Bệnh chàm khô ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh chàm khô ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây một số biến chứng nguy hiểm đặc biệt là tính thẩm mỹ của bé sau này. Đừng vì thiếu hiểu biết mà ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của trẻ sau này. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh ở bài viết sau.
Bệnh chàm khô là một trong những dạng chính của bệnh chàm không loại trừ một ai, ở độ tuổi nào, trẻ em cũng không ngoại lệ. Chị Liên 38 tuổi ở huyện Tân Uyên, Bình Dương cho biết, chị đang điều trị bệnh chàm khô cho con trai 8 tuổi nhưng không biết nhiều về bệnh và cách chăm sóc chàm khô ở trẻ như thế nào thì tốt.
Cẩm nang da liễu hôm nay sẽ cung cấp thông tin về bệnh chàm khô ở trẻ em để phụ huynh có con em bị bệnh hiểu rõ về bệnh, từ đó có cách điều trị và phòng tránh trẻ khỏi những rắc rối do bệnh gây ra.
Triệu chứng bé bị chàm khô
Theo Hiệp hội Eczema (Chàm) Hoa Kỳ, chàm khô ở trẻ em có triệu chứng, phát triển qua từng giai đoạn khác nhau. Cụ thể:
Trẻ sơ sinh (6 tháng đầu sau khi sinh)
Chàm thường xuất hiện ở trên mặt gồm má, cằm, trán và da đầu. Bệnh có thể lan rộng đến các vùng da khác trên cơ thể nhưng không xuất hiện ở những vùng tã, nơi da được giữ ẩm. Da ở giai đoạn này có xu hướng hồng ban, nổi mụn nước, nứt nẻ.
Trẻ em từ 6-12 tháng
Ở giai đoạn này, chàm khô thường xuất hiện trên khuỷu tay, đầu gối, những vị trị dễ bị xước hoặc chà xát nhiều bởi đây là giai đoạn trẻ bò. Nếu eczema bị nhiễm trùng có thể hình thành lớp vảy vàng, da rộp.
– Trẻ từ 2-5 tuổi
Giai đoạn này, trẻ mới biết đi vì thế chàm có xu hướng xuất hiện ở nếp gấp của khuỷu tay, đầu gồi, trên cổ tay, mắt cá chân và bàn tay. Bệnh cũng xuất hiện trên da xung quanh miệng và mí mắt. Da của trẻ lúc này khô, đóng vảy và dày hơn.
Trẻ trên 5 tuổi
Chàm ở độ tuổi này thường xuất hiện ở nếp gấp khuỷu tay hoặc đầu gối, tay và sau tai. Da xuất hiện các dát đỏ, ngứa. Tuy nhiên triệu chúng này cũng có thể là triệu chứng của các bệnh khác như viêm da tiết bã hay chàm bội nhiễm…
Xem thêm: Tổng quan: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị chàm ở trẻ em
Nguyên nhân khiến bệnh chàm khô của trẻ khởi phát và nặng hơn
Nguyên nhân chính xác gây bệnh chàm không hiện vẫn chưa được xác định, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng sự kết hợp giữa gen di truyền và các yếu tố môi trường khiến bệnh khởi phát.
Trong đó các yếu tố khiến bệnh khởi phát và nặng hơn gồm:
- Da khô
- Chất gây kích ứng
- Tâm lý
- Nhiệt độ
- Nhiễm trùng
- Khí hậu
- Các chất gây dị ứng như lông vật nuôi, một số loại vải len, khói thuốc lá, hóa chất …
Cách điều trị chàm khô ở trẻ em
Cách tốt nhất để kiểm soát bệnh chàm là tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và các yếu tố khiến bệnh khởi phát để phòng tránh. Việc điều trị nhằm giảm triệu chứng bệnh chàm như giảm ngứa, giảm khô da. Trong trường hợp chàm diện tích lớn, nhiễm trùng bác sĩ có thể kê toa để dùng kháng sinh.
Một số sản phẩm dùng để kiểm soát bệnh chàm ở trẻ em theo Hiệp hội Eczema Hoa Kỳ khuyên dùng gồm:
1. Dưỡng ẩm
Dùng các loại kem dưỡng ẩm có chứa thành phần dầu và nước, trong đó lượng dầu nhiều hơn sẽ tốt hơn cho việcđiều trị eczema của em bé. Nên bôi một lớp dày lên da của trẻ 2 lần/ngày. Tốt nhất là giữ ẩm của bé trong 3 phút sau khi tắm để có hiệu quả cao nhất.
2. Thuốc steroid
Trong trường hợp chàm nhẹ có thể kiểm soát bằng thói quen vệ sinh và giữ ẩm, tuy nhiên, nếu chàm bị nhiễm trùng nhẹ có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bôi thuốc mỡ tại chỗ có lượng steroid nồng độ thấp. Nhưng hầu hết trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ lớn hơn đều bị viêm da dị ứng ở mức vừa và nặng khi đến khám tại bệnh viện, vì thế, phải dùng thuốc steroid có nồng độ thấp, trung bình để kiểm soát các triệu chứng.
Thuốc steroid an toàn khi dùng đúng cách, theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Lưu ý:
- Chỉ dùng steroid ở vùng da đỏ, ngứa, thô ráp, không dùng với vùng da lành.
- Không áp dụng ở nếp gấp của da như nách, háng, đùi trong thời gian dài.
- Không dùng ở mí mắt.
- Dùng steroid nồng độ nhẹ để điều trị ở mặt.
- Không dùng quá 2 lần/ngày.
3. Thuốc kháng histamine
Là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị dị ứng, giúp giảm triệu chứng ngứa ở trẻ, giúp trẻ ngủ ngon hơn được bác sĩ kê toa, không tự ý dùng.
Do cơ địa mỗi người khác nhau, nên nếu thấy người bệnh hấp thụ thuốc nhanh, các triệu chứng biến mất ngay thời gian đầu dùng thuốc, đó là một dấu hiệu tốt nhưng nên nhớ, đừng vội vã ngưng thuốc bởi đây là một căn bệnh dễ tái phát. Hãy tiếp tục dùng và ăn kiêng để theo dõi bệnh thêm cho đến hết liệu trình điều trị bệnh.
Mẹ nên tham khảo: Điều trị chàm ở trẻ: Tuyệt đối không được bỏ qua điều này!
4. Bài thuốc Đông y từ thảo dược
Các bài thuốc Đông y có thành phần hoàn toàn từ thảo dược sẽ là lựa chọn an toàn để điều trị bệnh chàm cho trẻ nhỏ. Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc Đông y đang được rất nhiều bà mẹ tin tưởng và sử dụng cho con mình. Bài thuốc do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bào chế, dựa trên quá trình nghiên cứu chuyên sâu và chắt lọc tinh hoa từ bài Trợ tạng bì của danh y Hải Thượng Lãn Ông. [Ký sự hoàn thiện bài thuốc xem TẠI ĐÂY]
Đặc biệt, Thanh bì Dưỡng can thang còn được chương trình Sống khoẻ mỗi ngày phát sóng 16/11/2019 đưa tin giới thiệu. Mời quý khán giả theo dõi chương trình TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:
Thanh bì Dưỡng can thang mang đến phác đồ điều trị toàn diện từ trong ra ngoài với 3 chế phẩm: Thuốc ngâm rửa, Thuốc bôi ngoài và Thuốc uống trong. Với công thức “3 trong 1”, bài thuốc từng bước đẩy lùi căn nguyên bệnh, kiểm soát tốt triệu chứng, làm lành da và ngăn chặn tái phát hiệu quả.
Cách dùng như sau:
- Thuốc ngâm rửa: Nên dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Rửa sạch vùng da bị chàm, dùng thuốc này để ngâm trong 20 – 30 phút.
- Thuốc bôi ngoài: Dùng sau khi ngâm rửa. Bôi một lớp kem kín vùng da bị chàm.
- Thuốc uống trong: Ngày uống 2 lần hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thanh bì Dưỡng can thang được bào chế từ 100% thảo dược sạch tự nhiên. Toàn bộ nguồn nguyên liệu được lựa chọn trực tiếp từ các vườn chuyên canh dược liệu sạch do Trung tâm Thuốc dân tộc phát triển đạt tiêu chuẩn GACP-WHO. Bài thuốc tuyệt đối an toàn với sức khỏe bởi không pha trộn tạp chất, tân dược hay corticoid nên có thể sử dụng cho trẻ nhỏ.
XEM VIDEO: Hành trình gian truân của ông bố đi tìm liệu pháp điều trị chàm – viêm da cơ địa cho con
Lưu ý: Tùy theo cơ địa và tình trạng của từng bé mà bác sĩ có thể gia giảm thêm vị thuốc cho phù hợp với trẻ. Vì thế, các mẹ nên đưa con tới thăm khám trực tiếp tại Trung tâm để được các chuyên gia hàng đầu tư vấn phác đồ điều trị thích hợp.
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
|
Lời khuyên trong cách chăm sóc trẻ để phòng tránh bệnh
- Tắm và dưỡng ẩm
- Tắm rửa sạch sẽ cho bé hàng ngày nhưng đừng dùng nước quá nóng vì nước nóng sẽ làm da mất đi độ ẩm tự nhiên.
- Chỉ nên dùng xà phòng dịu nhẹ để tắm cho bé. Không để trẻ ngâm mình trong xà phòng. Sau khi tắm xong nên thấm khô bằng khăn mềm, không lau quá kĩ hoặc chà quá mạnh. Ngay sau đó phải bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ luôn.
- Mặc quần áo cho trẻ bằng vải bông mềm.
- Tránh sử dụng các sản phẩm có mùi thơm vì chúng chứa nhiều hương liệu hóa học.
- Cắt móng tay của trẻ ngắn và đeo bao tay khi ngủ để tránh trường hợp trẻ cào gãi gây nhiễm trùng da.
- Loại bỏ các chất kích thích và gây dị ứng như lông thú, bụi bẩn, các đồ ăn, sữa khiến bệnh nặng hơn,
- Tránh để trẻ đổ mồ hôi quá nhiều.
Bệnh chàm khô ở trẻ em gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, đặc biệt khi bị ngứa trẻ sẽ cào gãi không kiểm soát được và gây hậu quả đáng tiếc. Do vậy, phụ huynh cần phát hiện bệnh sớm, đưa trẻ đến các chuyên gia về da liễu để tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp trị bệnh phù hợp nhất, giúp trẻ đánh bay căn bệnh này nhé!
HỮU ÍCH:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!