>> Thuốc Cezil chữa tổ đỉa như thế nào? Giá bao nhiêu?
>> Tác dụng của thuốc Clarityne trị bệnh tổ đỉa và những lưu ý khi dùng thuốc
Thuốc Fucicort bao gồm hai thành phần chính là Betamethason và Fusidic Acid. Fucicort trị tổ đỉa bằng cách giảm viêm, ngăn chặn sự sản sinh protein cần thiết cho sự phát triển của vi khuẩn.
Do vậy, Fucicort được chỉ định cho các bệnh nhân có vùng da bị ngứa, đỏ, viêm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và các vết thương, vết cắt bị nhiễm trùng ở các điều kiện khác nhau. Chính vì vậy, thuốc có tác dụng điều trị hiệu quả bệnh tổ đỉa.
Fucicort có khả năng thẩm thấu tốt vào sâu trong da nhờ kết cấu dạng thuốc bôi. Nó sẽ tạo nên một lớp mỡ trên da, do vậy tạo khả năng dung nạp cao và ít gây mẫn cảm cho da khi sử dụng.
Thuốc Fucicort có tác dụng điều trị bệnh tổ đỉa
Hướng dẫn sử dụng thuốc Fucicort
Những bệnh nhân bị tổ tỉa có thể sử dụng Fucicort để điều trị theo các bước như sau:
Vệ sinh sạch vùng da cần điều trị trước khi dùng.
Bôi thuốc lên vùng da bị viêm ngày từ 2 - 3 lần với vết thương hở. Vùng da còn lại từ 1 - 2 lần trong ngày.
Ngoài ra Fucicort không nên dùng ở trẻ quá nhỏ, tốt nhất là nên dùng ở trẻ trên 12 tuổi do thuốc chứa Bethamethasone. Đây là 1 loại steroid quá mạnh cho trẻ nhỏ dưới 12 tuổi. Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu trong trường hợp đã hoặc có ý định sử dụng.
Trong trường hợp cần thiết phải dùng thuốc chống viêm sưng thì chỉ nên dùng thuốc thoa Hydrocortisone 0.5% hoặc 1%.
Nếu dùng Furticort cho các bệnh nhiễm trùng ngoài da, bên ngoài, thì chỉ dùng trong 1 - 2 tuần, không kéo dài hơn và chỉ dùng một lượng vừa đủ.
Thuốc Fucicort
Thận trọng khi sử dụng thuốc Fucicort trị tổ đia
Sau đây là danh sách các phản ứng phụ có thể xảy ra từ tất cả các thành phần cấu tạo của thuốc Fucicort. Những phản ứng phụ này không phải lúc nào cũng xảy ra. Một số tác dụng phụ rất hiếm gặp nhưng đặc biệt nghiêm trọng. Cần xin ý kiến của bác sĩ nếu gặp các phản ứng phụ sau đây dai dẳng:
Thay đổi màu da
Da sưng
Mụn trứng cá
Khô hoặc nứt da
Phồng rộp da
Ngứa ngáy
Trước khi sử dụng thuốc Fucicort, hãy thông báo cho bác sĩ của bạn về các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng, (ví dụ như vitamin, các loại thực phẩm chức năng…). Đồng thời cũng cần thông báo cho bác sĩ về các tình trạng bệnh bạn đang mắc phải như: Dị ứng, các bệnh sẵn có khác và các điều kiện sức khoẻ hiện tại (ví dụ như mang thai, cho con bú hoặc đang điều trị bệnh lí khác).
Một số bệnh có thể làm cho bạn dễ gặp các tác dụng phụ của thuốc hơn. Chú ý thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn in trên sản phẩm.
Thuốc Fucicort trị tổ đỉa
Những lưu ý khi sử dụng thuốc
Tránh để thuốc tiếp xúc với mắt, mũi hoặc miệng.
Không bôi thuốc vào đầu nhũ hoa khi đang trong thời kỳ cho con bú
Không sử dụng Fucicort trong một thời gian dài hoặc với số lượng lớn
Không sử dụng Fucicort nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đặc biệt là khi sử dụng thuốc này trên vết thương hở, khô, bị nứt, kích thích hoặc da bị cháy nắng.
Rửa tay trước và sau khi bôi thuốc Fucicort
Không rửa khu vực được điều trị sau khi vừa sử dụng thuốc Fucicort vì việc đó sẽ khiến cho quá trình hấp thụ thuốc chậm đi hoặc không có tác dụng. Cũng tránh sử dụng các sản phẩm khác trên cùng khu vực được điều trị trừ khi chỉ dẫn của bác sĩ.
Chỉ sử dụng một lớp mỏng vừa phải để tránh thuốc đóng bánh.
Các trường hợp cần lưu ý khi bôi thuốc: Đục thủy tinh thể, rối loạn tuần hoàn, bệnh tiểu đường
Giá thuốc Fucicort
Thuốc có bán tại các nhà thuốc và có giá dao động trong khoảng 100.000 đồng.
Hãy đến các địa chỉ uy tín để mua được hàng chính hãng, đảm bảo chất lượng.
Thuốc Fucicort trị tổ đỉa là một loại thuốc mỡ có chứa Corticoid, do vậy, cần thận trọng khi sử dụng. Không dùng thuốc quá liều hoặc lạm dụng, rất dễ gây ra những tác dụng phụ khó lường.
Xem thêm: Các loại thuốc điều trị tổ đỉa hiệu quả nhất hiện nay
Ngày đăng: Tháng Hai 10, 2018 | Tháng Mười Hai 10, 2018
Bài viết cùng chuyên mục
- Cách trị tổ đỉa bằng lá mò trắng có thực sự hiệu quả?
- “Thoát nạn” tổ đỉa nhờ bài thuốc từ lá sung cực đơn giản!
- Không còn ngứa ngáy "điên cuồng" khi bệnh nhân tổ đỉa sử dụng 4 loại cây trong vườn nhà dưới đây
- Bệnh tổ đỉa ở bàn tay và các cách điều trị người bệnh cần biết!
- Hỏi đáp: Bệnh tổ đỉa có phòng tránh được không?
- Giải đáp thắc mắc: Bệnh tổ đỉa và bệnh Eczema có phải là một?
- "Dẹp tan" tổ đỉa nhờ loại củ quen thuộc trong nhà bếp!
- Địa chỉ điều trị tổ đỉa nào ở Hà Nội uy tín, chất lượng?
- Mách người bệnh các địa chỉ điều trị tổ đỉa uy tín tại TPHCM
- Trị tổ đỉa bằng diện chẩn và những điều người bệnh cần biết!
Bình luận (0)