Bệnh tổ đỉa có lây nhiễm hay không?

Bệnh tổ đỉa có lây nhiễm hay không là thắc mắc của không chỉ người bệnh mà còn của cả những người thân trong gia đình và bạn bè hay tiếp xúc với người bệnh! Để giải đáp vấn đề này, hãy cùng Camnangbenhdalieu đi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Bạn nên đọc:

Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa là một dạng của bệnh chàm, thường được các bác sĩ da liễu gọi là chàm eczema. Bệnh thường xảy ra ở những người lớn, trong độ tuổi từ 20 đến 40 và tỉ lệ mắc bệnh ở nam, nữ là như nhau.

Bệnh tổ đỉa với biểu hiện điển hình là sự ngứa ngáy, sau đó mẩn đỏ và nổi những mảng mụn nước chi chít. Khi những mụn nước này xẹp đi sẽ để lại lớp da chết bong tróc. Tổ đỉa thường bùng phát ở tay, chân đặc biệt là rìa và lòng bàn tay, bàn chân hay các kẽ.

Bệnh tổ đỉa không gây ra những biến chứng nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nặng nề đến ngoại hình, gây tổn thương da. Người bệnh thì ngứa ngáy, đau đớn khó chịu còn người xung quanh lại lo sợ không biết bệnh tổ đỉa có lây nhiễm hay không, khiến tâm lý người bệnh càng thêm nặng nề, stress.

Tưởng chừng như tuyệt vọng vì những mảng mụn nước nổi dày kín bàn tay, anh Nguyễn Duy Linh (Hồ Chí Minh) đã thoát "nỗi ám ảnh" bệnh tổ đỉa nhờ bài thuốc này.

Bệnh tổ đỉa có lây nhiễm hay không?

Trả lời cho câu hỏi: “Bệnh tổ đỉa có lây nhiễm hay không”, chúng tôi xin được khẳng định như sau: KHÔNG! Bệnh tổ đỉa là căn bệnh da liễu không lây nhiễm. Người bệnh, người thân hay những người xung quanh không nên quá lo lắng, hoảng hốt.

Tuy vậy, do các mụn tổ đỉa khiến người bệnh cảm thấy tự ti, ngứa ngáy khó chịu trong giao tiếp nên đôi khi họ rất ngại việc tiếp xúc với người lạ, bắt tay hay dùng tay trao nhận thứ gì đó…

Các mụn nước tổ đỉa không hề vỡ ra như nhiều người vẫn tưởng mà chúng chỉ xẹp đi, teo lại, cuối cùng thì bong ra hình thành một lớp da bong tróc, sần sủi, thô ráp. Say khi lớp da này bong đi, để lộ lớp da non màu hồng.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu, bệnh tổ đỉa có yếu tố di truyền. Có tới 50% những người mắc bệnh tổ đỉa có người thân trong gia đình cũng mắc bệnh hoặc có tiền sử bị bệnh.

Lí giải điều này, nhiều khả năng cho rằng do các thành viên trong gia đình có chung môi trường sống, có hệ gen tương thích và những thói quen sinh hoạt đôi khi giống nhau.

Nếu trong gia đình có người bị tổ đỉa, các thành viên không nên hoang mang, sợ lây bệnh mà nên giúp người bệnh ổn định tâm lý, yên tâm điều trị cho bệnh chấm dứt.

Bệnh tổ đỉa không lây từ người sang người nhưng rất dễ mắc bệnh, khi đã mắc bệnh cũng dễ tái phát nhiều lần. Do đó cần phải biết những nguyên nhân và tác nhân nào có thể gây bệnh để phòng tránh.

Các tác nhân có thể gây bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa là căn bệnh ngoài da, do đó bất kỳ tác nhân nào tác động đến da đều có nguy cơ gây bệnh.

  • Thường xuyên sử dụng sản phẩm rửa tay có thành phần hóa chất mạnh. Rửa tay không kĩ, không xả hết các hóa chất trên da tay, da chân.
  • Da tiếp xúc và bị dị ứng với các chất hóa học có trong mỹ phẩm, quần áo, xà phòng, chất tẩy rửa, đồ chơi, trang sức…
  • Da bị kích thích bởi môi trường như: phấn hoa, lông chó mèo, môi trường bị ô nhiễm.
  •  Bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào về nhiệt độ hay độ ẩm cũng có thể khiến bệnh kích hoạt.
  • Người bị tổ đỉa nên sử dụng nước lạnh để tắm, nước nóng có thể làm da thêm khô ráp.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản. Các thực phẩm tanh như: tôm, cua, cá, trứng, lươn…cũng khiến bệnh tổ đỉa nặng hơn, cần tránh.

2 cách điều trị tổ đỉa phổ biến cho người bệnh

  • Điều trị tổ đỉa bằng thuốc Tây y

Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc sau để điều trị bệnh: Dung dịch Jarish – giúp làm khô vùng da bị tổ đỉa, dung dịch xanh metylen – làm khô và cải thiện các vùng da bị nhiễm khuẩn, các loại thuốc mỡ: Eumovate, Dermovate, Flucinar, Lorinden, các loại thuốc làm ẩm da: Physiogel cleanser, Cetaphyl…, các loại thuốc kháng sinh như loratadin, citirizin, telfast… giúp kháng khuẩn hiệu quả.

Lưu ý: Thuốc có thể gây tác dụng phụ nên cần hỏi ý kiến bác sĩ để biết về liều lượng và cách sử dụng thuốc cho chính xác, không tự tiện dùng thuốc!

Xem ngayCác loại thuốc điều trị tổ đỉa hiệu quả nhất hiện nay

  • Điều trị tổ đỉa bằng Đông y

Trong các phương pháp điều trị tổ đỉa, phương pháp đến từ Đông y được cho là an toàn, lành tính và mang tới hiệu quả tối ưu nhất bởi không tác dụng phụ và hạn chế tái phát trong thời gian dài.

Để áp dụng phương pháp trị tổ đỉa từ Đông y, người bệnh cần sử dụng kết hợp 3 bài thuốc như sau:

+ Thuốc ngâm rửa: Có sự góp mặt của dược liệu trầu không, ích nhĩ tử, ô liên rô, mò trắng. Đem tới công dụng sát khuẩn, ngăn ngừa và làm lành vùng tổn thương lan rộng.

+ Thuốc bôi ngoài: Bao gồm tang bạch bì, mật ong, bí đao, thiên mã hồ. Giúp làm mềm và tái tạo vùng da bị tổn thương.

+ Thuốc uống trong: Thanh nhiệt, giải độc, đào thải độc tố trong cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch làn da và ngăn chặn bệnh tái phát.

>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc TRỨ DANH đẩy lùi tổ đỉa được VTV2 đưa tin

Thanh bì Dưỡng can thang đẩy lùi bệnh hiệu quả
Thanh bì Dưỡng can thang đẩy lùi bệnh hiệu quả

Với phương pháp Đông y có sự kết hợp của cả 3 bài thuốc này đã được bào chế và phân phối bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc trong bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang.

Thanh bì Dưỡng can thang không chỉ đem đến hiệu quả điều trị tổ đỉa với cơ chế “trong uống ngoài bôi”, mà còn được đánh giá cao bởi 100% thành phần nguyên liệu từ thiên nhiên, được bào chế bởi đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực YHCT.

Đã có hàng ngàn bệnh nhân tổ đỉa được điều trị thành công nhờ Thanh bì Dưỡng can thang, để được cung cấp thông tin chi tiết, mời quý độc giả liên hệ:

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Lưu ý: 2 cách điều trị bệnh tổ đỉa trên đem lại hiệu quả nhiều hay ít còn tùy thuộc vào cơ địa người bệnh!

Vậy là qua biết này, người bệnh đã có cho mình câu trả lời cho vấn đề: Bệnh tổ đỉa có lây nhiễm hay không? Tổ đỉa không lây nhiễm cho người xung quanh nên người bệnh có thể an tâm điều trị bệnh nhé!

Xem thêm: Địa chỉ điều trị tổ đỉa nào ở Hà Nội uy tín, chất lượng?

ĐỪNG BỎ LỠ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo