Tắm chanh trị rôm sảy có thực sự tốt cho trẻ?

Nhiều mẹ có thói quen dùng chanh để trị rôm sảy cho trẻ, nhưng liệu việc làm này có đúng không khi mà da trẻ vốn dĩ cực kỳ nhạy cảm?

Thời tiết nắng gắt của mùa hè khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh da liễu, đặc biệt là rôm sảy. Để phòng và trị bệnh cho trẻ nhiều mẹ thường áp dụng phương pháp tắm chanh cho trẻ. Nhưng liệu cách làm nay có đúng, có thực sự khoa học và đem lại tác dụng hay sẽ khiến da trẻ thêm tổn thương?

Để trả lời câu hỏi này, trước hết chúng ta cần phải đi tìm hiểu những công dụng và thành phần có trong quả chanh!

Tất tật những điều cần biết về chanh

Chanh là một loại cây thuộc nhóm thân cây gỗ mềm, có chiều cao thấp, lá rát thơm, được dùng vào một số món ăn làm tăng gia vị thực phẩm. Quả chanh dạng tròn, bên trong có nhiều múi, vị chua, dùng làm gia vị cho các món chấm và một số món ăn như phở, bún, mỳ,… Chanh là loại quả xuất hiện trong mọi gia đình, xuất hiện trong hàng triệu bữa ăn mỗi ngày nhưng í tai biết rằng nó là một vị thuốc vô cùng quý giá được thiên nhiên ban tặng.

 chanh

Chanh là vị thuốc quý từ thiên nhiên

Trong chanh có chứa các chất tuyệt vời cho việc phòng chống lão hóa và xử lý vi khuẩn như vitamin C, carbohydrate, pectin, Kali, vitamin B6,… và một số hoạt chất sơ khác. Đối với làn da con người, chanh có tác dụng chống lão hóa, tẩy tế bào chết và chống viêm nhiễm các vết thương ngoài da. Đặc biệt tinh chất chanh là một chất cực tốt trong việc thanh lọc xử lý mùi hôi dầu và các hoạt chất béo có trong mồ hôi tiết ra. Chính vì thế, nhiều mẹ thường tắm cho trẻ bằng chanh để trị rôm sảy. Nhưng điều này có đúng không? Việc tắm chanh trị rôm sảy có thật sự tốt cho trẻ?

Tắm chanh trị rôm sảy cho trẻ – Không tốt như mẹ tưởng!

Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, tắm chanh để trị rôm sảy cho trẻ là một SAI LẦM ngớ ngẩn! Và từ trước đến nay cũng chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào khẳng định việc nhỏ nước chanh vào nước tắm hay thậm chí lấy vỏ chanh để chà xát có thể giúp hạ nhiệt cơ thể mùa hè cho trẻ.

Trên thực tế, axit có trong chanh có tác dụng sát trùng rất tốt, có thể dùng gội đầu, tắm ở người lớn nhưng với da trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, chanh lại không hề có lợi!

chanh

Trong chanh chứa rất nhiều axit

Khi mẹ kỳ cọ, chất axit có trong chanh có thể làm bong tróc các mảng da non, gây xót và tẩy mạnh, làm ảnh hưởng đến quá trình lên da non, nhất là nếu pha quá nhiều chanh vào chậu nước tắm. Hơn nữa trẻ nhỏ thường hay dụi mắt, mặt, đầu, nếu móng tay trẻ sắc gây xước da, tắm chanh đặc sẽ khiến da trẻ bị đau.

Ngoài ra, da trẻ nhỏ vốn cực kỳ mỏng manh và chưa phát triển hoàn thiện hệ thống mô da và các hệ thống lỗ chân lông chính nên khi sử dụng chanh để tắm, các hoạt chất axit có trong chanh sẽ thẩm thấu dễ dàng qua da, làm mỏng da của trẻ. Chưa hết, việc dễ dàng bị các chất bên ngoài thẩm thấu do tác động của axit chanh sẽ khiến các nguồn gây hại như thuốc trừ sâu và vi khuẩn chưa được xử lý hết trên chanh cũng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể trẻ dẫn tới các bệnh không tốt, đôi khi còn nguy hiểm đến tính mạng!

Vì những điều đó, chúng tôi chân thành khuyên bạn không nên tắm chanh để trị rôm sảy cho trẻ, để đề phòng những hệ lụy đáng tiếc.

Vậy phải điều trị thế nào khi trẻ bị rôm sảy?

Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ có thể điều trị cho trẻ bằng cách áp dụng:

  • Phương pháp Tây y:

Để trị rôm sảy cho trẻ, mẹ có thể dùng phấn rôm và các loại thuốc bôi đặc trị rôm sảy như: dung dịch Calamine giúp giảm ngứa ngáy, khó chịu; dùng kem corticoid nhẹ giúp kháng viêm, kháng khuẩn,…

Tuy nhiên mẹ tuyệt đối không được lạm dụng thuốc nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ!

 Dung dịch Calamine

Dung dịch Calamine giúp trị ngứa do rôm sảy

Đối với phấn rôm, khi dùng mẹ cần lưu ý tránh không bôi phấn rôm cho trẻ ở những nơi có gió, tránh phấn rôm bay mắt, mũi, miệng của trẻ sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp, nếu phấn rôm bay vào vùng kín như âm hộ bé gái sẽ gây nên u ác tính, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.

Xem thêm: Cách trị rôm sảy bằng phấn rôm đúng cách

  • Phương pháp Đông y

Ngoài phương pháp Tây y, mẹ có thể áp dụng phương pháp Đông y để trị rôm sảy cho trẻ. Một số bài thuốc dân gian nổi tiếng cho hiệu quả cao, lại lành tính có thể kể đến như tắm lá kinh giới, tắm lá mảnh bát, lá khế… Những bài thuốc này đa được nhiều người áp dụng và công nhận.

Xem thêm: Trẻ bị rôm sảy tắm gì?

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể sử dụng chính những loại rau hay ăn hàng ngày trong bữa cơm của gia đình như rau muống, rau hẹ,… để đánh bay rôm sảy cho trẻ. Những loại rau này ăn không những ngon mà còn có công dụng trị bệnh rất tốt!

Xem thêm: Trị rôm sảy bằng các loại rau

  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt thích hợp

Rôm sảy xuất hiện chủ yếu do trẻ bị nóng trong, tiết ra nhiều mồ hôi mà mồ hôi lại không thoát được, gây tắc nghẽn. Vậy nên, cách tốt nhất là mẹ cần hạn chế việc trẻ ra mồ hôi bằng cách hạn chế các hoạt động thể thao nặng ngoài trời, nên cho trẻ ngồi phòng điều hòa, mặc quần áo cotton thoáng mát,…

Để giải nhiệt cho trẻ, mẹ có thể nấu cho trẻ những món ăn thanh mát, giải đột như chè bột sắn, chè đậu xanh,… cho trẻ uống nhiều nước râu ngô, rau má cũng rất tốt.

Xem thêm: Trẻ bị rôm sảy ăn gì?

Do trẻ bị rôm sảy thường rất ngứa ngáy, khó chịu, không khác gì “kim châm kiến đốt”, cộng thêm việc thời nóng bức nên thường rất biếng ăn. Nhưng lúc này, mẹ không nên cố ép trẻ ăn những món dầu mỡ khó nuốt mà nên nấu các món cháo thanh mát, bổ dưỡng cho trẻ dễ ăn, vừa ngon vừa giúp trị rôm sảy!

Chi tiết: Hướng dẫn nấu các món cháo giúp trị rôm sảy

Một số lưu ý khi trẻ bị rôm sảy mẹ cần nhớ!

Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ cần lưu ý kỹ những điều sau:

  • Tuyệt đối không nên ủ ấm, quấn quá chặt trẻ dễ làm da mẩn ngứa, nổi rôm sảy, lâu ngày dẫn đến chứng viêm da. Luôn giữ cho da bé được khô ráo và sạch sẽ.
  • Nên chọn quần áo cho trẻ được thiết kế bằng những chất liệu mát mẻ và thấm hút tốt.
  • Không nên thoa quá nhiều kem hay phấn lên da trẻ.
  • Hạn chế để trẻ đi ra nắng, cần tắm nước mát, uống đủ nước.
  • Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, bởi lẽ khi bị trầy xước da, dễ dẫn đến nhiễm trùng da

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo