Nổi mụn nhọt – triệu chứng “khóc nhè” của da vào ngày hè

Nổi mụn nhọt là một trong những nỗi phiền toái vào ngày hè, nhất là đối với phái nữ. Mụn nhọt có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể, thậm chí là ở khu vực nhạy cảm. Nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng và hệ lụy nguy hiểm. Hãy cùng bài viết sau tìm hiểu nhiều hơn về nguyên nhân và triệu chứng của nổi mụn nhọt.

>> Nổi mụn nhọt ở nách là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

>> Nổi mụn nhọt ở môi: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nổi mụn nhọt là gì?

Mụn nhọt là sự xuất hiện của các đốm mụn chứa mủ trên da, gây ra bởi sự nhiễm trùng dưới da. Các vi khuẩn sẽ xâm nhập vào lông rồi trú ẩn để sinh trưởng và lan rộng ra xung quanh. Mụn nhọt ban đầu chỉ là nốt đỏ như mụn trứng cá, về sau phát triển rộng hơn, tạo mủ và gây đau nhức cho người bệnh.

Sau một thời gian mụn nhọt hoành hành, sưng to, đốm mụn sẽ vỡ và để lại sẹo thâm gây mất thẩm mỹ.

Mụn nhọt có thể xảy ra với bất kì ai, nhất là ở trẻ nhỏ, người trong tuổi dậy thì thay đổi nội tiết tố hoặc bệnh nhân tiểu đường.

nổi mụn nhọt, nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hiện tượng nổi mụn nhọt

Triệu chứng nổi mụn nhọt

Triệu chứng của nổi mụn nhọt phụ thuộc vào điều kiện da và một số yếu tố của cơ địa. Sau đây là những triệu chứng thường gặp của mụn nhọt:

  • Xuất hiện nốt sưng đỏ trên da
  • Nhọt phát triển lớn dần
  • Hạch bạch huyết tăng lên
  • Nhọt sưng to và tạo ra nhiều đốm đỏ khác
  • Hình thành nhân mủ
  • Nổi u nhọt và ngứa
  • Vùng da bị nhọt sẽ có cảm giác đau và cộm cứng
  • Nhọt xuất hiện đơn lẻ hoặc tụ thành từng mảng

Bên cạnh đó, mụn nhọt còn một số dấu hiệu sau:

  • Sốt cao (thường gặp ở trẻ em)
  • Da bị sưng đỏ và bong tróc
  • Đau rát khi chạm vào
  • Rối loạn nhịp tim
  • Thay đổi vị giác

Mụn nhọt có thể nổi ở bất cứ đâu trên cơ thể bao gồm: nổi mụn nhọt ở chân, nổi mụn nhọt trong lỗ tai, lưng, mặt, bẹn… và một số vị trí khác tiết ra nhiều mồ hôi hoặc thường cọ sát.

Nguyên nhân nổi mụn nhọt?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mụn nhọt trên da, có thể do những tác động từ bên trong cơ thể hoặc những tác động từ bên ngoài. Với mỗi tác nhân mụn nhọt sẽ xuất hiện với các triệu chứng, tình trạng khác nhau. Theo đó, mụn nhọt có thể hình thành bởi những nguyên nhân sau:

  • Tiếp xúc với người bị nhiễm virus tụ cầu
  • Ăn uống thiếu dinh dưỡng
  • Hút thuốc lá nhiều, nghiện bia rượu
  • Vệ sinh cá nhân kém, gãi nhiều ở vị trí da bị tổn thương
  • Bệnh nhân tiểu đường
  • Ngồi lâu hoặc mặc quần bó sát
  • Thay đổi nội tiết tố cơ thể
  • Tiếp xúc với hóa chất, mỹ phẩm kích ứng da
  • Stress, căng thẳng kéo dài
  • Tuyến mồ hôi hoạt động mạnh

Những vị trí hay nổi mụn nhọt

Nhiều người chủ quan xem mụn nhọt như các loại mụn trứng cá và mụn nhiệt khác. Suy nghĩ này đã khiến bệnh nhân có những phương pháp xử lý tùy tiện sẽ rất nguy hiểm. Khi bị mụn nhọt, bệnh nhân tuyệt đối không nên nặn mụn mà cần phải thoa thuốc, uống thuốc và điều trị phù hợp.

Mụn nhọt có thể xuất hiện ở khắp các vị trí trên cơ thể, mỗi vị trí cũng sẽ có những tác động ảnh hưởng riêng tới sức khỏe. Mụn ở một số vị trí đặc biệt nếu không được điều trị tốt cho thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng rất nguy hiểm.

Sau đây là một số vị trí mụn nhọt thường gặp:

Mụn nhọt ở cổ và mụn nhọt sau gáy đầu

Mụn nhọt ở cổ và đầu còn gọi là nhọt đằng đằng, mụn chỉ mọc quanh miệng gọi là nhọt đinh râu. Những mụn nhọt này nếu không điều trị tốt sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch và có thể gây tử vong.

Mụn nhọt xương sống

Mụn nhọt mọc quanh xương sống thường tập hợp lại thành khối viêm lớn. Tình trạng này thường xảy ra ở người ăn kém, thiếu chất dinh dưỡng hoặc có tiền sử mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh lao… Nhọt xương sống tương đối nguy hiểm, nếu không điều trị sớm sẽ nguy hiểm tính mạng.

nổi mụn nhọt, vị trí

Mụn nhọt có thể gặp ở trẻ em

Nhọt mọc ở nách

Nổi mụn nhọt liên tục ở nách còn gọi là nhọt ổ gà. Đây là nhọt có nhiều mục cứng, tấy đỏ, sưng đau bên dưới da nách. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng ẩm ướt của nách, nhất là vào ngày hè hoặc cơ thể tiết nhiều mồ hôi. Để tránh mụn nhọt ở nách lan sang các vị trí khác, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Đặc biệt, cần giữ vệ sinh cá nhân và dùng phấn rôm để nách được khô thoáng.

Nổi mụn nhọt ở bộ phận sinh dục

Nổi nhọt khắp người, nhọt mọc quanh đùi và vùng kín…là những vị trí nổi nhọt gây phiền toái cho bệnh nhân, đặc biệt là vào mùa hè. Nổi mụn nhọt ở bộ phận sinh dục có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu, viêm tủy xương, viêm mủ… bệnh nhân không được chủ quan mà cần điều trị ngay từ dấu hiệu ban đầu.

Làm gì khi bị nổi mụn nhọt?

Đa số bệnh nhân bị nổi mụn nhọt có thể tự khỏi hoặc tác động đẩy nhanh quá trình bằng cách chườm khăn ấm lên mụn nhọt từ 3-4 lần trong ngày. Liên tục thực hiện trong 1 tuần, mụn nhọt sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Khi bị mụn nhọt mủ, bệnh nhân nên lau sạch và vệ sinh vết thương bằng chất khử trùng như betadine, sau đó băng vết thương bằng miếng gạc vô trùng. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ để hạn chế sự lây lan mụn nhọt sang các vùng khác. Đặc biệt, bạn nên thay băng từ 3-4 lần/ngày và bỏ băng vào thùng rác sau khi dùng.

Lưu ý vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào nốt mụn nhọt, nhất là khi mụn bị vỡ mủ. Bệnh nhân cần có khăn lau mặt riêng dùng trong giai đoạn bị mụn nhọt. Thường xuyên giặt khăn và phơi ở nhiệt độ cao để khử trùng.
Nếu tình trạng mụn nhọt không cải thiện sau 2 tuần, bạn nên đến phòng khám để có hướng xử lý tốt nhất.

Đối với trường hợp mụn nhọt kéo dài, nốt mụn sưng to cho thấy bệnh nhân có thể bị viêm tế bào do nhiễm trùng xâm nhập vào sâu lớp da bên trong. Lúc này, bạn cần điều trị bằng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

nổi mụn nhọt, lưu ý

Bệnh nhân cần lưu ý giữ vệ sinh cá nhân khi bị nổi mụn nhọt

Lưu ý khi nổi mụn nhọt

Mụn nhọt gây đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Nguy hiểm hơn, ở một số vị trí nổi mụn nhọt nếu không được điều trị tốt, chăm sóc và vệ sinh đúng cách có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe.

Do đó, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề khi bị nổi mụn nhọt để ngăn ngừa tình trạng này phát triển, lây lan gây ảnh hưởng, biến chứng nguy hiểm. Cụ thể là:

  • Giữ vệ sinh môi trường và cơ thể
  • Dọn dẹp phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ, lau chùi thường xuyên và nên mở cửa sổ vào buổi sáng để đón ánh mặt trời.
  • Chăn, gối, nệm nên giặt giũ và phơi ngoài nắng thường xuyên.
  • Giữ đôi tay luôn sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi chăm trẻ.
  • Tắm gội mỗi ngày, chọn trang phục có chất liệu mềm mịn, thấm hút tốt.
  • Thay quần áo ngay khi ra mồ hôi hoặc dính bẩn.
  • Không chà xát vào vết rôm sẩy hoặc vết thương trên da.
  • Tạo thói quen ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng để cải thiện hệ miễn dịch. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các mẹ nên cho bé bú ít nhất 6 tháng đầu để tăng cường sức đề kháng.

Nổi mụn nhọt không khó để phòng tránh. Vì vậy, bạn cần thực hiện ngay để hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngay khi có dấu hiệu bệnh, bạn cần điều trị thích hợp để tránh biến chứng. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp đủ thông tin cần thiết cho bạn đọc. Chúc bạn sớm khỏi bệnh và có nhiều sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo