Bệnh chàm cơ địa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh chàm cơ địa chiếm 20% dân số mắc phải và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh, gây mất ngủ nhiều giờ mỗi ngày. Muốn nhanh khỏi và phòng bệnh hiệu quả nhất cần hiểu rõ về bệnh. Cẩm nang bệnh da liễu hôm nay sẽ cung cấp đầy đủ thông tin nhất về căn bệnh này!

Bạn nên đọc:

> Chàm cơ địa ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

> Triệu chứng chàm cơ địa, tiến triển và biến chứng

Theo tài liệu Những điều cần biết về viêm da cơ địa do NXB Y học phát hành, bệnh chàm cơ địa hay còn gọi là viêm da cơ địa, chàm thể tạng là một bệnh da mạn tính, tái phát nhiều lần, tiến triển lâu dài. Đây là bệnh da hay gặp ở trẻ em, có thể kéo dài tới tuổi trưởng thành và cả ở người lớn tuổi.

Biểu hiện của bệnh chàm cơ địa

– Biểu hiện lâm sàng đặc trưng gồm:

Tính đến nay bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đã giúp đông đảo người bệnh thoát chàm eczema, phục hồi da và hạn chế bệnh quay lại...
  • Đỏ da
  • Mụn nước tập trung thành từng đám
  • Phù nề
  • Dày da
  • Vảy tiết

– Một số triệu chứng khác:

  • Dày sừng ở bàn tay, bàn chân
  • Da vảy cá
  • Dày sừng ở nang lông, vảy phấn trắng.

Một số hình ảnh về bệnh chàm cơ địa

Nguyên nhân

Nguyên nhân bị chàm chính:

+ Yếu tố di truyền: Nếu gia đình có cha hoặc mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ bị viêm da cơ địa, hen suyễn, viêm mũi dị ứng thì con cái có nguy cơ mắc bệnh cao.

+ Rối loạn miễn dịch.

– Yếu tố khởi phát bệnh hoặc làm bệnh nặng hơn

+ Môi trường sống: Sinh sống trong môi trường ô nhiễm cao, khí hậu lạnh hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột, dùng xà phòng có chất tẩy rửa, thú nuôi…. là những yếu tố khiến bệnh bùng phát hoặc nặng hơn.

+ Thức ăn: Trẻ bị viêm da cơ địa thường dị ứng với một số loại thức ăn như sữa bò, các sản phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát, lạc, quả hạch, sõ, hải sản, thịt bà, thịt gà…

Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa

Các bác sĩ sẽ thăm khám trực tiếp vùng da bị tổn thương và thăm hỏi các câu hỏi liên quan đến triệu chứng ngứa, tiền sử gia đình…

Trong một số trường hợp bệnh nhân cần phải xét nghiệm tìm chất gây dị ứng (dị ứng nguyên).

Điều trị bệnh chàm cơ địa

Bệnh khởi phát từ suy yếu hàng rào bảo vệ da, dẫn đến da khô, ngứa và sự xâm nhập của các dị nguyên, vi khuẩn gây nhiễm trùng da. Do vậy, điều trị viêm da cơ địa bằng chất giữ ẩm là một điều trị nền tảng trong các giai đoạn của bệnh. Sau đó, tùy từng cấp độ, giai đoạn của bệnh mà sẽ có phương pháp điều trị cụ thể như dùng thuốc chống viêm, giảm ngứa, thay đổi lối sống, giảm stress… Ví dụ:

– Trường hợp bệnh nhẹ (tổn thương là các dát đỏ, mụn nước khu trú chủ yếu ở mặt, tay chân): Dùng dưỡng ẩm và có thể bôi corticosteroid.

– Trường hợp trung bình (tổn thương lan rộng nhưng dưới 10%): Dùng dưỡng ẩm + bôi corticosteroid hoạt tính nhẹ.

– Trường hợp nặng (tổn thương lan tỏa chiếm 10-30% diện tích cơ thể): Dùng dưỡng ẩm + bôi corticosteroid hoạt tính vừa (chỉ dùng 7-14 ngày cho vùng nách, bẹn). Và dùng thuốc điều hòa miễn dịch bôi tại chỗ Tacrolimus hoặc Pimecrolimus theo toa của bác sĩ.

– Trường hợp rất nặng: Tổn thương lan tỏa trên 30% diện tích cơ thể. Dùng dưỡng ẩm + bôi corticosteroid hoạt tính vừa (lưu ý vùng nách, bẹn). Dùng thuốc điều hòa miễn dịch bôi tại chỗ Tacrolimus hoặc Pimecrolimus. Xem xét dùng phương pháp quang trị liệu và nhập viện để điều trị toàn thân.

Thuốc trị bệnh chàm cơ địa

  • Chất giữ ẩm
  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc Corticosteroid bôi và uống
  • Kháng sinh nếu nhiễm trùng
  • Thuốc trị chàm giúp điều hòa miễn dịch bôi tại chỗ Tacrolimus hoặc Pimecrolimus

Chăm sóc bệnh nhân chàm cơ địa như thế nào?

– Tắm: chỉ nên tắm trong vòng 5 phút, không nên tắm quá lâu, tắm quá nóng vì làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da. Dùng sữa tắm dành riêng cho viêm da cơ địa, xà phòng dịu nhẹ, ít kiềm (PH 4,5 – 6,5), không hương liệu..

– Giữ ẩm: Tốt nhất là sau khi tắm nên làm ẩm bằng nước, dùng khăn thấm khô nhẹ nhàng và bôi chất dưỡng ẩm ngay. Bôi ngày 2-3 lần/ngày.

– Không nên mặc quần áo chất liệu len, dạ và tránh tiếp xúc với chất liệu này. Nên mặc quần áo sợi bông (cotton) mềm mại. Giặt quần áo bằng các sản phẩm ít chất tẩy rửa, không hương liệu.

– Giữ phòng ngủ sạch, thoáng mát, có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

– Không tiếp xúc với lông súc, gia cầm, giảm stress, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, nước hoa…

– Nên kiêng cự nếu xác định rõ loại thực ăn gây dị ứng.

Xem ngayĐiều trị bệnh chàm cơ địa và những lưu ý để đạt hiệu quả cao nhất

Xem video chia sẻ của Bác sĩ Nguyễn Đình Huấn (BV Nhi Đồng I) về bệnh chàm sữa ở trẻ em:

Nhìn chung, bệnh chàm cơ địa là một bệnh da khó điều trị dứt hẳn nhưng nếu chăm sóc đúng cách và điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, các triệu chứng sẽ được kiểm soát và giảm rõ rệt.

HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo