Bệnh chàm ngứa – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Chàm ngứa ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, vì thế hiểu rõ bệnh giúp ích rất nhiều trong điều trị và phòng tránh. Cùng tìm hiểu chàm ngứa ở bài viết này.

Xin hỏi, em bị ngứa rất nhiều và nổi mẩn đỏ như bị sưng. Những mẩn đổ này có khi lặn hết, có khi không gãi cũng tự mọc lên và có cả mụn nước. Nhiều người nói em bị chàm ngứa. Vậy bệnh chàm ngứa  là gì? Cách trị chàm ngứa nhanh nhất là cách nào ạ?

Em xin cám ơn!
(Hồ Minh Ngọc, 22 tuổi)

Với những câu hỏi của bạn Cẩm nang da liễu trả lời như sau:

Chàm ngứa là gì? Triệu chứng của chàm ngứa

Theo thông tin từ Magforwomen, chàm hay chàm ngứa là biểu hiện dị ứng da, đây là bệnh da liễu phổ biến khiến 17% dân số mắc phải, trong đó, gần 40-60% trẻ bị bệnh. Đúng như tên gọi chàm ngứa, da sẽ ngứa ngáy kinh khủng và loét ra.

Theo Hiệp hội Eczema Hoa Kỳ, triệu chứng của bệnh chàm trên mỗi người là khác nhau, thậm chí ở những vùng khác nhau trên cơ thể hoặc vào thời điểm khác nhau đều cho những triệu chứng khác nhau.

Tuy nhiên, ngứa là triệu chứng chung, một số người ngứa nhẹ nhưng cũng có người ngứa vừa và nặng. Ngứa quá mức khiến bệnh nhân gãi cho đến khi chảy máu khiến bệnh nặng hơn.

Tính đến nay bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đã giúp đông đảo người bệnh thoát chàm eczema, phục hồi da và hạn chế bệnh quay lại...

Chàm ngứa còn đi kèm các biểu hiện khác như:

  • Da khô, nhạy cảm
  • Da đỏ, viêm
  • Mảng da sẫm màu
  • Da thô, rám, bong vảy
  • Sưng

Nguyên nhân bị chàm ngứa

Có 3 nguyên nhân chính gây chàm ngứa là do cơ địa, kháng dị nguyên và thói quen sống. Cụ thể:

– Chàm ngứa do cơ địa: Đây là nguyên nhân gây bệnh từ bên trong bao gồm:

+ Tính di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh chàm thì người thân có khẳ năng mắc bệnh rất cao.

+ Do rối loại nội tiết: Các thay đổi về hệ bài tiết, tiêu hóa, nội tiết trong cơ thể con người đều là nguyên nhân gây bệnh chàm.

+ Người có bệnh như viêm mũi xoang, viêm gan, hen suyễn…khả năng bị bệnh chàm rất cao.

– Chàm do kháng dị nguyên: Đây là các yếu tố từ bên ngoài gồm có:

+ Do ô nhiễm môi trường, thay đổi thời tiết khiến da bị kích ứng.

+ Những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, hóa chất độc hại như cao su, sơn, phân bón, thuốc trừ sâu…đều có nguy cơ mắc bệnh chàm

+ Một số người do dị ứng với các vật dụng thường ngày như quần áo, chăn màn, mỹ phẩm…

+ Dị ứng đồ ăn: Các loại thức ăn dễ gây dị ứng như các loại hải sản, trứng, …cũng khiến nhiều người mắc bệnh chàm.

– Chàm ngứa do thói quen sống:

+ Vệ sinh cá nhân kém là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh ngoài da trong đó có bệnh chàm.

+ Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng như thiên về thức ăn chứa nhiều đạm, thiếu chất xơ, vitamin đều là nguyên nhân gây chàm ngứa. Đặc biệt là thói quen uống bia rượu, hút thuốc lá…đều là những yếu tố làm giảm sức đề kháng của cơ thể và tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng tấn công.

Cách trị bệnh chàm ngứa

Khi bị chàm ngứa, hầu hết các bệnh nhân lựa chọn thuốc giảm ngứa để đối phó với cơn ngứa từ bệnh chàm có thể là những thuốc bôi tại chỗ hoặc thuốc uống. Những thuốc này có tác dụng giảm ngứa nhanh chóng tức thì, tuy nhiên, cách dùng và liều lượng dùng phải được sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc.

Có hai loại thuốc mà chúng ta thường gặp được bác sĩ kê đơn gồm có kem giảm ngứa, giảm viêm và bảo vệ da như:

# Thuốc bôi:

– Dùng 2 viên aspirin nghiền nát trộn cùng nước sôi để nguội tạo thành bột nhão đắp lên vùng da bị chàm.

– Hồ nước: Chỉ dùng được trong giai đoạn đầu, da bắt đầu ửng đỏ, chảy nước ít. Lúc này hồ nước có tác dụng là dịu da, giảm ngứa.

– Dung dịch: Jarish, thuốc tím 0,001%; vioform 1% được dùng trong gian đoạn chàm bán cấp bằng cách dùng gạc nhúng vào dung dịch rồi đắp nhiều lần lên vùng da bị thương tổn.

– Thuốc mỡ: Dùng trong giai đoạn chàm mạn tính. Các dạng thuốc kháng sinh dạng mỡ như cream synalar-neomycin, cream celestoderm-neomycin, bôi khi có nhiễm khuẩn.

– Thuốc bôi ngoài da có chứa Corticoid: Theo y học, loại thuốc này có tác dụng tốt trong chống dị ứng, chống viêm và ức chế hệ miễn dịch. Các loại thuốc bôi có chứa corticoid thường gặp như dexamethason, fluocinolon, cortibion, flucina, triamcinolon,… Các loại thuốc này ngoài tác dụng chống dị ứng và chống viêm thì còn có chức năng trong làm dịu, giảm ngứa, làm mờ các vết thương do bệnh chàm gây ra một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Không thể phủ nhận tác dụng của những loại thuốc này trong điều trị bệnh chàm ngứa, tuy nhiên đi kèm với đó là những tác dụng phụ mà không phải ai cũng biết khi sử dụng loại thuốc này.

Theo nghiên cứu cho thấy, các loại thuốc có chứa corticoid gây tác động đến sự chuyển hóa chất đạm, chất béo, chất đường; làm mất cân bằng lượng nước và muối khoáng trong cơ thể. Ngoài ra khi sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài và liên tục sẽ gây ra tình trạng rạn da, teo da, da dễ bị nhiễm trùng do chờn thuốc, mất sự đề kháng ở da.

Về lâu dài, nếu nhẹ thì bạn sẽ bị nổi mụn trứng cá khắp mặt, nặng hơn thì có nguy cơ bị loãng xương, tăng huyết áp, loét dạ dày, làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

# Thuốc uống:

– Thuốc kháng Histamin: Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế sự tác động của các chất gây dị ứng. Theo Tây y, thuốc được chia làm 2 thế hệ dựa vào cơ chế tác động của thuốc:

Thế hệ 1 bao gồm: loại Promethazin hydroclorid (phenergan, dimedrol) và loại  Clorpheniramin maleat;  hydroxyzin hydroclorid (atarax); brompheniramin maleat; diphenhydramin hydroclorid (benadryl, nautamine).

Thế hệ 2 bao gồm  Loratadin (clarytin);acrivastin (semprex); cetirizin hydroclorid (zyrtec); fexofenadin (telfast).

– Thuốc uống chống ngứa: Để hạn chế tình trạng ngứa dữ dội nên dùng một trong số các thuốc chống dị ứng như sirô phenergan, sirô théralene, chlorpheniramin, cetirizine…

Các loại thuốc kháng Histamin có tác dụng an thần nhẹ, giảm ngứa, nhưng cũng có nhưng tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Như khi sử dụng thuốc kháng Histamin lâu ngày, bệnh nhân sẽ xuất hiện một số triệu chứng như sổ mũi, hen xuyễn, nổi mề đay, phát ban, nặng hơn có thể gây tiêu chảy do co thắt ruột, hây giãn mạch, hạ huyết áp và co thắt tim.

Ngoài việc dùng các loại thuốc Tây trị bệnh, y học Việt Nam còn áp dụng nhiều bài thuốc y học cổ truyền cũng như nhiều bài thuốc dân gian khác vào việc điều trị nói chung và bệnh chàm nói riêng.

# Bài thuốc Đông y

Hiện nay rất nhiều người tin dùng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Đây là bài thuốc Đông y được nghiên cứu chuyên sâu và chắt lọc tinh hoa từ bài thuốc cổ Trợ tạng bì của danh y Hải Thượng Lãn Ông. Thanh bì Dưỡng can thang có thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên rất an toàn cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ.

Để hiểu rõ hơn về căn bệnh chàm và cách điều trị hiệu quả nhất, mời độc giả lắng nghe những tư vấn từ chuyên gia của Trung tâm Thuốc dân tộc dưới đây:

Xem ngayCách điều trị bệnh chàm nhanh nhất, hiệu quả nhất

Những lưu ý giúp hạn chế diễn biến của bệnh chàm ngứa

Theo lời khuyên của TS.BS Harvey Lui (GĐ Trung tâm Chăm sóc da tại BV Đa khoa Vancouver, Canada) đưa ra 4 lời khuyên sau để giúp bạn kiểm soát được bệnh chàm và triệu chứng viêm ngứa hiệu quả như sau:

1. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, cà phê, rượu, thuốc lá. Bổ sung vitamin C, thức ăn chứa kẽm và beta-carotene giúp cơ thể tăng sức đề kháng để đối phó với bệnh chàm. Và uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ độ ẩm cho da, đây cũng là cách giảm tình trạng căng ngứa.

2. Thải độc cơ thể

Áp dụng phương pháp Detox bằng cách thay thế chế độ ăn bằng các loại nước uống hỗn hợp giúp thải độc cơ thể. Đây không chỉ là phương pháp giúp cơ thể được thanh lọc, giảm thiểu bệnh tật trong đó có bệnh chàm và triệu chứng chàm ngứa.

3. Giảm căng thẳng

Nhiều nhận định cho rằng căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây chàm ngứa, vì thế kiểm soát căng thẳng cũng giúp kiểm soát cơn ngứa do chàm gây ga.

Với trẻ em từ 3-12 tuổi nên ngủ ít nhất 10 tiếng mỗi ngày. Người lớn nên ngủ ít nhất 8 tiếng. Ngoài ra nên tập hít thở sâu giúp cơ thể thư giãn cũng như luyện tập thể dục để có cuộc sống lành mạnh, không bệnh tật.

4. Việc gãi ngứa chỉ khiến tình trạng bệnh nặng hơn vì thế, bạn nên bôi thuốc chống ngứa thay vì gãi liên tục. Tránh việc gãi không kiểm soát được bạn nên cắt móng tay và đeo găng khi đi ngủ.

5. Tránh tiếp xúc với các yếu tố làm khởi phát bệnh bằng cách theo dõi và liệt kê những thứ dễ gây dị ứng, trong đó có một số sản phẩm tẩy rửa có cồn, quần áo chất liệu len, nước hoa.

6. Nên dùng kem dưỡng ẩm cho da ít nhất 2 lần/ngày. Bôi kem vào lúc tắm xong là tốt nhất vì lúc này da bạn vẫn còn độ ẩm.

7. Vệ sinh sạch bằng cách tắm nước ấm để giảm ngứa sau đó lau khô da và dùng thuốc bôi ngoài da hoặc kem dưỡng ẩm.

Cách trị chàm ngứa nhanh nhất là kết hợp giữa dùng thuốc, chăm sóc da đúng cách và thay đổi thói quen xấu. Chỉ cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị, thói quen sinh hoạt khoa học thì bệnh chàm ngứa sẽ sớm khỏi hẳn. Chúc bạn thành công!

Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)

HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo