Chàm bìu – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Chàm bìu rất dễ nhầm tưởng với nhiều bệnh hoa liễu mắc ở bộ phận sinh dục vì thế nhiều người e ngại đã không tìm cách điều trị bệnh chàm bìu sớm dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cùng đọc và hiểu về bệnh chàm bìu với bài viết này!

Anh N.Đ.Đ (Q. Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết anh đã vô cùng khổ sở khi tìm cách điều trị chàm bìu vì lầm tưởng mình mắc bệnh lậu, nhưng đến khi đi khám mới hay mình mắc bệnh chàm bìu. Vậy bệnh chàm bìu là gì? Vì sao lại bị chàm bìu? Biểu hiện của nó như thế nào? Cách điều trị nào là tốt nhất?.

Theo BS. Trần Thị Huyền (Bệnh viện Da liễu Trung Ương) cho biết, chàm bìu có tên tiếng Anh là Scrotal Dermatitis. Đây là một bệnh viêm da thường gặp nhưng chưa được nhìn nhận như một bệnh riêng biệt.

Triệu chứng bệnh chàm bìu

Chàm bìu là một dạng viêm da dị ứng ở bộ phận sinh dục nam giới với các biểu hiện như nổi mụn ở bao quy đầu, có thể gây lở loét và đặc biệt là rất ngứa. Nếu là trường hợp chàm dạng nước thì nó sẽ gây nhiều khó khăn cho người bệnh, do những nốt mụn có bọng nước này sẽ liên tục bể ra khiến vùng da này luôn ẩm ướt, đau rát và rất khó chịu.

Triệu chứng thường thấy của bệnh chàm bìu:

  • Khi bị bệnh chàm bìu, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở khu vực vùng bìu và các khu vực lân cận như bụng dưới nhất là khi đứng nhiều hoặc lao động quá sức.
  • Vùng mào tinh hoàn sẽ dày lên và có cảm giác đau.
  • Khi bệnh chuyển sang mạn tính thì các triệu chứng đau sẽ nghiêm trọng hơn. Vùng bìu sưng đau sẽ tấy đỏ, cơn đau còn lan xuống bộ phận sinh dục.
  • Vùng da bìu trở nên dày, lichen hóa, đỏ, bong vảy, ngứa nhiều.

Chàm bìu không gây nguy hiểm tính mạng của người bệnh nhưng lại gây cho người bệnh mặc cảm, họ sẽ khó nói ra dẫn đến nhiều khó khăn trong việc điều trị.

Tính đến nay bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đã giúp đông đảo người bệnh thoát chàm eczema, phục hồi da và hạn chế bệnh quay lại...

6 Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh chàm bìu

Theo bác sĩ Huyền, bệnh chàm bìu liên quan tới nhiều yếu tố trong đó có:

  • Yếu tố tâm lý
  • Tác nhân gây kích ứng, dị ứng: Chất nhuộm quần áo, bao cao su,…
  • Nhiễm trùng: Bị ghẻ, rận, giang mai, sán máng, HIV…
  • Bị các bệnh về da: Viêm da dầu, vảy nến, Paget ngoài vú…
  • Bị bệnh nội khoa: Đái tháo đường, Suy thận mạn
  • Thiếu các vi chất: Riboflavin; Nicotinic acid; Kẽm

Cách điều trị chàm bìu

Về điều trị chàm bìu, bác sĩ Trần Thị Huyền cho biết, cần kết hợp đồng thời 4 nguyên tắc sau:

  1. Loại bỏ các tác nhân gây bệnh hoặc nghi ngờ có thể gây bệnh (các nguyên nhân ở trên)
  2. Hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân
  3. Kiểm soát các tác nhân cơ học có thể khiến bệnh nặng hơn như gãi, chà xát mạnh lên vùng da bìu.
  4. Dùng thuốc và các phương pháp điều trị thích hợp.

Về cách loại thuốc đặc trị chàm đang được sử dụng để điều trị chàm bìu gồm có:

  • Dùng kem bôi tại chỗ Steroid loại có hoạt lực nhẹ. Ngày bôi 1 lần, liên tục trong 1 tuần.
  • Kháng histamin, nên chọn loại có tính an thần với người lớn tuổi
  • Dùng thuốc chống trầm cảm ba vòng: amitryptilin 25-50 mg/ngày.
  • Bổ sung riboflavin, kẽm, acid nicotinic.
  • Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm.
  • Trong trường hợp có bội nhiễm nên dùng kháng sinh.

Thời gian điều trị từ 2-4 tuần, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh từ 60-70%. Với trường hợp dai dẳng, kém đáp ứng điều trị nên làm mô bệnh học để loại trừ bệnh Paget ngoài vú.

Tham khảo thêmCách điều trị bệnh chàm hiệu quả nhất hiện nay

Cách phòng tránh chàm bìu

Theo trang sức khỏe Healthline, để giảm nguy cơ mắc chàm bìu, chúng ta cần chú ý:

  1. Vệ sinh sạch sẽ vùng kín thường xuyên để vi khuẩn không có cơ hội phát triển.
  2. Sử dụng quần lót thoải mái, thấm hút tốt để tránh các loại vi khuẩn gây bệnh.
  3. Có chế độ ăn uống phù hợp để tăng cường sức khỏe cũng như giúp những vùng da bị tổn thương nhanh chóng lành lại.
  4. Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cần phải đến bác sĩ để được chuẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.
  5. Tránh gãi. Nếu ngứa có thể dùng máy làm mát để giảm bớt triệu chứng.
  6. Không để móng tay dài, có cạnh mà nên cắt ngắn, giũa mịn để tránh việc gãi mất kiểm soát trong lúc ngủ.
  7. Không lạm dụng xà phòng, chất tẩy rửa hoặc sản phẩm có chứa hương liệu.
  8. Theo dõi những yếu tố khiến bệnh nặng hơn như loại bao cao su bạn đang dùng, thực ăn hàng ngày có thể gây dị ứng…
  9. Giảm căng thẳng, stress.

Hậu quả khi bị chàm bìu mà không được điều trị sớm

Khi mắc bệnh chàm bìu chắc chắc sẽ gây ảnh hưởng dến tinh hoàn do phần da ở bìu rất mỏng. Biến chứng thấy dễ thấy nhất là viêm tinh hoàn. Viêm tinh hoàn làm suy giảm chất lượng tinh trùng hoặc làm không có tinh trùng ở nam giới.

Ngoài ra, nó còn làm cho bệnh nhân bị thoát vị bẹn dẫn đến khó khăn mỗi khi lao động nặng. Nguy hiểm hơn là dẫn đến ung thư tinh hoàn ở nam giới.

Trong trường hợp bị bệnh chàm bìu do nhiễm nấm, vi khuẩn mà không được điều trị ngay và dẫn tới chàm hóa tại chỗ, chàm trở nên mãn tính và kéo dài dai dẳng.

Bệnh này không biểu hiện ra bên ngoài nhưng làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý của bệnh nhân.

Bệnh chàm bìu có lây không?

Chàm bìu không lây, bệnh thường do yếu tố di truyền. Số liệu thống kê từ Healthfrom, có tới 60% người bị bệnh chàm bìu thì có con cũng sẽ mắc bệnh này. Nếu cả bố và mẹ đều bị thì tỷ lệ con bị bệnh lên tới 80%. Người bị bệnh hen, viêm mũi dị ứng hay xuất hiện bệnh này.

Tuy nhiên, nếu bị chàm do nhiễm nấm sinh dục mà quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ thì bạn gái cũng sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao.

Chàm bìu là một trong những loại bệnh ngoài da khó điều trị do nguyên nhân gây bệnh cũng như người bệnh thường mặc cảm, không đến bệnh viện để thăm khám bệnh làm cho việc điều trị kéo dài và khó khăn hơn. Nên bỏ qua mặc cảm để có cách điều trị bệnh chàm bìu sớm nhất, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Nguyễn Quỳnh (tổng hợp)

HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo