Những hiểu nhầm tai hại về bệnh tổ đỉa, hầu như ai cũng mắc phải!

Những hiểu nhầm về bệnh tổ đỉa dưới đây khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị bệnh. Cùng Camnangbenhdalieu tìm hiểu đó là những điều gì để tránh nhé!

Bài nên đọc:

>> Góc Hỏi – Đáp: Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?

>> Giải đáp thắc mắc: Bệnh nấm tổ đỉa có tự khỏi được không?

Bệnh tổ đỉa là bệnh truyền nhiễm!

Đây chính là hiểu nhầm về bệnh tổ đỉa tai hại và phổ biến nhất, mà hầu như ai cũng mắc phải. Theo đó, tổ đỉa, hay nấm tổ đỉa không phải là bệnh truyền nhiễm, không lây lan qua tiếp xúc nên mọi người không cần phải né tránh hay hoảng hốt khi tiếp cúc với những người bệnh!

bệnh tổ đỉa

Tưởng chừng như tuyệt vọng vì những mảng mụn nước nổi dày kín bàn tay, anh Nguyễn Duy Linh (Hồ Chí Minh) đã thoát "nỗi ám ảnh" bệnh tổ đỉa nhờ bài thuốc này.

Rất nhiều trường hợp, người bệnh tổ đỉa bị kỳ thị vì bàn tay, bàn chân sần sùi, xấu xí khiến họ ngày càng e dè, tự ti trong giao tiếp với mọi người, lâu dần phát sinh ra các chứng bệnh tâm lý, điển hình như bệnh trầm cảm! Mà điều này có thể khiến bệnh tình thêm trầm trọng hơn!

Sau khi đọc được những thông tin này, chúng tôi hy vọng  mọi người có cái nhìn đúng đắn hơn về bệnh và cư xử bình thường với những bệnh nhân tổ đỉa.

Bệnh tổ đỉa có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể!

Lại thêm một hiểu nhầm về bệnh tổ đỉa nữa mà người bệnh cần tránh. Tổ đỉa là một dạng đặc biệt của bệnh Chàm Eczema, nhưng nếu Eczema có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể người bệnh thì tổ đỉa chỉ bùng phát ở các vùng rìa và lòng bàn tay, bàn chân của nạn nhân.

Về biểu hiện, khi mắc tổ đỉa, vùng tay, chân người bệnh sẽ xuất hiện các đám mụn nước li ti, mọc lộm cộm lên bề mặt da, với kích thước mỗi nốt từ 1-2mm, sờ chắc và rất khó vỡ, đi kèm theo đó làm cảm giác ngứa ngáy, cực kỳ khó chịu. Một điều nữa là các nốt này không bao giờ mọc lên mé cổ tay và cổ chân.

Việc điều trị tổ đỉa chỉ cần dùng thuốc là được!

Hiểu nhầm về bệnh tổ đỉa này chính là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều người bệnh kiên trì dùng thuốc mãi mà bệnh vẫn không hề mảy may thuyên giảm, thậm chí còn có chiều hướng xấu đi!

Theo đó, chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt là 2 yếu tố vô cùng quan trọng góp phần quyết định đến tình trạng bệnh. Việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và lối sống khoa học, lành mạnh sẽ giúp người bệnh dễ dàng đối phó với bệnh tật hơn, từ đó đẩy lùi được các triệu chứng bệnh. Muốn làm được như vậy, người bệnh có thể thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

  • Về chế độ ăn uống

Người bệnh cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như: Các thực phẩm có tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc, các loại rau củ giúp bổ sung chất xơ và vitamin, các thực phẩm giàu protein như lòng trứng, thịt lợn,… các loại ngũ cốc như ngô, khoai mỳ,… các nhóm thực phẩm giàu tinh bột như khoai lang, bí đỏ,…

ngũ cốc

Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh ăn các thực phẩm có hại cho quá trình điều trị bệnh, tiêu là: Các thực phẩm tanh, thủy hải sản do dễ gây dị ứng, các thực phẩm nhiều đường, chất béo,… Người bệnh tuyệt đối không đụng chạm đến thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.

  • Về chế độ sinh hoạt

Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần lưu ý kỹ những điều sau đây:

+ Vệ sinh tay chân sạch sẽ, thường xuyên. Người bệnh chú ý giữ khô thoáng tay, chân, hạn chế ra mồ hôi nhiều.

+ Hạn chế  tiếp xúc với các hóa chất càng ít càng tốt.

+ Không bóc, chọc vào các nốt mụn nước, không gãi, tránh làm các nốt mụn nước vỡ, lở loét, gây nhiễm trùng,…

+ Tránh tiếp xúc với những yếu tố dễ gây dị ứng như lông chó mèo, bụi bẩn, phấn hoa,…

+ Dưỡng ẩm thường xuyên cho vùng tay chân bị bệnh.

dưỡng ẩm

+ Giữ tâm lý thoải mái, không căng thẳng lo âu về bệnh tật. Stress tuy không phải là nguyên nhân gây ra tổ đỉa nhưng lại là tác nhân khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh có thể tìm cho mình những hoạt động bổ ích giúp quên đi nỗi lo bệnh tật như: nghe nhạc, đọc sách, chơi thể thao,…

+ Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không được tự tiện dùng thuốc, tránh gây ra các tác dụng phụ.

XEM NGAY

ĐỪNG BỎ LỠ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo