Các loại thuốc điều trị tổ đỉa hiệu quả nhất hiện nay

Loại thuốc trị tổ đỉa nào đem lại hiệu quả nhất là thắc mắc chung của những người không may mắc căn bệnh quái ác này!

Bệnh tổ đỉa là căn bệnh da liễu thường gặp ở cả nam và nữa trong độ tuổi từ 20 đến 40. Đây là căn bệnh vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể và rất hay tái phát. Vậy hiện có những thuốc trị tổ đỉa nào đem lại hiệu quả nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

Các loại thuốc trị tổ đỉa hiệu quả nhất hiện nay

Tổ đỉa gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy nên tùy theo giai đoạn bác sĩ sẽ kê đơn. Các loại thuốc trị tổ đỉa thường được chia thành các nhóm: thuốc mỡ, thuốc điều trị nhiễm trùng, dị ứng hay thuốc kháng sinh.

Thuốc trị tổ đỉa dùng trong giai đoạn tổ đỉa cấp

Giai đoạn đầu xuất hiện, bệnh tổ đỉa biểu hiện là sự ngứa ngáy, những nốt mụn đỏ có nước nhỏ mọc thành mảng trên bàn tay, bàn chân. Khi đó các bác sĩ da liễu sẽ kê các loại thuốc bôi ngoài da để làm dịu cơn ngứa, xẹp nốt mụn tổ đỉa.

Giai đoạn này, thuốc trị tổ đỉa được kê cho bệnh nhân sẽ là các dung dịch thuốc bôi Rivanol 1%, dung dịch Jarish – thành phần gồm axit borix, glycerin, nước cất; dung dịch nước muối sinh lý NaCl 9% để sát khuẩn.

Dùng dung dịch xanh metylen 1%, thuốc tím gentian 1%, cestellani, milian…để bôi vào các tổn thương khi bệnh tổ đỉa xuất hiện dấu hiệu bội nhiễm.

Tưởng chừng như tuyệt vọng vì những mảng mụn nước nổi dày kín bàn tay, anh Nguyễn Duy Linh (Hồ Chí Minh) đã thoát "nỗi ám ảnh" bệnh tổ đỉa nhờ bài thuốc này.

Người bệnh kết hợp uống thuốc kháng sinh chứa histamine (loratadin, citirizin, telfast…) và kháng sinh phòng bội nhiễm. Nếu tình trạng nặng có thể dùng kháng sinh corticoid liều thấp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc trị tổ đỉa dùng trong giai đoạn tổ đỉa bán cấp

Dùng hồ Tetrapred bôi tại vùng da bị tổn thương cho đến khi bớt sưng, đỏ. Đây là một loại hồ phổ biến trong điều trị các bệnh da liễu. Thành phần của hồ bao gồm oxyt kẽm, bột talc, glycerin và nước cất.

Hồ Tetraped có tác dụng làm mát da, giảm viêm, sát khuẩn, làm khô các nốt mụn nước, che chắn bảo vệ vùng da tổn thương khỏi bị bội nhiễm do các tác nhân bên ngoài.

Tuy nhiên, trong hồ Tetraped có thành phần prednisolon rất dễ hấp thụ qua da và tác động toàn thân. Chất này xếp nhóm C theo bảng phân loại an toàn thuốc với thai kỳ của FDA nên nếu sử dụng trong thời gian dài, diện tích da rộng có thể làm suy tuyến thượng thận của thai nhi. Các bà mẹ có thai nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Để đề phòng bội nhiễm, giai đoạn này người bị bệnh tổ đỉa tiếp tục sử dụng kháng sinh chứa histamine.

Thuốc trị tổ đỉa dùng trong giai đoạn tổ đỉa mạn

Các loại thuốc trị tổ đỉa trong giai đoạn này là thuốc mỡ có thành phần Corticoid như: Eumovate, Dermovate, Flucinar, Lorinden,…hoặc bôi thuốc ức chế miễn dịch Tacrolimus (FK 506/ protopic) kết hợp với một số thuốc làm mềm da như: physiogel, cetaphyl,…

Toàn thân tiếp tục uống kháng sinh Histamine và một số loại vitamin như A, C, E để tăng cường sức đề kháng. Hoạt động chính của Histamine liên quan đến miễn dịch. Nó được tiết ra khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên.

Khi được tiết ra, Histamine sẽ làm tăng lượng máu đến khu vực bị tổn thương, len lỏi qua những mạch máu và ngăn chặn không cho Histamine gắn vào những thụ thể.

Đọc ngayCách trị bệnh tổ đỉa bằng đông và tây y an toàn, hiệu quả!

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị tổ đỉa người bệnh cần biết!

Thuốc trị tổ đỉa ngoài da tuy không tác động trực tiếp vào tĩnh mạch hay máu như những loại thuốc tiêm, thuốc uống nhưng lại thẩm thấu từ từ qua da, vào máu và tác động toàn thân. Do đó thuốc bôi ngoài da cũng có những tác dụng phụ và ảnh hưởng nhất định.

Thuốc trị tổ đỉa bôi ngoài da có tác động toàn thân, do đó tác động tới hệ thần kinh. Do đó, trước khi sử dụng thuốc bôi ngoài da nên thử một lượng nhỏ ở cổ tay để thử phản ứng.

Sau khi bôi thuốc nếu thấy da có biểu hiện ngứa, mẩn đỏ hay bỏng rát thì có nghĩa cơ thể đã phản ứng với thành phần của thuốc, không nên tiếp tục điều trị. Thuốc bôi ngoài da gây ảnh hưởng đến tuần hoàn da, gây giãn mạch hoặc co mạch. Tùy theo thành phần từng loại thuốc mà chúng ngấm vào da nhiều hay ít, nông hay sâu.

Khi dùng thuốc bôi ngoài da nên chú ý đến tác động lý học và hóa học của thuốc. Các thành phần của thuốc có thể làm thay đổi độ pH trên da, thay đổi sắc tố da vĩnh viễn, ảnh hưởng đến quá trình oxy hóa của da.

Thuốc bôi ngoài da là loại thường không được dùng đúng liều lượng nhất. Nếu dùng không đúng liều lượng, thuốc bôi có thể gây bít lỗ chân lông, làm xung huyết da… Người bị tổ đỉa nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng thuốc bôi, không nên chủ quan, tránh làm bệnh nặng hơn.

Với các loại kháng sinh dùng điều trị hỗ trợ như Histamine, Corticoid, nên dùng theo liều lượng thấp. Chỉ khi bệnh tổ đỉa ở giai đoạn mạn hay có những biến chứng do bội nhiễm, nhiễm trùng mới nâng liều lượng theo sự chỉ định của bác sĩ.

Các loại kháng sinh thường gây buồn ngủ, nếu dùng quá liều có thể gây ảnh hưởng đến gan, thận. Phụ nữ có thai tuyệt đối nên tránh những loại kháng sinh vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Hiệu quả của các loại thuốc trị tổ đỉa còn phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh

ĐỪNG BỎ LỠ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo