Nhuộm tóc khi bị bệnh vảy nến da đầu: 9 điều bạn cần phải biết
Những người bị bệnh vảy nến nhận thức rõ những nguy cơ da bị kích ứng hoặc bào mòn do sử dụng hóa chất. Những hóa chất thậm chí có thể làm bùng phát một cơn vảy nến, trong đó có vảy nến da đầu. Mặc dù vảy nến da đầu có thường kéo dài hết cuộc đời nhưng nó không ngăn cản được nhiều người làm mới bản thân với một mái tóc có màu sống động và sôi nổi. Vậy cần làm gì để có được màu tóc nhuộm mà vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến vảy nến da đầu?
Bài nên đọc:
Trong khi nhiều bệnh nhân tự hạn chế cuộc sống của mình trong những khuôn khổ để làm giảm sự bùng phát của vảy nến thì có rất nhiều người muốn có một mái tóc vàng, đỏ hoặc xanh… Nhuộm tóc khi bị vảy nến không đơn giản chỉ là lấy chai thuốc từ kệ và quết lên tóc. Người bệnh có thể gặp phải những phản ứng xấu khi thuốc nhuộm tiếp xúc với da đầu, cổ, vai và da mặt.
Việc nhuộm tóc thường hoàn thành ở tận chân tóc, vì vậy người bị vảy nến da đầu cần hết sức cẩn thận để tránh những phản ứng không mong muốn. Dưới đây là một số lời khuyên nhằm giúp người bệnh tránh các rủi ro khi nhuộm tóc trong tình trạng bị vảy nến da đầu.
1. Thông báo với thợ làm tóc về tình trạng vảy nến da đầu
Người bệnh nên nói chuyện với thợ làm tóc trước đó về tình trạng da đầu của mình. Nếu họ chưa có kinh nghiệm nhuộm tóc cho người bị vảy nến da đầu thì hãy cung cấp cho họ một số nguồn uy tín về tình trạng bệnh của mình để người thợ biết nên cân nhắc những điều cần tránh để không khiến bệnh nặng hơn.
Trước khi nhuộm tóc, bạn nên thông báo rõ tình trạng da của mình với thợ nhuộm
2. Thực hiện những kiểm tra thuốc trước khi nhuộm
Người bệnh nên kiểm tra độ an toàn của thuốc tẩy hoặc thuốc nhuộm tóc trên một phần nhỏ của mái tóc. Nên test thử trên phần tóc gáy. Đây là khu vực nhạy cảm, giúp phát hiện các phản ứng bất lợi tốt nhất khi sử dụng thuốc cho tóc.
Nếu sau 24 giờ, người bệnh không gặp bất kỳ vấn đề nào với da thì người bệnh có thể sử dụng thuốc cho những phần còn lại của mái tóc. Luôn đảm bảo rằng người nhuộm thực hiện theo hướng dẫn của sản phẩm một cách cẩn thận.
3. Cẩn thận hơn với phần da quanh khuôn mặt
Thuốc nhuộm tiếp xúc với da mặt, bao gồm trán của người bệnh có thể làm da bị ố màu và thúc đẩy vảy nến bùng phát.
Một số thợ nhuộm tóc chuyên nghiệp sẽ bôi một lớp dầu bôi trơn quanh tai, cổ và vùng da nhạy cảm khác để bảo vệ da khỏi tiếp xúc với thuốc nhuộm.
4. Không nhuộm tóc khi đang bị bùng phát vảy nến
Nếu bệnh vảy nến da đầu đang ở tình trạng xấu, người bệnh không nên tiến hành nhuộm tóc cho đến khi bệnh vảy nến đã được kiểm soát tốt hơn.
Không nhuộm tóc khi vảy nến da đầu đang bùng phát
Bên cạnh đó, sử dụng thuốc khi đang bị vảy nến có thể khiến tóc bị vón cục, màu khó lên và làm tăng khả năng thuốc nhuộm gây kích ứng bất lợi cho vùng da bị vảy nến.
5. Sản phẩm “tự nhiên” không hẳn là an toàn
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm tự được gắn nhãn là tự nhiên. Tuy nhiên không phải mọi sản phẩm cứ đến từ tự nhiên là an toàn cho da.
Người dùng nên tự kiểm tra thành phần của sản phẩm. Nên tránh xa những sản phẩm có hàm lượng cồn cao vì chúng có thể làm khô da hơn.
6. Thận trọng với paraphenylenediamine
Phân tử p-phenylenediamine là thành phần của paraphenylenediamine (PPD), một trong những “thủ phạm” đứng sau những phản ứng dị ứng gây ra bởi thuốc nhuộm tóc. Nghiên cứu đã cho thấy, chất này liên quan đến một số biến chứng như suy hô hấp và có thể gây tử vong.
Người bị vảy nến nên tránh xa những sản phẩm nhuộm tóc có liệt kê những thành phần kể trên. Những thành phần hóa học này thường dễ phát hiện ở những thuốc nhuộm tóc màu nâu hoặc đen.
7. Thử nhuộm với thuốc nhuộm henna nhưng không phải henna đen
Nếu muốn có một mái tóc màu đỏ hoặc nâu đỏ, người bệnh hoàn toàn có thể thử các loại thuốc nhuộm henna vì loại này này nhẹ hơn các thuốc nhuộm khác.
Người bị vảy nến có thể sử dụng thuốc nhuộm tóc Henna
Tuy nhiên người bệnh không nên nhuộm henna nâu sẫm hoặc màu đen vì những thuốc màu này có hàm lượng PPD cao và có thể gây kích ứng bất lợi cho da nhạy cảm.
8. Cần thận trọng với những hậu quả của nhuộm tóc
Trước khi nhuộm tóc, người bệnh cần xác định về nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Một số sản phẩm chữa bệnh vảy nến da đầu có thể tương tác với thuốc nhuộm tóc. Tác dụng phụ phổ biến và ít nguy hiểm nhất là đổi màu tóc. Trong một số ít trường hợp, người bệnh có thể gặp phản ứng dị ứng.
9. Thận trọng với phản ứng dị ứng
Một số phản ứng dị ứng có thể xảy ra do thuốc nhuộm thường liên quan đến PPD. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng dị ứng như da đỏ, sưng, nóng rát hoặc châm chích.
Những triệu chứng này thường xảy ra trong khoảng 48 giờ sau khi nhuộm tóc. Các triệu chứng có thể xuất hiện trên mí mắt, da đầu hoặc các khu vực khác của cơ thể. Nếu người bệnh đau đớn, sưng tấy hoặc phồng rộp, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ.
Trên đây là những lời khuyên cho những bệnh nhân vảy nến da đầu trước khi nhuộm tóc. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp người bệnh có được màu tóc như ý mà không gặp phải những phản ứng nguy hiểm đối với da và sức khỏe.
Xem thêm: Những cách trị vảy nến da đầu hiệu quả người bệnh cần biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!