Chàm cơ địa ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh chàm cơ địa ở trẻ nhỏ (còn gọi là chàm thể tạng) có thể gặp ở bất kì trẻ nhỏ nào. Đây là bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Vậy khi trẻ bị chàm cơ địa cần phải làm gì và nên phòng tránh bệnh ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bạn nên đọc:

>> 5 dấu hiệu chứng tỏ con bạn đã mắc bệnh chàm

>> Điều trị chàm ở trẻ: Tuyệt đối không được bỏ qua điều này!

Thống kê của ngành da liễu thế giới, độ tuổi phát bệnh chàm cơ địa ở trẻ nhỏ thường gặp là 2 tháng đầu. Có tới 60% trẻ bị chàm cơ địa phát hiện ra bệnh trong nằm đầu đời, 30% trong 5 năm đầu và chỉ có 10% phát bệnh ở độ tuổi từ 6 đến 20. Có khoảng 70% trẻ bị chàm cơ địa sẽ khỏi bệnh khi lớn lên, còn 30% trường hợp bệnh sẽ kéo dài dai dẳng.

Nguyên nhân gây bệnh chàm cơ địa ở trẻ nhỏ

Chàm cơ địa ở trẻ nhỏ là bệnh có yếu tố di truyền, các nhà khoa học chỉ ra hai nguyên nhân thường gặp đó là:

Tính đến nay bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đã giúp đông đảo người bệnh thoát chàm eczema, phục hồi da và hạn chế bệnh quay lại...

Yếu tố di truyền

Bệnh thường gặp ở những trẻ có tiền sử mắc bệnh về dị ứng như viêm mũi xoang, hen, nổi mẩn ngứa, dị ứng, mề đay. Nếu cả bố và mẹ cùng bị chàm cơ địa thì có tới 80% con bị di truyền căn bệnh này.

chàm cơ địa ở trẻ nhỏ

Bệnh thường gặp ở những trẻ có tiền sử mắc bệnh về dị ứng như viêm mũi xoang, hen, nổi mẩn ngứa, dị ứng, mề đay

Yếu tố gây bệnh khởi phát và trầm trọng hơn

Trẻ có thể bị dị ứng các loại thức ăn như: Thịt gà, thịt bò, hải sản, sữa… Nếu tránh được những loại thực phẩm này thì các triệu chứng của bệnh sẽ giảm đi đáng kể.

Bệnh chàm cơ địa ở trẻ nhỏ rất dễ tái phát và nhạy cảm khi trẻ mọc răng, tiêm chủng hoặc do môi trường thay đổi. Bệnh trở nên nguy hiểm hơn khi trẻ tiếp xúc với gia cầm, lông súc vật hay do trẻ mặc đồ len, dạ…

Triệu chứng của bệnh chàm cơ địa ở trẻ nhỏ

Biểu hiện của bệnh chàm cơ địa ở trẻ nhỏ tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh khác nhau:

Giai đoạn cấp tính: Xuất hiện triệu chứng ngứa, nổi mẩn thành từng đám, đóng vảy, mụn đỏ li ti ở vùng trán, má, cổ… Đây đều là những triệu chứng dễ nhận biết, các bậc phụ huynh cần lưu ý.

Giai đoạn mãn tính: Những mụn nước bắt đầu vỡ, chảy dịch vàng. Khi thấy trẻ có những triệu chứng này, cha mẹ cần đưa trẻ tới phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị. Bên cạnh đó, cần hạn chế để trẻ gãi nhiều vì có thể gây ra tình trạng viêm lan rộng hơn.

chàm cơ địa ở trẻ nhỏ triệu chứng nhận biết

Xuất hiện triệu chứng ngứa, nổi mẩn thành từng đám, đóng vảy, mụn đỏ li ti ở vùng trán, má, cổ… 

Cách điều trị bệnh chàm cơ địa ở trẻ nhỏ

Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sáng (Trưởng Bộ môn Nhi – ĐH Y dược Hải Phòng): Để điều trị bệnh chàm cơ địa ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần thận trọng trong việc sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị phù hợp. Có thể sử dụng một số loại thuốc trị chàm cơ địa ở trẻ nhỏ dưới đây:

Điều trị bằng Tây y

Việc điều trị chàm cơ địa ở trẻ nhỏ rất khó khăn, vì trẻ em chưa thể sử dụng nhiều các loại thuốc. Tuy nhiên, có thể dùng một số biện pháp Tây y can thiệp giúp chống ngứa, dị ứng như chlorpheniramin. Nếu bệnh trong giai đoạn đầu có thể sử dụng hồ nước để giảm bớt ngứa, tránh tình trạng bệnh thêm nặng hơn.

Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại dung dịch như: Jarish, natri clorid 0,9%; thuốc tím 0,001%; vioform 1%. Không được sử dụng các loại dung dịch có axit boric cho trẻ em, vì có thể gây ra những tổn thương nguy hiểm cho trẻ.

Việc sử dụng thuốc Tây giúp giảm bệnh nhanh, tuy nhiên có thể tái phát sau 1-2 tuần nếu ngưng sử dụng thuốc. Nếu trẻ dùng quá nhiều thuốc Tây có thể gây ra hiện tượng miễn nhiễm với thuốc và rất khó điều trị.

chàm cơ địa ở trẻ nhỏ dùng thuốc bôi điều trị

Dùng thuốc bôi ngoài trị chị bệnh chàm cơ địa ở trẻ nhỏ

Điều trị bằng thuốc Đông y

Sử dụng các bài thuốc Đông y trị chàm cơ địa ở trẻ em hiệu quả đó là:

– Thuốc ngâm rửa: Từ các loại dược liệu như trầu không, ô liên rô, mò trắng, ích nhĩ tứ. Công dụng giúp sát khuẩn vùng da bị tổn thương, làm mềm lớp da bên ngoài và tránh tình trạng bệnh lan rộng.

– Thuốc bôi ngoài: Nguyên liệu từ mật ong, thiên mã hồ, bí đao, tang bạch bì… Giúp tái tạo các tế bào da bị viêm, tăng cường độ đàn hồi của da, làn da trở lại trạng thái như ban đầu.

– Thuốc sắc uống: Các vị thuốc như bồ công anh, kim ngân hoa, tang bạch bì. Tác dụng đào thải chất cạn bã gây hại cho cơ thể, giải độc gan, thận.

Trên đây là nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh chàm cơ địa ở trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo để chữa trị bệnh một cách an toàn và hiệu quả cho bé yêu nhà mình nhé.

Xem thêm: Bệnh chàm ở trẻ em những lưu ý mẹ nên biết và cách điều trị

HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo