độ này, sẽ xuất hiện hiện tượng phù Quinncke. Đây là cấp độ bệnh nặng của bệnh nổi mề đay mẩn ngứa.
- Nếu phù Quinncke xuất hiện ở niêm mạc của đường hô hấp khi bị tổn thương có thể gây khó thở
- Tổn thương ở niêm mạc dạ dày của người bệnh sẽ gây ra nhưng cơn đau bụng.
- Nếu như xuất hiện triệu chứng phù ở lưỡi hay thanh quản hầu sẽ gây nên suy hô hấp, trong trường hợp này bệnh nhân sẽ phải đi cấp cứu nếu không sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng.
Triệu chứng bệnh mề đay theo từng giai đoạn
Ở bệnh nổi mề đay, các bác sĩ chia thành nhiều cấp độ bệnh, mỗi cấp độ sẽ có những biểu hiện không giống nhau. Triệu chứng nổi mề đay sẽ chia làm hai dạng: cấp tính và mãn tính.
Triệu chứng mề đay theo 2 giai đoạn chính.
Triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa cấp tính
Nổi mề đay cấp tính thường xảy ra đột ngột khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng như thời tiết, khói bụi, phấn hoa, hải sản, thuốc…
Trong đó, dị ứng thời tiết nổi mề đay là hiện tượng thường gặp. Theo đó, khi thời tiết thay đổi đột ngột, đang nóng chuyển lạnh hoặc đang lạnh chuyển nắng ấm sẽ khiến người bệnh dễ bị nổi mề đay, mẩn ngứa.
Các biểu hiện của bệnh nổi mề đay sẽ biến mất trong khoảng vài giờ hoặc vài ngày, nhưng cũng có thể kéo dài hơn 1 tuần, thời gian dài ngắn phụ thuộc vào mức độ bệnh. Thông thường, các dấu hiệu nổi mề đay tại vị trí da bị dị ứng sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ (hay còn gọi ban đỏ) rất ngứa và có xu hướng lan rộng khắp người.
Các hiện tượng nổi mề đay này không có dấu hiệu báo trước mà có thể bộc phát bất cứ lúc nào, bất cứ vị trí nào trên cơ thể.
Ngoài ra, ở một số bệnh nhân dị ứng với mức độ nặng, triệu chứng nổi mề đay có thể tiến triển nặng hơn với hiện tượng phù mạch (phù quincke), khiến cho cả một vùng da sưng tấy. Khi đó, bệnh nhân sẽ thấy da có cảm giác căng nhiều hơn ngứa, kèm với những triệu chứng toàn thân như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu. Trường hợp nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu.
Bệnh mề đay cấp tính còn có một dạng khác nguy hiểm hơn, đó là nổi mề đay khổng lồ. Khi mắc phải dạng bệnh này, bệnh nhân không bị ngứa ngáy khủng khiếp như những trường hợp bình thường mà khắp mặt từ mắt, môi hoặc cơ quan sinh dục bị sưng phù, căng tức vô cùng khó chịu. Ở mức độ nặng, nhiều bệnh nhân còn bị ảnh hưởng đến hệ hô hấp khiến người bệnh không thở được phải đi cấp cứu.
Triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa mãn tính
Bệnh mề đay cấp tính thường chỉ xuất hiện nhiều nhất là vài tuần vì thế, nếu sau 8 tuần mà các dấu hiệu nổi mề đay chưa hết, bệnh nhân có thể đã bị bệnh mề đay mãn tính.
Không ít bệnh nhân bị dị ứng thời tiết nổi mề đay mãn tính. Cứ khi nào thời tiết thay đổi là cơ thể bị nổi mề đay. Cơ thể được ví von như một “chiếc máy dự báo thời tiết” vậy.
Điều trị bệnh mề đay mãn tính có những thay đổi phức tạp hơn do những triệu chứng biểu hiện của bệnh mề đay cũng đa dạng hơn. Các vùng da bị bệnh xuất hiện những vết sẩn ngứa có hình tròn, vòng hoặc thành những vết dài ngoằn ngoèo, có khi bị xuất huyết. Những chỗ nổi mề đay mẩn ngứa sẽ nổi lên các vết phỏng, mụn nước. Những mụn phỏng nước này nếu không cẩn thận khi vỡ ra có nguy có gây nhiễm trùng.
Có những dạng mề đay nào?
3 dạng mề đay và những dấu hiệu nhận biết.
Mề đay thông thường
Đây có thể coi là dạng bệnh thường gặp nhất ở những người có cơ địa dễ bị dị ứng, đặc biệt là dị ứng với thời tiết. Biểu hiện của dạng mề đay là xuất hiện những phù đỏ rất đột ngột, rầm rồ và có thể mọc ở bất kỳ đâu trên cơ thể thành những mảng có giới hạn rõ rệt kèm theo cảm giác rất ngứa. Bệnh sẽ lặn sau vài giờ và không để lại dấu vết nhưng cũng thường xuyên bị tái phát.
Mề đay phù mạch
Dạng này còn có được gọi là phù Quincke, thường xuất hiện ở những vị trí như mí mắt, môi, niêm mạc, bộ phận sinh dục ngoài, thậm chí là lưỡi, hầu, thanh quản rất nguy hiểm.
Da vẽ nổi (còn gọi là mề đay giả)
Nếu bị một vật đầu tù chà lên da, vài phút sau trên da sẽ xuất hiện những gồ da nổi lên và có màu hồng, có thể nổi mề đay.
Mề đay có thể đi kèm với những triệu chứng như sốt, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là sốc phản vệ dẫn đến trụy tim mạch cần phải được cấp cứu kịp thời.
Xem video PGS.TS.BS Phạm Văn Hiển (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương) chia sẻ về bệnh mày đay:
Một số lưu ý để phòng ngừa bệnh mề đay
Bạn có thể phòng tránh cũng như làm giảm các triệu chứng của bệnh mề đay bằng cách tuân thủ những điều sau đây:
- Chế độ ăn lành mạnh, giảm muối tránh các thực phẩm gây dị ứng
- Uống nhiều nước, không sử dụng chất kích thích
- Tập thể dục thường xuyên
- Bảo vệ da khỏi những tác nhân có hại từ môi trường…
Những dấu hiệu nổi mề đay, biểu hiện của nổi mề đay mẩn ngứa không khó nhận biết, chỉ cần chú ý tới những triệu chứng nổi mề đay ngoài da ở trên là đã bạn có thể nhận biết bệnh một cách dễ dàng. Hãy luôn chú ý đến những biểu hiện khác thường của cơ thể, đừng quá chủ quan!
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!