Bệnh chàm khô ở tay – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Đa số bệnh nhân bị chàm khô ở tay đến bệnh viện trong tình trạng bệnh nặng gây khó khăn trong điều trị, vì thế bệnh nhân cần lưu ý khi có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh chàm để có cách chữa, phòng tránh kịp thời. Tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin về chàm khô ở tay.
Theo Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương (Giảng viên trường Đại học Y dược Tp.HCM) cho biết, chàm khô ở tay có tên gọi khác là eczema. Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Da liễu Việt Nam bệnh chàm chiếm đến 25% các bệnh da liễu, trong đó bệnh chàm khô chiếm tỷ lệ lớn.
Triệu chứng bệnh chàm khô ở tay
- Đỏ
- Ngứa
- Đóng vảy
- Đau nhức
- Khô ráp
- Nứt nẻ
Các vị trí thường gặp là ở đầu ngón tay, lòng bàn tay.
Theo BS Bạch Sương, triệu chứng dễ nhận biết nhất là tại bàn tay có những mảng da khô, bong vảy, có đường nứt. Trong một số trường hợp có thể nổi mụn nước sâu, khi mụn nước khô da sẽ bong tróc dần. Phần móng cũng ảnh hưởng.
Vùng da khô căng, nứt nẻ, ngứa, rớm máu. Bệnh nặng hơn vào mùa đông và phản ứng đặc biệt với xà phòng có độ kiềm cao.
Diễn biến của bệnh chàm khô ở tay được chia làm 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn cấp tính: Da có dấu hiệu sưng đỏ, có thể xuất hiện mụn nước li ti chứa dịch trắng bên trong gây ngứa.
2. Giai đoạn bán cấp: Mụn nước phát triển và vỡ ra, khô lại đóng vảy.
3. Giai đoạn mãn tính: Da đóng vảy, bong tróc nhiều từ lớp này qua lớp khác, xù xì.
Nguyên nhân gây chàm khô ở tay
Theo Hiệp hội Eczema Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu cho rằng, cả hai yếu tố gồm di truyền và các chất dị ứng tiếp xúc đều có vai trò “kích hoạt” bệnh chàm bùng phát.
Trong đó, có những yếu tố khiến bệnh chàm khô ở tay nặng hơn gồm có:
- Bụi bẩn
- Côn trùng
- Phấn hoa
- Nước ô nhiễm
- Không khí quá khô
- Hóa chất tẩy rửa vệ sinh
- Thực phẩm
- Căng thẳng, stress
Chàm khô phổ biến ở tay do đây là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với các chất tẩy rửa, mầm bệnh vì thế, bệnh chàm khô ở tay thường gặp ở những đối tượng thường xuyên tiếp xúc với hóa chất như thợ làm tóc, nhân viên vệ sinh, cơ khí, y tá, hộ tá…
Biến chứng bệnh chàm khô ở tay
Gây ngứa
Chàm không gây nguy hiểm cho bệnh nhân nhưng gây rất nhiều bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt gây ngứa ngáy, khó chịu. Và khi bị ngứa, người bệnh thường gãi, gãi đi gãi lại càng ngứa hơn khiến vòng luẩn quẩn này cứ lặp đi lặp lại.
Lở loét, viêm da
Khi những mụn nước, lở loét, chảy ra chất dịch nhớt màu vàng lâu dần không điều trị sẽ khiến vùng da bị viêm nhiễm, lở loét nặng thành viêm da mãn tính.
Lan sang vùng da lành
Bệnh chàm da tuy không lây từ người này sang người khác nhưng lại có xu hướng lan rộng ra trên cơ thể, diện tích ngày một lớn gây mất thẩm mỹ.
Cách chữa chàm khô ở tay
Theo trang Wikihow, bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh chàm khô dưới đây:
1. Thuốc mỡ Hydrocortisone 1% hoặc Corticosteroid tại chỗ
Hai loại thuốc được sử dụng khi da còn ẩm như sau khi rửa tay để điều trị những triệu chứng của bệnh chàm như ngứa, khô da.
2. Thuốc kháng histamin (thuốc chống dị ứng)
Trong một số trường hợp, thuốc kháng histamin qua đường uống được dùng để điều trị chúng eczema tay.
Lưu ý: Thuốc có thể gây buồn ngủ, vì thế nên không nên dùng ban ngày hoặc khi làm việc.
3. Thuốc kháng sinh
Chàm đôi khi có thể gây nhiễm trùng do các vết nứt, loét trên da gây ra. Nếu trong trường hợp da đỏ, nóng, sưng và đau, bạn có thể bị nhiễm trùng. Thuốc chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ, không tùy ý sử dụng.
4. Đơn thuốc theo toa
Trong trường hợp, bệnh không đáp ứng được các loại thuốc trên, bác sĩ cần phải kê toa thuốc corticosteroid dạng bôi dùng tại chỗ hoặc thuốc ức chế miễn dịch. Bệnh nhân không tùy ý dùng thuốc do thuốc có nhiều tác dụng phụ.
Hoặc dùng Elidel và Protopic đã được FDA ( Cục quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) chấp thuận để điều trị bệnh eczema.
5. Điều trị bằng ánh sáng
Đây là phương pháp điều trị mới, sử dụng ánh sáng đặc biệt để giảm ngứa, giảm viêm và tăng cường vitamin D trên da và giúp tăng cường hệ thống chống vi khuẩn trên da.
Nguyên tắc điều trị bệnh chàm khô ở tay là giảm các triệu chứng của chàm đồng thời kết hợp với các biện pháp phòng tránh bệnh. Người bệnh cần nắm rõ “nguyên tắc vàng” gồm: giữ ẩm, bôi đúng liều lượng thuốc, tuân thủ thời gian điều trị mà bác sĩ đưa ra.
Ngoài những cách chữa bằng thuốc Tây y và phương pháp hiện đại trên, y học Việt Nam còn áp dụng từ y học cổ truyền cho ra nhiều bài thuốc Đông y cũng như dân gian rất hiệu quả.
Xem ngay: 3 Cách điều trị bệnh chàm khô ở tay lâu năm hiệu quả
Lời khuyên của chuyên gia nhằm kiểm soát bệnh chàm khô ở tay
Một số điều cơ bản giúp kiểm soát chàm ở tay như:
– Nếu cần rửa tay hãy rửa bằng nước ấm và xà phòng không có mùi.
– Sau khi rửa tay cần bôi kem dưỡng ẩm ngay lập tức.
– Dùng kem dưỡng ẩm có hàm lượng dầu cao.
– Tránh dùng các chất tẩy rửa có cồn, hương liệu.
– Dùng găng tay để bảo vệ da khi làm việc nhà như rửa bát, giặt quần áo.
– Đi găng tay trong thời tiết lạnh.
– Dùng găng tay một lần khi chế biến các thực phẩm, đặc biệt là các loại khoai tây, hành, ớt, thịt hoặc trái cây có tính axít như cà chua, cam quýt.
– Có điều kiện hãy nhờ người khác gội đầu hoặc dùng găng tay
Xem Video bác sĩ Đặng Bích Ngọc chia sẻ về bệnh chàm:
Phòng bệnh chàm khô ở tay
– Tránh các chất gây dị ứng hoặc chất gây kích ứng trong cả chế độ dinh dưỡng lần sinh hoạt.
– Bảo vệ tay bằng các loại găng tay y tế.
– Không dùng nước nóng để rửa tay.
– Luôn dùng kem dưỡng ẩm.
– Mặc quần áo chất liệu vải mịn, cotton.
– Xử lý vết thương trên tay dù là nhỏ và băng kín để tránh các chất gây dị ứng, hóa học có thể xâm nhập vào.
– Luôn giữ trạng thái thoải mái, tránh căng thẳng tột độ.
Để không bao giờ bị chàm khô ở tay và tránh bệnh tái phát bạn cần chăm sóc đặc biệt ngay cả khi không có triệu chứng gì với những hướng dẫn, lưu ý trên.
Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)
HỮU ÍCH:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!