Cách điều trị chàm bìu hiệu quả, tránh tái phát
Việc điều trị chàm bìu sớm là vô cùng cần thiết, bởi đây là căn bệnh ngoài da tế nhị khiến cho nam giới có tâm lý ngại ngùng, tự ti. Hơn nữa, bệnh xuất hiện ở vùng nhạy cảm nên người bệnh thường ngại thăm khám và điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách điều trị bệnh chàm bìu khó nói ấy.
Bạn nên đọc:
>> Bệnh chàm bìu có lây không? Phòng tránh như thế nào?
>> Chàm bìu mãn tính là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh chàm bìu ở nam giới do đâu mà có?
BS Võ Thị Bạch Sương (Giảng viên Da liễu, Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM) cho biết: Chàm bìu là bệnh lý ngoài da xuất hiện ở vùng bìu của nam giới, gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu cho người bệnh. Vì các triệu chứng của bệnh ở vùng sinh dục nên bệnh nhân thường lo lắng, ngại đi khám bệnh. Không chỉ vậy, nhiều người còn bị nhầm lẫn bệnh chàm bìu với nhiều bệnh viêm nhiễm qua đường tình dục khác. Đặc biệt, đây không phải là một dạng của bệnh chàm.
Trên thực tế, chàm bìu thường mắc phải do các nguyên nhân dưới đây:
- Do cơ địa của người bệnh dễ mắc chàm bìu, hàng rào bảo vệ da yếu, nhất là tình trạng thiếu vitamin B2 khiến cho vùng da trên cơ thể dễ bị tác động bởi các yếu tố từ môi trường gây chàm bìu.
- Nhiễm vi nấm cũng là tác nhân gây chàm bìu. Nhất là khi vùng bìu ẩm ướt, nhiều mô hôi do vệ sinh “vùng kín” không sạch sẽ.
- Hiện tượng ghé ngứa tại vùng bìu cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh chàm bìu.
Nhiều người bị nhầm lẫn bệnh chàm bìu với nhiều bệnh viêm nhiễm qua đường tình dục
- Làn da của người bị chàm bìu thường xuất hiện các lở trợt, phù nề, nứt nẻ và chảy dịch. Hoặc cũng có nhiều trường hợp da khô và thô ráp, cứng, sẫm màu cũng có thể xảy ra. Tình trạng ngứa vùng bìu cũng kéo dài dai dẳng, nhất là vào ban đêm khiến người bệnh khó chịu.
Cách điều trị chàm bìu hiệu quả ở nam giới
Bệnh chàm bìu rất dễ tái phát nếu như không được điều trị dứt điểm, cũng như dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính tại vùng bìu. Chính điều đó, khiến người bệnh có tâm lý ngại đi khám vì mặc cảm. Việc điều trị chàm bìu càng sớm càng tốt, bởi sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng chàm bìu nhanh chóng hơn cũng như phòng tránh nguy cơ tái phát bệnh trên da. Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh một số phương pháp điều trị bệnh như:
- Cần vệ sinh vùng da bị tổn thương với dung dịch Jarish với trường hợp thương tổn bị ẩm ướt.
- Nếu vết thương tại vùng bìu khô, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng các sản phẩm bôi ngoài da.
- Trường hợp xuất hiện các tổn thương mãn tính, người bệnh sẽ được tư vấn dùng những chế phẩm có chứa steroid như: Fucicort, Elomet, Eumovate, Synalar,… giúp giảm bớt các thương tổn gây ra.
Sử dụng kem bôi để điều trị triệu chứng của bệnh chàm bìu
Bên cạnh cách điều trị chàm bìu ở trên, người bệnh cũng cần lưu ý một số cách phòng tránh nguy cơ mắc chàm bìu như:
- Vệ sinh sạch sẽ “vùng kín” thường xuyên tránh vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
- Sử dụng quần áo thoáng mát, thám mồ hôi tốt giúp tránh các vi khuẩn gây bệnh.
- Có chế độ ăn uống phù hợp để tăng cường sức khỏe và giúp vùng da bị tổn thương mau lành.
- Nếu phát hiện thấy có bất kì dấu hiệu khác thường nào, cần tới ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.
- Không nên gãi, nếu thấy ngứa có thể sử dụng máy làm mát để giảm bớt triệu chứng của bệnh.
- Cắt móng tay thường xuyên, không nên để móng dài để tránh gãi ngứa gây lở loét, trầy xước da tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Phòng tránh bệnh chàm bìu, nam giới cần chú ý vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ
- Tránh lạm dụng các loại xà phòng, chất tẩy rửa hoặc những sản phẩm có chứa hương liệu.
- Bên cạnh đó, cần theo dõi các yếu tố gây bệnh nặng hơn như thực phẩm ăn uống hàng ngày hoặc loại bao cao su gây dị ứng…
- Giảm căng thẳng, stress và giữ tâm lí luôn thoải mái.
Trên đây, là cách điều trị chàm bìu và những lưu ý phòng tránh bệnh hiệu quả bạn nên biết. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp bạn nhanh chóng gỡ rối được căn bệnh ngoài da nhạy cảm này nhé.
Xem ngay: Thuốc bôi chàm bìu loại nào nhanh khỏi và an toàn?
HỮU ÍCH:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!