Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị chàm ngứa?
Trẻ bị chàm ngứa thường xuất hiện khi trẻ được khoảng 2 tháng tuổi, với những triệu chứng điển hình như các vết sần trên cằm hoặc má. Nhiều bậc phụ huynh thường nhầm lẫn đó là dấu hiệu của bệnh lác sữa, nhưng thực chất đó là bệnh chàm ngứa hay còn gọi là viêm da cơ địa, viêm da chàm ở trẻ nhỏ.
>> Bệnh chàm ngứa – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
>> Trẻ sơ sinh bị chàm thì bôi thuốc gì cho an toàn?
Cần phân biệt giữa chàm ngứa – viêm da cơ địa – nẻ
Trẻ bị chàm ngứa là một bệnh mãn tính và thường kéo dài dai dẳng. Trẻ thường mắc bệnh này trong độ tuổi từ 2 đến 6 tháng, với biểu hiện là da nhạy cảm, khô sần và nổi mẩn ngứa. Viêm da dị ứng là tình trạng da bị nổi mẩn ngứa, dị ứng nhưng không kéo dài như bệnh chàm. Nguyên nhân khiến da bị dị ứng có thể do tiếp xúc với hóa chất hoặc do thức ăn không phù hợp.
Còn bệnh nẻ là hiện tượng da bị nứt do thời tiết hanh khô, nhất là vào mùa đông. Trẻ bị chàm ngứa ban đầu xuất hiện những nốt sần khô, chảy nước trên vùng má của trẻ. Sa khi các vết chàm bớt dần, sẽ nổi lên tại các nếp gấp ở cổ, nách, khuỷu tay hoặc cổ chân, khoeo chân… Thậm chí, có những trẻ bị sần khô và nổi ngứa toàn thân.
Khi trẻ bị chàm ngứa sẽ rất khó chịu và muốn gãi.
Khi trẻ bị chàm ngứa sẽ rất khó chịu và muốn gãi. Do đó, ở những trẻ nhỏ thường nệm hoặc áp mặt vào chiếu để đỡ ngứa, còn những trẻ lớn hơn sẽ dùng tay để gãi. Khi gãi nhiều lần sẽ làm cho da ở vùng da đó bị trầy xước, lở loét tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập.
Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm ngứa
Bệnh chàm ngứa ở trẻ có thể do gen, cơ địa hoặc do yếu tố di truyền. Nếu gia đình có tiền sử bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng hay chàm thì trẻ cũng có khả năng mắc bệnh chàm cao. Trẻ có cơ địa này khi tiếp xúc với những yếu tố dễ dị ứng sẽ có triệu chứng của viêm da. Trong đó phải kể tới những tác nhân thường gặp như:
Do nguồn sữa: Nếu trẻ bị dị ứng sữa, có thể bị chàm sớm hơn ở khoảng 1 – 2 tháng tuổi. Sữa bò được xác định là nguyên nhân chính gây ra bệnh chàm ở trẻ, trong đó sữa mẹ có xác suất thấp hơn. Do đó, khi mẹ uống sữa bò những chất đạm có trong sữa sẽ bài tiết qua sữa mẹ, trẻ sẽ gián tiếp uống sữa bò và một số ít trường hợp bị dị ứng.
Khi trẻ lớn hơn và ít sử dụng sữa hơn, thì lại có một số loại thức ăn là nguyên nhân gây khởi phát bệnh chàm ngứa ở trẻ em.
Các loại hóa chất có trong nước xả vải hay xà phòng tắm có mùi thơm cũng là tác nhân gây chàm ở trẻ.
Sữa bò được xác định là nguyên nhân chính gây ra bệnh chàm ở trẻ.
Để phát hiện các nguyên nhân gây bệnh chàm ngứa ở trẻ em, cha mẹ cần lưu ý như sau:
Chàm ngứa là bệnh do dị ứng gây ra bởi một hoặc nhiều yếu tố khác nhau. Xét nghiệm máu không thể xác định được nguyên nhân chính xác. Bác sĩ chỉ có thể chẩn đoán bệnh thông qua những yếu tố môi trường gây tác động tới trẻ.
Ví dụ: Khi nghi ngờ trẻ bị chàm dị ứng do sữa bò, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ ngừng uống sữa. Nếu sau một thời gian các vết chàm bớt dần, sẽ tiếp tục cho trẻ uống loại sữa đó. Còn trong trường hợp trẻ bị chàm trở lại sẽ ngưng, rồi tiếp tục cho trẻ uống. Nếu trong 24h đầu trẻ bị nổi mẩn ngứa, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây chàm là do uống sữa.
Trong một số trường hợp, việc chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh chàm ngứa ở trẻ là rất khó. Trong môi trường tồn tại nhiều yếu tố, dù đó không phải là nguyên nhân trực tiếp, tuy nhiên chỉ cần có yếu tố này cũng khiến da trẻ bị dị ứng hay nổi chàm.
Những biện pháp phòng tránh trẻ bị chàm ngứa
Nếu trẻ bị dị ứng sữa bò cần cho trẻ bú sữa mẹ. Trong trường hợp không có sữa mẹ, có thể sử dụng sữa bò công thức có nguồn gốc từ đậu nành.
Cho trẻ sử dụng loại sữa tắm có nguồn gốc từ thiên nhiên, xà phòng không có hương liệu
Cho trẻ sử dụng loại sữa tắm có nguồn gốc từ thiên nhiên, xà phòng không có hương liệu tổng hợp, không có mùi. Ngoài ra, không nên để trẻ ngồi trong bồn tắm và tránh tiếp xúc với hóa chất quá lâu.
Nên cho trẻ tắm nước mát, tránh tắm nước ấm vì sẽ nhanh bốc hơi khiến cho vùng da nhanh khô và dễ nổi mẩn ngứa.
Cho trẻ trong phòng có nhiệt độ thích hợp khoảng 16-24 độ C, không nên để trẻ đổ mồ hôi vì có thể sẽ là nguyên nhân gây bệnh chàm.
Mặc vải cotton cho trẻ giúp giúp kích ứng da hoặc tránh mặc vải len, thô ráp vì có thể gây kích ứng vùng da bị chàm.
Để phòng tránh và điều trị trẻ bị chàm ngứa, các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi các yếu tố khởi phát khiến trẻ bị chàm ngứa và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách phòng ngừa hiệu quả.
Xem thêm: Bệnh chàm ở trẻ em những lưu ý mẹ nên biết và cách điều trị
HỮU ÍCH:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!