Góc hỏi – đáp: Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?

Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không, có gây ra bất kỳ đe dọa nào đến tính mạng của người bệnh? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây!

Bài nên đọc:

>> Giải đáp băn khoăn: Bệnh tổ đỉa có lây nhiễm hay không?

>> Giải đáp cho người bệnh: Nấm tổ đỉa có tự khỏi được không?

Bệnh tổ đỉa là gì?

Tổ đỉa hay Nấm tổ đỉa là một trong những căn bệnh da liễu phổ biến, hay gặp nhất trong vài năm trở lại đây. Mặc dù là một thể bệnh của Eczema nhưng tổ đỉa khác với Eczema ở chỗ nó chỉ phát bệnh tại các vùng rìa và lòng của bàn tay, bàn chân chứ không phải ở tất cả mọi nơi trên cơ thể như Eczema.

bệnh tổ đỉa

Tưởng chừng như tuyệt vọng vì những mảng mụn nước nổi dày kín bàn tay, anh Nguyễn Duy Linh (Hồ Chí Minh) đã thoát "nỗi ám ảnh" bệnh tổ đỉa nhờ bài thuốc này.

Tổ đỉa chỉ khu trú ở vùng lòng và rìa bàn tay, bàn chân của người bệnh

Về biểu hiện, khi mắc bệnh Tổ đỉa, người bệnh sẽ cảm thấy vùng bàn tay, bàn chân ngứa ngáy đến phát điên, tiếp sau đó xuất hiện các nốt mụn nước li ti, mọc túm tụm thành từng đám với kích thước mỗi nốt từ 1-2mm, chạm vào thấy cứng và rất khó vỡ. Các nốt mụn nước thường có màu trắng, sau khi xẹp đi thì chuyển thành màu vàng và bong ra để lộ nền da hồng hình tròn, có vảy bao xung quanh. Ngoài da, nếu bị viêm nhiễm thì những nốt này sẽ có màu đục, vùng da tay, chân bị bệnh sưng đỏ, kèm theo hạch bạch huyết và sốt nóng!

Giống như Eczema, nguyên nhân gây tổ đỉa khá phức tạp và chưa được xác minh rõ ràng, tuy nhiên các nhà khoa học đã chỉ ra được, một số yếu tố sau có liên hệ rất lớn đến căn nguyên gây ra bệnh:

Di truyền:  Nếu mẹ bị tổ đỉa thì tỷ lệ di truyền sang con là 8%, nếu cả bố và mẹ cùng bị tổ đỉa, thì tỷ lệ này lên tới 41%.

  • Thời tiết thay đổi thất thường
  • Do cơ địa nhạy cảm
  • Do dị ứng với các thành phần trong không khí như: lông chó mèo, phấn hoa, bụi bẩn,…
  • Do lạm dụng thuốc tây
  • Do mắc phải căn bệnh ngoài da
  • Do chế độ ăn uống hàng ngày
  • Do nhiễm khuẩn

Để điều trị tổ đỉa, tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà người bệnh có thể “nhờ cậy” đến một số loại thuốc sau đây: Dung dịch Jarish – giúp làm khô vùng da bị tổ đỉa, dung dịch xanh metylen – giúp làm khô và cải thiện các vùng da bị nhiễm khuẩn, các loại thuốc mỡ: Eumovate, Dermovate, Flucinar, Lorinden, các loại thuốc làm ẩm da: Physiogel cleanser, Cetaphyl…, các loại thuốc uống: Các loại thuốc kháng sinh như loratadin, citirizin, telfast… giúp kháng khuẩn hiệu quả.

thuốc trị tổ đỉa

Các loại thuốc kể trên tuy giúp điều trị nhanh triệu chứng nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, người bệnh cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?

Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không chính là thắc mắc, nỗi lo lớn nhất của những người không may căn bệnh này. Về vấn đề này, chúng tôi xin được khẳng định như sau: Bệnh tổ đỉa không nguy hiểm và cũng gây ra bất kỳ đe dọa nào đến tính mạng và sức khỏe của người bệnh nhưng với điều kiện người bệnh phải chăm sóc đúng cách và vệ sinh kỹ lưỡng vùng tay, chân bị bệnh.

Rất nhiều trường hơp, người bệnh tổ đỉa không vệ sinh sạch sẽ tay chân, không những vậy còn dùng kim, các vật sắc nhọn chọc vỡ các nốt mụn nước khiến chúng bị vỡ dẫn đến hiện tượng nổi hạch và sốt nóng. Không chỉ vậy, chọc vỡ các mụn nước rất dễ gây nhiễm khuẩn, bội nhiễm, trường hợp nguy hiểm còn có thể khiến mô tế bào bị viêm, viêm hạch bạch huyết,…

Người bệnh cần lưu ý gì những gì khi bị tổ đỉa?

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, bệnh tổ đỉa chỉ không nguy hiểm khi người bệnh giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, có lối sống sinh hoạt khoa học và điều độ. Ngoài ra, một yếu tố khác cũng vô cùng quan trọng, góp phần khiến bệnh tổ đỉa mau thuyên giảm, đó là chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh.

Cụ thể, người bệnh cần lưu ý và thực hiện đầy đủ những điều sau đây:

  • Chế độ ăn uống cho người bệnh tổ đỉa

+ Nên ăn:

Các loại rau củ quả giúp cung cấp vitamin, bổ sung sức đề kháng cho cơ thể.

Các thực phẩm giàu protei như lòng trứng, thịt lớn,…

Các loại ngũ cốc như ngô, khoai mỳ,…

Các nhóm thực phẩm giàu tinh bột như khai lang, bí đỏ,…

thực phẩm tốt cho bệnh tổ đỉa

+ Không nên ăn:

Các thực phẩm tanh như thủy, hải sản do dễ gây dị ứng

Các thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo và được chế biến quá kỹ

Tuyệt đối không dính đến rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích!

  • Chế độ sinh hoạt cho người bệnh tổ đỉa

Vệ sinh tay chân sạch sẽ, thường xuyên. Người bệnh chú ý giữ khô thoáng tay, chân, hạn chế ra mồ hôi nhiều.

Hạn chế  tiếp xúc với các hóa chất càng ít càng tốt.

Không bóc, chọc vào các nốt mụn nước, không gãi, tránh làm các nốt mụn nước vỡ, lở loét, gây nhiễm trùng,…

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không được tự tiện dùng thuốc, tránh gây ra các tác dụng phụ.

ĐỪNG BỎ LỠ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo