Nổi mụn nhọt ở môi: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị kịp thời

Nổi mụn ở môi khiến bạn gặp khó khăn khi sinh hoạt và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Có nhiều nguyên nhân gây mụn nhọt ở môi, bệnh nhân cần tìm hiểu trước khi điều trị để ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm nặng và biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết về tình trạng bệnh này.

>> Nổi mụn nhọt ở nách là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

>> Nổi mụn nhọt ở háng nguyên nhân do đâu? Cần làm gì khi bị nhọt ở háng?

Dấu hiệu của nổi mụn nhọt ở môi

Dấu hiệu ban đầu của nổi mụn nhọt ở môi là ngứa rát và nóng da, sưng đỏ, cảm giác môi châm chích và xuất hiện nốt mụn nước li ti. Mụn nhọt ở môi thường tập trung thành từng đám trên môi hoặc xung quanh viền môi, đôi khi xâm lấn sang cằm, má hoặc mũi.

Mụn nhọt ở môi có mủ, chứa đầy dịch, khi vỡ dịch sẽ chảy ra ngoài lan sang những khu vực khác.

Mụn nhọt ở môi không phải là hiện tượng dị ứng hay nhiễm khuẩn. Bệnh có thể gây ra bởi virus Herpes simplex nhóm I hay bị nhiệt miệng.

 nổi mụn nhọt ở môi, dấu hiệu

Sự xuất hiện của các nốt đỏ và chứa mủ quanh miệng là dấu hiệu của mụn nhọt môi

Khoảng 80% dân số hiện nay nhiễm virus Herpes nhưng chỉ nằm trong cơ thể, chỉ có khoảng 25% người phát bệnh. Nổi mụn nhọt ở môi chủ yếu phát bệnh ở trẻ em và người có hệ miễn dịch kém.

Mụn rộp ở môi kéo dài từ 1-3 tuần và có những đợt tái phát nếu không có biện pháp triệt để. Trong 1 năm, có những người bị tái phát 1-2 lần, có người tái phát từ 5-6 lần.

Tùy vào môi trường và điều kiện thuận lợi mà mụn nhọt ở môi có thể ở nhiều mức độ khác. Nếu sức đề kháng yếu hoặc có tiền sử mắc các bệnh viêm nhiễm thì thường tình trạng bệnh sẽ nặng hơn, tổn thương lan rộng nhiều vị trí, kéo dài và gây biến chứng. Trong những trường hợp khác, bệnh thường nhẹ và sẽ khỏi trong một vài tuần.

Nguyên nhân khiến mụn nhọt ở môi phát triển

Một số yếu tố sau đây khiến mụn nhọt ở môi phát triển:

  • Môi bị tổn thương (khô, nứt nẻ, cắn vào môi khi ăn uống)
  • Tổn thương răng miệng (viêm đường hô hấp, sốt, cảm cúm…)
  • Thời kì kinh nguyệt hoặc giai đoạn đầu mang thai.
  • Suy nhược cơ thể, tinh thần căng thẳng, chấn thương về thể chất…
  • Suy giảm sức đề kháng, hệ miễn dịch do bệnh  (HIV, ung thư, suy gan…)
  • Dùng chung vật dụng cá nhân hoặc tiếp xúc với người bệnh mà không vệ sinh bằng xà phòng.

Phương pháp điều trị mụn nhọt ở môi

Điều trị bằng Tây y

Nổi nhọt ở môi trong tình trạng nhẹ có thể điều trị nhanh chóng. Sau đây là một số loại thuốc thường dùng:

  • Thuốc kháng virus

Thuốc kháng virus để trị mụn nhọt ở môi thường là acyclovir, famcyclovir, valacylovir. Các loại thuốc này áp dụng được cho cả trường hợp nặng và nhẹ. Thuốc có tác dụng rút ngắn thời gian, hạn chế tình trạng tái phát, kìm hãm sự phát triển của bệnh. Dùng thuốc càng sớm sẽ càng có hiệu quả cao, không làm người bệnh bị khó chịu bởi cảm giác đau rát, đỏ…

Các loại thuốc kháng virus có thể dùng liều cao nhưng cần thông qua ý kiến bác sĩ. Ví dụ như acyclovir uống từ 2-3 lần trong ngày, mỗi lần khoảng 400mg, liều dùng trong 5 ngày.

Đối với người bị suy giảm hệ miễn dịch cần uống tối thiểu 10 ngày, ngoài ra, bạn có thể dùng famcyclovir với công dụng tương tự nhưng hàm lượng cao hơn.

Trong trường hợp người bệnh không dung nạp thuốc hoặc có diễn biến xấu, bác sĩ sẽ chỉ định dùng acyclovir qua đường truyền tĩnh mạch.

nổi mụn nhọt ở môi, uống thuốc

Thuốc kháng virus là cách tốt để trị mụn nhọt ở môi

  • Thuốc giảm đau

Các cơn đau rát của mụn nhọt ở môi thường không dữ dội nhưng kéo dài, vì vậy, bệnh nhân nên chọn thuốc thông thường, ít gây tai biến.

  • Thuốc bôi tại chỗ

Thuốc bôi tại chỗ dùng cho cả trường hợp nặng và nhẹ. Bệnh nhẹ có khi chỉ cần dùng thuốc bôi là khỏi.

Thuốc bôi tại chỗ gồm: kem kháng virus acyclovir, các thuốc chống bội nhiễm như dung dịch povidin và dung dịch milian. Những loại thuốc này giúp làm khô vết thương nhanh chóng, không làm trợt lở hay đóng vảy vết thương. Ngoài ra còn có chỉ số chống nắng, không gây sẹo thâm và giảm đau hiệu quả.

  • Thuốc ngăn ngừa tái phát

Thuốc ngăn ngừa tái phát được dùng cho tình trạng bệnh thường xuyên và kéo dài (tần suất tái phát mỗi năm trên 5 lần). Thuốc thường được dùng phổ biến từ 6-18 tháng, đến khi tần suất tái phát giảm còn 2 lần trở xuống thì dừng.

Bệnh nhân có thể dùng một trong số các loại thuốc ngăn ngừa tái phát sau: thuốc kháng virus acyclovir, famcyclovir và valacylovir. Liều dùng thấp hơn so với liều dùng điều trị, bạn cần hỏi ý bác sĩ trước khi dùng.

Thuốc nếu dùng lâu dài sẽ gây tác dụng phụ, vì vậy bệnh nhân cần cân nhắc về lợi ích và ảnh hưởng của thuốc.

Điều trị mụn nhọt ở môi tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng có thể điều trị mụn nhọt ở môi tại nhà nếu tình trạng nhẹ. Điều trị tại nhà đúng cách vẫn đạt hiệu quả tốt và tiết kiệm nhiều chi phí.

  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Bệnh nhân nên súc miệng bằng nước muối pha loãng để làm sạch khoang miệng, làm dịu vết thương và giảm nguy cơ bội nhiễm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tắm với nước muối ấm hay thuốc tím pha loãng.

  • Dùng son dưỡng môi để hạn chế sự bong tróc

Bạn có thể dùng son dưỡng môi không gây kích ứng như vaseline và kem chống nắng với độ SPF>=15 để ngăn chặn tình trạng nứt nẻ môi. Tuyệt đối không nên dùng kem hay phấn trang điểm để che nốt mụn nhọt hay khuyết điểm trên môi.

nổi mụn nhọt ở môi, điều trị

Mụn nhọt ở môi gây mất thẩm mỹ và là nỗi ám ảnh của phái đẹp

  • Giảm căng thẳng, stress và có chế độ dinh dưỡng khoa học

Giảm căng thẳng và lo âu, tăng cường luyện tập thể dục để tăng sức đề kháng.

Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, chú ý các loại vitamin và khoáng chất.

Không đặt tay chạm vào môi hay tác động đến vết thương vì có thể gây nhiễm trùng và lây lan.

Không dùng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm, bàn chải đánh răng, son môi, chén bát…

  • Rửa tay sau khi bôi thuốc

Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi bôi thuốc hoặc tiếp xúc với mầm bệnh để không gây xâm lấn và lây nhiễm sang người khác.

Tránh các loại thức ăn giàu arginine như đậu nành, dừa, cà rốt… Nên ăn các loại thực phẩm mềm và nhạt để tránh tác động đến vết lở loét trên môi hay vùng da xung quanh.

Uống thuốc giảm đau nếu cần thiết trong 7-10 ngày đầu tiên. Nếu bệnh kéo dài và có sự lây lan rộng, gây biến chứng hoặc xảy ra ở nhóm đối tượng như trẻ sơ sinh, thai phụ, bệnh nhân có tiền sử các bệnh khác… thì cần theo dõi của bác sĩ.

Bài viết đã cung cấp đến bạn đọc những điều cần biết về tình trạg nổi mụn nhọt ở môi. Nhìn chung, việc điều trị không khó nếu bệnh nhân thực hiện đúng cách. Chúc bạn chữa trị thành công và có nhiều sức khỏe.

Tham khảo thêm: Nguyên nhân gây nổi mụn nhọt ở mông và cách điều trị hiệu quả tại nhà

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo