Cảnh báo: Những tác nhân khiến bệnh vảy nến tái phát trở lại
Bệnh vảy nến tái phát liên tục khiến người bệnh lo lắng, ăn không ngon, ngủ không yên. Ngoài một số nguyên nhân khách quan thì việc bệnh tái phát có thể do từ chính lối sống không lành mạnh của người bị!
Bệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh vảy nến?
Vảy nến được xem như một trong những căn bệnh da liễu quái ác nhất hiện nay, khiến những người không may mắc phải chịu biết bao nỗi thống khổ! Bệnh này do tăng sinh tế bào và viêm với những triệu chứng là từng mảng da lớn màu đỏ tía trên da hoặc những mảng vảy trắng bạc, xếp thành từng lớp như vảy cá và rất dễ bong tróc. Bệnh thường xuất hiện ở các vị trí trên cơ thể như: móng tay, móng chân, cùi chỏ, da đầu,… trường hợp vảy nến nặng có thể lan khắp toàn thân khiến cả người bệnh nhân đỏ như con tôm luộc.
Hình ảnh về bệnh vảy nến
Hiện nay, Y học thế giới vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng gây ra bệnh vảy nến là gì. Theo nhiều nghiên cứu, thì bệnh vảy nến mối liên hệ lớn đến gen và rối loạn hệ miễn dịch ở người bệnh, một số nguyên nhân khác cũng góp phần như: béo phì, ô nhiễm môi trường sống, thời tiết, sử dụng thuốc,…
Cùng với việc chưa xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh thì Y học thế giới cũng chưa tìm ra loại thuốc hay phương pháp nào có thể dùng đặc trị căn bệnh này. Mọi biện pháp hiện tại đều chỉ nhằm mục đích giảm các triệu chứng và đẩy lùi bệnh càng lâu càng tốt.
Không những khó trị mà còn hay tái phát liên tục khiến người bệnh vô cùng khổ sở. Vậy nguyên nhân nào khiến bệnh vảy nến tái phát và làm thế nào để kiểm soát bệnh hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay sau đây!
Những tác nhân nào khiến bệnh vảy nến tái phát?
Dưới đây là những tác nhân có thể khiến bệnh vảy nến bùng phát trở lại, người bệnh cần lưu ý tuyệt đối!
-
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá có hại đến sức khỏe như thế nào, gây ảnh hưởng đến tim và phổi ra sao thì từ xưa đến nay ai nấy đều biết. Tuy nhiên mối liên hệ giữa việc hút thuốc lá và căn bệnh vảy nến thì chưa hẳn nhiều ngươi đã nắm được rõ!
Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu tại Mỹ, những người hay hút thuốc lá có nguy cơ mắc vảy nến cao hơn gấp nhiều lần so với những người không hút. Và hút thuốc lá được xem như một trong những nguyên nhân gây khởi phát căn bệnh này. Nguyên nhân có thể là do vảy nến là một căn bệnh tự miễn, trong khi đó chất độc hại nicotin có trong thuốc lá lại gây ra sự thay đổi hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, khói thuốc lá còn chứa nhiều thành phần gây tổn thương tế bào!
Hút thuốc lá không chỉ khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh vảy nến mà còn khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nếu người bệnh đã được điều trị bệnh vảy nến hiệu quả, tạm thời đẩy lùi được các triệu chứng bệnh mà lại đi hút thuốc lá thì sẽ khiến bệnh vảy nến tái phát trở lại. Vì vậy, người mắc bệnh tuyệt đối không được hút thuốc lá!
-
Uống rượu
Rượu chính là một trong những tác nhân lớn nhất khiến bệnh vảy nến tái phát. Theo các số liệu thống kê, số lương bệnh nhân vảy nến mắc chứng nghiên rượu lên đến 32%!
Tác hại lớn nhất của rượu là gây ra sự suy giảm miễn dịch, khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng và tổn thương, từ đó làm cho tình trạng bệnh vảy nến diễn biến xấu đi. Đặc biệt, nếu bệnh nhân uống rượu khi đang sử dụng các loại thuốc Methotrexate, Cyclosporine hay Acitretin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Nếu người bệnh muốn điều trị bệnh vảy nến và không bị căn bệnh quái ác này quay lại ghé thăm nữa thì nên tránh xa rượu ngay!
-
Do sử dụng một số loại thuốc
Một nguyên nhân nữa khiến bệnh vảy nến tái phát là do việc sử dụng một số loại thuốc của người bệnh. Các loại thuốc như Lithium (thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực), thuốc sốt rét hay một số loại thuốc beta-blocker (chuyên trị cao huyết áp, tim mạch, rối loạn nhịp tim) có thể khiến vảy nến quay trở lại tấn công người bệnh.
-
Tâm trạng lo âu, căng thẳng của người bệnh
Khi mắc bệnh vảy nến, người bệnh không tránh khỏi những tâm lý lo âu, căng thẳng do mặc cảm với người ngoài về làn da sần sùi, xấu xí của mình, nhất là khi đi đến những nơi công cộng, những mảng vảy bong tróc rơi ra ngoài trông rất mất vệ sinh. Nhiều người thậm chí đã mắc bệnh trầm cảm sau khi bị vảy nến. Chính điều này khiến bệnh trở nặng và thường xuyên tái phát trở lại.
Để giúp bệnh vảy nến được kiểm soát tốt, người bệnh cần vui vẻ, lạc quan, luôn giữ tinh thần thoải mái. Người bệnh có thêm tìm cho mình những thú vui như đọc sách, nghe nhạc, tập Yoga để giúp quên đi những căng thẳng, muộn phiền hoặc tham gia vào hội Những người mắc vảy nến để cùng nhau tâm sự, chia sẻ những kinh nghiệm đối phó với bệnh.
-
Yếu tố thời tiết
Thời tiết cũng chính là một nguyên nhân gây ra và khiến bệnh vảy nến tái phát. Khi thời tiết thay đổi bất thường, trở nên quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến da người bệnh bị khô và tăng nguy cơ mắc bệnh trở lại. Ngoài ra, bệnh vảy nến thường có xu hướng bùng phát nhiều hơn vào mùa thu.
Nếu da bệnh nhân vảy nến xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi thời tiết thay đổi thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
-
Nhiễm khuẩn
Quá trình sinh hoạt, vệ sinh không đúng cách hàng ngày khiến da bị nhiễm khuẩn, cùng với việc sử dụng các chất tẩy rửa có hoạt chất quá mạnh chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh vảy nến tái phát trở lại.
Người bệnh phải làm gì để giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh vảy nến tái phát?
Nếu không muốn bị bệnh vảy nến tiếp tục làm phiền nữa thì người bệnh cần xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học, bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng và kiêng khem những thực phẩm không tốt cho bệnh. Để làm được như vậy thì người bệnh cần lưu ý kỹ những điều sau đây:
- Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm rửa, thay quần áo và giặt giũ thường xuyên. Khi phơi quần áo, người bệnh nên phơi ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi khói, bụi ô nhiễm.
- Bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho người bệnh vảy nến như mè đen, cá biển, ngao sò,…, hoa quả giàu chất chống oxy hóa như: bưởi, nho,… Hạn chế ăn các thực phẩm như bơ sữa, thịt đỏ, đồ ăn vặt,…
Xem thêm: Bệnh vảy nến nên ăn và không nên ăn gì?
- Thường xuyên uống nước để da không bị khô ráp. Sau khi tắm nên bôi kem dưỡng ẩm hoặc dầu dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm cho da.
- Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại
- Tuyệt đối không uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích khác.
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, tránh những căng thẳng, lo âu. Stress không giải quyết được bệnh, stress chỉ khiến bệnh vảy nến tái phát và nặng thêm.
- Không kỳ cọ, bóc các mảng da bị vảy nến. Không gãi vì sẽ khiến các vùng da bị vảy nến trầy xước, gây lở loét, nhiễm khuẩn,…
Trên đây là những thông tin hữu ích về những tác nhân có thể khiến bệnh vảy nến tái phát trở lại. Bệnh vảy nến rất dai dẳng và khó điều trị, người bệnh có khi phải sống chung với nó cả đời vì vậy nếu muốn điều trị, đầy lùi căn bệnh này hiệu quả thì cần sự chú ý và kiên trì rất lớn!
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!