5 nhóm thuốc trị mề đay cho trẻ em và những lưu ý cần nhớ

Theo các bác sĩ chuyên khoa dị ứng – miễn dịch, chẩn đoán điều trị mề đay ở trẻ em không khó tuy nhiên việc dùng thuốc cần đặc biệt lưu ý để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số loại thuốc trị mề đay cho trẻ em và những lưu ý khi dùng cần lưu ý.

Mề đay là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em. Những yếu tố khởi phát, tác nhân gây bệnh cho trẻ gồm dị ứng thuốc, thực phẩm, nọc côn trùng, nhiễm trùng, lông thú, bụi…

>>> Nên đọc: Nổi mề đay ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Một số nguyên nhân gây mề đay ở trẻ em thường gặp nhất hiện nay

Khi tiếp xúc với dị nguyên trẻ bị sẩn ngứa, nổi mề đay và một số trường hợp bị phù mạch.

Phương pháp điều trị gồm tránh tiếp xúc với dị nguyên và điều trị tại chỗ. Theo BS. Nguyễn Như Nguyệt (Trung tâm Dị ứng – miễn dịch lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai), mề đay ở trẻ em thường không cần phải điều trị vì bệnh thường biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần mà không cần dùng thuốc.

Tuy nhiên, một số trường hợp nặng cần phải can thiệp điều tri bằng thuốc. Một số loại thuốc được dùng trong điều trị mề đay:

1. Thuốc kháng histamin H1 đường uống

Đây là loại thuốc có thể làm giảm triệu chứng ngứa mà hầu hết trẻ bị mày đay cấp đều đáp ứng với thuốc. Có hai loại thuốc kháng histamin H1 gồm:

Thế hệ 1 như chlopheniramin, dexchlophrniramin, diphenhydramine, hydroxyzine… hoặc thế hệ 2 như cetirizin, loratadine, fexofenadine…

Hai loại thuốc này khác nhau về chi phí, thời gian tác dụng và tác dụng phụ. Hiện nay, thuốc thế hệ 2 được sử dụng nhiều hơn do đã khắc phục được những tác dụng phụ của thuốc thế hệ 1 như gây buồn ngủ, khô miệng, táo bón…Ngoài ra, thuốc kháng histamin thế hệ 2 chỉ cần uống 1 lần trong ngày nên tiện lợi hơn cho những trẻ đi học.

Lưu ý: Dùng quá liều trẻ có thể bị co giật, ngủ li bì.

Có thể phối hợp kháng histamin H2 như cimetidine, ranitidine, famotidine…pối hợp với kháng histamin H1 ở trên để tăng hiệu quả điều trị mề đay cấp.

2. Các glucocorticoide

Các glucocorticoide có thể thêm cùng với kháng histamin để điều trị các chứng mề đay kéo dài hoặc nặng như:

Prednisone
Methylprednisolon…

Lưu ý: Thuốc dùng để điều trị mề đay kéo dài và nặng theo chỉ định của bác sĩ và không dùng dài ngày. Nên uống sau ăn sáng.

3. Kháng sinh

Không dùng kháng sinh thường quy trong điều trị bệnh mề đay mà chỉ dùng khi nghi ngờ mề đay do vi khuẩn mycoplazma pneumoniae và kém đáp ứng với các thuốc trên. Kháng sinh được chọn trong trường hợp này là azithromycin.

4. Thuốc bôi

Thuốc bôi giúp làm giảm nhanh triệu chứng tại chỗ và được dùng trong những trường hợp sẩn ngứa, mề đay do côn trùng cắn.

Một số loại thuốc bôi được sử dụng gồm thuốc bôi có chứa kháng histamin như phenergan hoặc chứa corticoide như eumovate…

Lưu ý: Không nên thoa các loại thuốc này trên diện tích quá lớn và thoa một lượng ít, trong thời gian ngắn. Thuốc có thể gây tác dụng phụ nếu dùng sai cách hoặc dùng trong thời gian dài do đó cần dùng theo chỉ định.

5. Thuốc tiêm dùng trong cấp cứu mề đay cấp

Khi trẻ có biểu hiện sốc như vật vã, tím tái, co giật, khó thở, phù nề mặt, nôn ói…cần đưa trẻ đến viện cấp cứu để được điều trị tại bệnh viện với các thuốc tiêm như andrenalin, methylprednisolon, dimedrol…

Một số lưu ý khi dùng thuốc trị mề đay

  • Nếu trường hợp nhẹ không nên lạm dụng thuốc mà chỉ cần tránh yếu tố kích ứng, nghỉ ngơi, giảm lượng muối và lượng đường trong thức ăn. Khoảng 1-2 ngày có thể khỏi.
  • Nếu mề đay gây ngứa, khó chịu có thể dùng giấm thanh pha với nước ấm theo tỷ lệ 1 phần giấm 2 phần nước để thoa hoặc tắm.
  • Trong trường hợp dùng thuốc nên theo dõi những tác dụng phụ, bất thường của trẻ và thông báo với bác sĩ để điều chỉnh cách điều trị kịp thời.
  • Chỉ định loại thuốc, liều lượng thuốc trị mề đay cho trẻ em phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ của bệnh. Do đó, người nhà bệnh nhân không nên tự ý mua và sử dụng thuốc.

Xem thêm Video Cảnh báo dị ứng nặng do tự dùng thuốc:

Lựa chọn và sử dụng thuốc trị mề đay cho trẻ đặc biệt là thuốc tây y cha mẹ cần phải thật cẩn trọng. Bởi thuốc có thể ảnh hưởng đến cơ thể trẻ. Cách tốt nhất là cha mẹ lựa chọn thuốc nam vừa an toàn, vừa giúp trị bệnh dứt điểm.

Nhờ sự kết hợp 3 trong 1, với gần 20 – 30 loại thảo dược sạch và quý hiếm, bài thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh đã và đang là sản phẩm được không ít bố mẹ Việt tin dùng.

>>> Có thể bạn chưa biết: Bài thuốc Đỗ Minh Đường chữa mề đay ở trẻ em có tốt không? Giá bao nhiêu?

Bài thuốc Nam gia truyề dòng họ Đỗ Minh là sản phẩm đặc trị mề đay ở trẻ em được bố mẹ tin dùng

*Tác dụng đạt được:

  • Hỗ trợ giải độc, tiêu viêm, giảm sưng đau, dịu cơn ngứa

  • Hồi phục chức năng gan, thanh nhiệt, giải độc tố cơ thể

  • Tăng cường chức năng thận, ích tủy sinh huyết

  • Tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh tái phát

Đáng nói là, trẻ nhỏ rất kén dùng thuốc Nam vì vị đắng, chát và khó uống.  Nhìn nhận và thấu hiểu vấn đề này, đội ngũ lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã không ngừng tìm tòi, cải thức dạng thức bào chế thuốc Nam thành dạng cao. Cao thuốc chữa mề đay tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường đem lại hiệu quả vượt trội:

  • Tiết kiệm thời gian sử dụng thuốc

  • Người bệnh tiện lợi khi sử dụng, dễ mang theo

  • Cô đọng tinh chất từ thảo dược, loại bỏ tạp chất

  • Cao thuốc dạng sánh mịn, không vón cục, thơm mùi thảo dược

  • Người bệnh dễ uống, không lo cảm giác nôn trớ

  • Dễ hấp thụ vào thành dạ dày nên nhanh đạt hiệu quả, giảm ngứa, giảm bệnh

  • Không trộn thêm tân dược vì quá trình cô đặc cao ở nhiệt độ cao

Khi sử dụng, người bệnh chỉ cần lấy 1 thìa cà phê cao thuốc pha với 150ml nước ấm và uống sau bữa ăn ít nhất 30 phút. Nếu quan tâm về bài thuốc chữa mề đay ở trẻ em của dòng họ Đỗ Minh hay còn bất kỳ thắc mắc nào về căn bệnh này, các bậc phụ huynh có thể liên hệ ngay tới Cơ sở Hà Nội/Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình – Hotline/Zalo: 024 6253 6649 – 0963 302 349 hoặc Cơ sở Hồ Chí Minh/Số 100 đường Nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh – Hotline/Zalo: 028 3899 1677 – 0938 449 768 để được tư vấn và thăm khám MIỄN PHÍ.

Đừng bỏ lỡ:

messenger
zalo