Cảnh giác: Những nguyên nhân khiến bệnh tổ đỉa ngày một trầm trọng!

Dưới đây là những nguyên nhân khiến bệnh tổ đỉa nặng hơn, điều trị chán chê mà mãi không thuyên giảm! Người bệnh cùng xem qua để tránh nhé!

Bài nên đọc:

>> Cách trị tổ đỉa bằng Đông và Tây y an toàn, hiệu quả!

>> Chữa tổ đỉa bằng Đông y có hiệu quả không?

Không giữ gìn vệ sinh tay chân sạch sẽ!

Tổ đỉa là bệnh da liễu bùng phát ở các vùng rìa và lòng bàn tay, bàn chân của người bệnh. Vì vậy việc giữ vệ sinh sạch sẽ những khu vực này là vô cùng quan trọng, nhằm tránh cho vùng da bệnh không bị nhiễm khuẩn, từ đó dẫn đến tình tạng các triệu chứng tổ đỉa ngày một trầm trọng!

vệ sinh tay chân sạch sẽ

Tưởng chừng như tuyệt vọng vì những mảng mụn nước nổi dày kín bàn tay, anh Nguyễn Duy Linh (Hồ Chí Minh) đã thoát "nỗi ám ảnh" bệnh tổ đỉa nhờ bài thuốc này.

Tuy nhiên, có một điều chúng tôi phải lưu ý kỹ với người bệnh, đó là: Vệ sinh tay chân sạch sẽ không có nghĩa là lúc nào cũng rửa tay chân, rửa 24/24! Người bệnh chỉ rửa ráy, vệ sinh khi tay chân bị bẩn và những khi cần thiết.

Bên cạnh đó, người bệnh không nên sử dụng những loại xà phòng, dung dịch rửa tay thông thường do những loại này thường chứa nhiều hóa chất tẩy rửa mạnh, có thể gây tổn thương cho vùng da bị bệnh. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn được sản phẩm phù hợp.

Căng thẳng, lo âu quá mức!

Mặc dù stress không phải là nguyên nhân  gây ra bệnh nhưng nó lại là nguyên nhân khiến bệnh tổ đỉa nặng hơn, diễn biến bệnh xấu đi!

Theo đó, những căng thẳng về tâm lý, lo lắng quá mức sẽ khiến cơ thể sản sinh thêm nhiều hooc – môn cortisol, gây ức chế hệ thông miễn dịch, kích hoạt phản ứng viêm và làm cho các tế bào da không hoàn thành “trọng trách” giữ nước của mình, từ đó khiến bệnh tổ đỉa ngày một trầm trọng thêm.

Bệnh tổ đỉa tàn phá nghiêm trọng ngoại hình của người bệnh, lại còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của họ nên việc lo lắng, căng thẳng cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, để bệnh sớm thuyên giảm thì người bệnh nên cố gắng giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, tốt nhất là tự tìm cho những thú vui giết thời gian, quên đi bệnh tật như: nghe nhạc, đọc sách, xem phim,…

Không kiêng khem kỹ lưỡng!

Một trong những nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa chính là do người bệnh bị dị ứng với thực phẩm, ăn phải thực phẩm lạ. Vì vậy trong quá trình điều trị bệnh, ngoài việc sử dụng đầy đủ thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh còn cần kiêng khem kỹ lưỡng các thực phẩm gây hại cho bệnh, bên cạnh đó bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, cụ thể như sau:

  • Người bệnh tổ đỉa nên ăn:

+ Các loại rau củ quả giúp cung cấp vitamin, bổ sung sức đề kháng cho cơ thể.

+ Các thực phẩm giàu protei như lòng trứng, thịt lớn,…

+ Các loại ngũ cốc như ngô, khoai mỳ,…

+ Các nhóm thực phẩm giàu tinh bột như khai lang, bí đỏ,…

ngũ cốc

  • Người bệnh tổ đỉa không nên ăn:

+ Các thực phẩm tanh như thủy, hải sản do dễ gây dị ứng

+ Các thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo và được chế biến quá kỹ

+ Tuyệt đối không dính đến rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích!

Người bệnh gãi các vùng da bị tổ đỉa!

Đây cũng một trong những nguyên nhân khiến bệnh tổ đỉa nặng hơn mà người bệnh cần hết sức lưu ý! Khi bị tổ đỉa, vùng tay chân của người bệnh sẽ trở nên cực kỳ ngứa ngáy khó chịu, cảm giác như có cả đàn kiến thi nhau bò trên lòng bàn tay, bàn chân. Vậy nhưng người bệnh tuyệt đối không được gãi, gãi có thể khiến các nốt mụn nước vỡ troét, gây viêm nhiễm da, khiến bệnh lan sang cả các vùng da lành, trường hợp nặng, người bệnh có thể bị bội nhiễm, viêm mô tế bào, nổi hạch bạch huyết,…

Nếu ngứa quá không chịu được thì phải làm sao? Trong trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng một số loại dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu để bôi lên các vùng da bệnh, vừa an toàn lại giúp giảm ngứa hiệu quả!

Tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại!

tiếp xúc với các hóa chất độc hại

Tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại như xi măng, chất tẩy rửa nồng độ mạnh,… không chỉ là nguyên nhân khiến bệnh tổ đỉa nặng hơn mà còn khiến bệnh tái phát liên tục. Nếu công việc hàng ngày của người bệnh yêu cầu  phải tiếp xúc với hóa chất thì khi làm việc cần đeo đầy đủ bao tay để bảo vệ, hạn chế sự tiếp xúc xuống mức thấp nhất. Ngoài ra, sau khi tiếp xong cần rửa lại tay chân sạch sẽ!

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam

ĐỪNG BỎ LỠ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo