Bé bị nổi mề đay khắp người có nguy hiểm không? Xử lý ra sao?

Mề đay là một bệnh da phổ biến trong đó trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh. Trẻ có thể bị mề đay tại chỗ nhưng cũng có trẻ bị nổi mề đay khắp người. Vậy trẻ bị nổi mề đay khắp người có nguy hiểm không? điều trị ra sao?

Theo Bác sĩ Nguyễn Như Nguyệt (Trung tâm Dị ứng, miễn dịch lâm sàng thuộc Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, mề đay là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau ở trung bì.

Bé bị nổi mề đay khắp người có thể là dấu hiệu của phản ứng nghiêm trọng gọi là sốc phản vệ, vì thế cần đặc biệt lưu ý, không nên chủ quan.

Biểu hiện của mề đay

  • Sẩn phù

Những sẩn phù có ranh giới rõ ràng, nổi gồ trên mặt da, có màu hồng và ở giữa thường nhạt màu hơn. Các ban mề đay này rất đa dạng về hình dạng, kích thước có thể từ vài centimet hoặc những mảng lớn.

  • Ngứa

Mày đề thường rất ngứa, ngứa và ngứa nhiều vào ban đêm.

  • Phù mạch

Mtộ số trường hợp đi kèm phù mạch gây phù ở mặt, mí mắt, tai, miệng hoặc bộ phận sinh dục. Ngoài ra, có thẻ gây khó thở, đi ngoài phân lỏng, đau bụng quặn, tụt huyết áp, rối loạn tim mạch, sốc phản vệ.

Nguyên nhân gây mề đay ở trẻ

Bé bị nổi mề đay khắp người có rất nhiều nguyên nhân có thể do bị dị ứng hoặc không bị dị ứng. Các nguyên nhân gây mề đay ở trẻ em có thể là:

  • Nhiễm khuẩn

80% trường hợp mề đay cấp ở trẻ em là do virút. Có nhiều virút có thể gây mề đay, thậm chí có cả các virút gây cảm cúm thông thường. Biểu hiện có thể xuất hiện vài ngày đến 1 tuần sau nhiễm trùng hoặc lâu hơn và có thể biến mất trong 1-2 tuần.

  • Thuốc

Mề đay do thuốc chiếm 0,16% bệnh nhân điều trị nội trú, khoảng 9% trường hợp mạn tính điều trị ngoại trú. Một số các thuốc có thể gây mề đay ở trẻ như kháng sinh, thuốc giảm đau hạ sốt.

  • Tiếp xúc với các chất gây dị ứng

Mề đay có thể xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc với chất mà trẻ có thể bị dị ứng như chó liếm, cao su,…

  • Côn trùng đốt

Khi bị vết côn trùng đốt như kiến ba khoang, kiến lửa, ong vàng, ong vò vẽ…có thể gây mề đay xung quanh khu vực đốt hoặc mề đay xuất hiện khắp cơ thể.

  • Thức ăn

Tỷ lệ trẻ em bị mề đay do thức ăn chiếm khoảng 7%. Một số thực phẩm có thể gây mề đay ở trẻ em có thể kể đến như trứng, sữa, đậu phộng và một số loại hạt, đậu nành, cá, tôm, cua,…

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như nước, không khí lạnh, nhiệt độ cơ thể tăng….

Ban nên đọcNổi mề đay ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Cách điều trị nổi mề đay ở trẻ em

Mặc dù, hầu hết các trường hợp bị mề đay có thể xuất hiện trong vài giờ rồi mất đi, tuy nhiên, nó cũng có thể là những biểu hiện của phản ứng nguy hiểm như sốc phản vệ. Vì vậy, phụ huynh cần đưa con đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa dị ứng để được chẩn đoán chính xác, xác định nguyên nhân, điều trị hiệu quả.

Đặc biệt trong trường hợp trẻ có biểu hiện phù mạch đột ngột cùng các triệu chứng như khó thở, thở rít, buồn nôn, nôn, đau bụng quặn, choáng, ngất.

Việc điều trị ở trẻ cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

Tránh yếu tố kích thích

Đây là nguyên tắc đầu tiên, không những giúp cho việc chẩn đoán nguyên nhân, điều trị mà còn là cách tốt nhất để đề phòng bệnh tái phát.

Việc cần làm là dừng tất cả các loại thuốc hoặc thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng. Nếu là dị ứng thời tiết cần giữ ấm, hoặc hạ nhiệt tùy thuộc vào loại thời tiết mà trẻ dị ứng.

Xử lý tại chỗ

  • Có thể áp lạnh cho trẻ nếu trẻ bị mẩn ngứa, nóng rát.
  • Sau đó thoa bột khoai tây 20 phút, đều đặn mỗi ngày 2 lần và theo dõi tình hình.
  • Cho trẻ uống nước ép trái cây có nhiều vitamin C như chanh, cam nhưng hạn chế cho nhiều đường.
  • Nếu trẻ bị đau bụng quặn có thể dùng túi nước nóng chườm lên vùng bụng.
  • Trẻ khó thở dùng một cốc nước nóng đang bốc hơi để trước mũi cho dễ thở hơn.

Sau khi làm các biện pháp trên không có dấu hiệu giảm nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được điều trị.

Điều trị thuốc

  • Thuốc kháng histamin

Đây là loại thuốc có thể làm giảm triệu chứng ngứa và hầu hết trẻ bị mề đay cấp đều đáp ứng với thuốc kháng histamin. Có hai loại thuốc kháng histamin thế hệ cũ (I) và thế hệ mới (II), việc chỉ định loại thuốc nào, liều lượng ra sao cần có sự chỉ định cửa bác sĩ tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ của mề đay.

  • Thuốc steroid

Dùng trong trường hợp trẻ bị mề đay nặng, dùng trong thời gian ngắn vì thuốc có những tác dụng phụ nghiêm trong nếu dùng trong thời gian dài.

Lưu ý: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc.

Những lưu ý trong điều trị, phòng tránh mề đay ở trẻ em

  • Giảm đường và muối trong khẩu phần ăn khi trẻ đang ở giai đoạn cấp tính. Nếu trẻ bị phù nề, rịn nước nên giảm thức ăn có nhiều nước như canh, súp.
  • Nên ăn chế độ ăn có nhiều vitamin A, B, C và ăn thức ăn dễ tiêu, chống táo bón.
  • Có thể tắm cho bé nhẹ nhàng bằng nước ấm vừa đủ và dùng xà phòng chuyên dành cho trẻ để vệ sinh hàng ngày.
  • Hạn chế trẻ gãi, chà xát lên da bằng cách cắt ngắn móng tay và đeo găng tay cho trẻ vào ban đêm.
  • Tẩy giun sán định kỳ 6 tháng/lần.
  • Để trẻ nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh.
  • Không nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp trong quá trình bị bệnh.
  • Mặc quần áo nhẹ, chất liệu cotton, vừa vặn.

Lưu ý: Nếu trẻ bị nổi mề đay khắp người thường xuyên thì nhiều khả năng liên quan đến các bệnh lí bên trong vì thế cần đưa trẻ đến khám chuyên khoa để được xét nghiệm thêm và tìm ra đúng nguyên nhân, từ đó có những cách điều trị thích hợp.

Xem video PGS.TS Phạm Văn Hiển (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương) chia sẻ về trẻ bi nổi mề đay:

XEM THÊM

Bình luận (4)

  1. Hồng Điệp says: Trả lời

    Cu về bị nổi may đây bị 3thang rồi.uong thuốc thì hết còn k uống thì nổi lên.jo mình phải làm như thế nào để hết bị 

    1. ngân says: Trả lời

      uống thuốc tây không hết được đâu, cứ đỡ được thời gian ngắn là lại bị nổi mẩn à, mình dùng suốt không hiệu quả giờ đang chuyển sang chữa bằng thuốc nam thấy hiệu quả tốt hơn đó, bạn xem đi khám mà điều trị sớm đi cứ để như thế ngứa ngáy khó chịu rồi ảnh hưởng tới sức khỏe đấy

      1. Phạm Thanh Hương says: Trả lời

        Chị ơi chị điều trị thuốc gì vậy mách em cái, bé nhà em 6 tuổi cũng đang bị nổi mề đay em cho con uống thuốc tây 1 thời gian không khỏi giờ em không dám cho con uống tiếp vì thấy bảo thuốc tây hại người lắm, mà cái thuốc chị đang dùng trẻ con có uống điều trị được không chị?

      2. ngân says: Trả lời

        thuốc nam bên nhà thuốc gia truyền đỗ minh đường nhé, thuốc này trể nhỏ dùng được hết ngay cả mẹ bầu còn uống để điều trị được cơ mà, cứ đưa con đến khám bác sĩ tư vấn cho

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo