Triệu chứng bệnh chàm cơ địa, tiến triển và biến chứng

Triệu chứng bệnh chàm cơ địa tương đối phức tạp, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh da khác, vì thế, nếu bệnh nhân nhận biết muộn, điều trị sai cách sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy nhận biết bệnh chàm cơ địa qua những dấu hiệu đặc trưng sau!

Bạn nên đọc:

> 12 bài thuốc chữa bệnh chàm bằng Đông y hiệu quả cao

> Trị chàm sữa bằng sữa mẹ – “thần dược” dễ kiếm mà nhanh khỏi bệnh

Chàm cơ địa, chàm thể tạng là tên gọi khác của viêm da cơ địa rất thường gặp ở trẻ em, nhưng người lớn cũng có thể mắc phải. Tỷ lệ trẻ em bị bệnh là 50%, trẻ nhũ nhi là 26,6% và 16% trẻ dưới 5 tuổi.

Một số dấu hiệu chàm cơ địa 

Biểu hiện lâm sàng đặc trưng gồm: Ngứa, đỏ da, mụn nước tập trung thành từng đám, phù nề, dày da, vảy tiết.

Tính đến nay bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đã giúp đông đảo người bệnh thoát chàm eczema, phục hồi da và hạn chế bệnh quay lại...

Ngứa có thể xảy ra đột ngột hay thành từng cơn (ở trẻ nhũ nhi) hay ngứa liên tục (ở trẻ lớn và người lớn). Ngứa khiến trẻ phải chà xát mạnh lên giường, nệm hay các đồ vật khác vì ngứa.

Một số triệu chứng khác do việc gãi ngứa gây nên:

  • Dày sừng bàn tay
  • Dày sừng bàn chân
  • Da vảy cá
  • Dày sừng nang lông
  • Vảy phấn trắng.

Khoảng 50% trẻ em vẫn có triệu chứng của chàm cơ địa sẽ vẫn còn bệnh khi đã trưởng thành.

Phân biệt triệu chứng bệnh chàm cơ địa qua từng độ tuổi 

– Trẻ nhũ nhi (từ sơ sinh đến 2 tuổi)

Vị trí tổn thương hay gặp nhất là hai bên má, đầu, trán, cổ, mặt, thân mình và mặt duỗi của các chi. Khi trẻ biết bò có thể thấy xuất hiện tổn thương ở đầu gối, tổn thương cơ bản gồm có mụn nước tập trung thành từng đám, dập vỡ và rỉ dịch khi bị viêm cấp hay nhiễm trùng.

– Trẻ em từ 2 tuổi cho đến dậy thì

Vị trí thương tổn bắt đầu ở khoeo, nếp gấp khuỷu tay, cẳng tay, mặt gấp cổ tay, cổ chân hay đầu gối. Những vị trí khác cũng thường gặp là hai bên cổ, mi mắt, mắt cá, hay nếp gấp giữa mông và đùi.

Thương tổn gồm có: Sẩn đỏ dẹt, có vảy mỏng trên da dày. Da trở nên thô ráp, trắng ra (hay sạm đi), da dày lên do cào gãi nhiều và được gọi là hiện tượng lichen hóa.

– Trẻ vị thành niên và người lớn

Thương tổn cơ bản ở nếp gấp khuỷu tay hay đầu gối và gáy. Diện tích thương tổn lan rộng trên cơ thể, rõ nhất ở cổ, mặt và ảnh hướng đến vùng da mắt. Vùng da tổn thương có hiện tượng da khô, tróc vảy và dày. Các tổn thương này sẽ dày và sậm màu hơn những vùng da còn lại gây ngứa và liên tục bị trong khoảng vài năm.

Những biểu hiện khác thường gặp ở độ tuổi này gồm:

  • Da khô
  • Vảy cá
  • Dày da lòng bàn tay
  • Dày da lòng bàn chân
  • Dày sừng nang lông
  • Lông mi thưa
  • Viêm môi bong vảy
  • Mi mắt dưới có thể có hai nếp gấp
  • Tăng sắc tố quanh mắt
  • Viêm kết mạc tái diễn có thể gây lộn mi
  • Có thể bị đục thủy tinh thể
  • Chứng da vẽ nổi trắng

Tiến triển và biến chứng

Biểu hiện ban đầu của bệnh chàm là xuất hiện những hồng ban, biểu hiện này giống với đa số các bệnh da liễu nên bệnh nhân thường bị nhầm lẫn và chủ quan.

Sau đó, vùng da bị ban đỏ xuất hiện thêm nhiều mụn nước tập trung thành từng mảng gây ngứa ngáy khó chịu. Một khi bệnh nhân gãi mạnh hoặc mụn nước đến giai đoạn tự vỡ ra thì rất dễ gây nhiễm trùng da.

  • Chàm cơ địa nhẹ: Tổn thương chỉ là các dát đỏ, mụn nước khu trú chủ yếu ở mặt, tay hoặc chân.
  • Chàm cơ địa trung bình: Tổn thương lan rộng nhưng dưới 10% diện tích cơ thể.
  • Chàm cơ địa nặng: Thương tổn lan tỏa chiếm từ 10% – 30% diện tích cơ thể.
  • Chàm cơ địa rất nặng: Thương tổn lan tỏa trên 30% diện tích cơ thể.

Khoảng 70% trẻ em bị chàm cơ địa sẽ tự khỏi khi lớn nên, nhưng còn lại 30% sẽ kéo dài dai dẳng. Khoảng 30-50% người bị bệnh viêm da cơ địa sẽ xuất hiện thêm các bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng hay hen phế quản.

Nếu trẻ em tổn thương trên 50% diện tích da thường bị suy dinh dưỡng.

Đọc ngayĐiều trị bệnh chàm cơ địa và những lưu ý để đạt hiệu quả cao nhất

Xem video chia sẻ của Bác sĩ Nguyễn Đình Huấn (BV Nhi Đồng I) về bệnh chàm sữa ở trẻ em:

Bệnh chàm có tính mạn, thường dễ bị tái phát, nên quan trọng nhất trong điều trị bệnh chàm tốt nhất nên điều trị ngay từ khi có dấu hiệu bị bệnh sớm nhất.

HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo