Bà bầu bị zona: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh

Bà bầu bị zona thần kinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại, có ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi nếu không được điều trị sớm. Do đó, mẹ bầu cần tìm hiểu kĩ về tình trạng bệnh và các triệu chứng thường gặp để xử lý sớm, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

>> Bà bầu bị zona bôi thuốc gì an toàn với cả mẹ và thai nhi?

>> Trẻ bị zona phải làm sao? Hướng dẫn cách điều trị cho bé

Bà bầu bị zona thần kinh nguyên nhân do đâu?

Zona thần kinh gây ra bởi loại virus thủy đậu lưu trú trong cơ thể. Virus này gắn kết với các tế bào và ADN cùng hạch thần kinh cảm tủy sống, ức chế bởi bạch cầu. Trong điều kiện thích hợp, virus sẽ bộc phát và gây bệnh. Đặc biệt, phụ nữ khi mang thai có nhiều chuyển biến hormone phức tạp, sức đề kháng yếu làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh.

Nhiều người nhầm tưởng rằng bệnh thủy đậu sẽ không tái phát và chủ quan. Mặc dù virus thủy đậu sẽ không tái lại nhưng có thể chuyển sang bệnh zona thần kinh trong điều kiện thích hợp. Vì vậy, bà bầu cần chú ý bổ sung kháng thể, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe, hạn chế tối đa nguy cơ tái lại của virus Herpes simplex.

Triệu chứng và biến chứng bệnh zona thần kinh ở bà bầu

Bị zona khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, bà bầu bị zona thần kinh cần sớm phát hiện triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Bà bầu bị zona thần kinh thường có những triệu chứng sau:

  • Đau rát da, ngứa da châm chích
  • Đôi khi kèm sốt, ớn lạnh
  • Buồn nôn và tiêu chảy, bí tiểu
  • Phát ban trên da, xuất hiện những nốt mụn nước có mưng mủ.

bà bầu bị zona, triệu chứng

Sự xuất hiện của nốt ban đỏ cho thấy bà bầu có thể đã bị zona thần kinh

Do bệnh gây ra bởi virus nên tổn thương theo đường thần kinh chỉ xuất hiện triệu chứng một bên cơ thể như mặt, bụng, lưng, tay hoặc chân. Phụ nữ mang thai có sức khỏe càng yếu, tổn thương của bệnh zona càng nghiêm trọng hơn.

Bà bầu bị zona có nguy hiểm không?

Bệnh zona thần kinh thực chất không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được quan tâm điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng như:

  • Gây sự xâm lấn đến mắt như phồng mí mắt, viêm mi mắt, sẹo, sưng… Thậm chí là đau mắt đỏ nếu zona ở vùng mặt. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể dẫn đến tăng nhãn áp và gây mù lòa.
  • Biến chứng đáng sợ của zona khi mang thai là đau dây thần kinh. Tỷ lệ mắc biến chứng chiếm khoảng ⅕ số lượng bệnh nhân. Đau dây thần kinh có thể kéo dài kể cả khi tình trạng phát ban đã biến mất, đôi khi lên đến vài năm.

Bà bầu bị zona thần kinh thường lo lắng về mức độ nguy hiểm đến sức khỏe và thai nhi. Trên thực tế, bà bầu bị zona về cơ bản không tác động đến sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu vẫn cho rằng, bị zona khi mang thai 3 tháng đầu dễ ảnh hưởng đến sự hoàn thiện của bào thai. Khi đó, thai nhi sẽ có biểu hiện đề kháng kém, cần được chăm sóc cẩn thận.

Nếu bị zona thần kinh khi mang thai tháng thứ 4 trở về sau thì khả năng dị tật sẽ giảm đi. Đến tháng thứ 6, khả năng bệnh zona ảnh hưởng đến bào thai là cực thấp.

Để tránh bội nhiễm và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng, đồng thời giúp bà bầu an tâm hơn, khi bị zona thần kinh, bạn nên lập tức đến ngay cơ sở y tế chất lượng để được kiểm tra và điều trị thích hợp.

Điều trị zona thần kinh ở bà bầu

Các chuyên gia y tế cho rằng, tỷ lệ bà bầu bị zona thần kinh là rất thấp. Do các bà mẹ ngày càng quan tâm chăm sóc và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và phòng bệnh, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:

Bà bầu bị zona bôi thuốc gì?

Bệnh zona sẽ lưu trú trên da và có khả năng tự khỏi sau 2 tuần mà không cần dùng thuốc đặc hiệu, ngoài trừ thuốc giảm đau, kháng viêm hoặc chống bội nhiễm. Trong trường hợp bà bầu bị zona cần đặc biệt hạn chế dùng thuốc. Thay vào đó, bạn nên sử dụng thuốc bôi ngoài da theo chỉ định và được sự cho phép của bác sĩ.

Phụ nữ mang thai bị zona thần kinh có thể bôi thuốc Acyclovir ngoài da, đây là loại thuốc kháng viêm, ngừa bôi nhiễm hiệu quả. Bạn chỉ nên bôi ngoài da với liều lượng thích hợp và tuân thủ cách sử dụng để đảm bảo an toàn. Liều lượng dùng thuốc tuân theo đúng chỉ định, kê đơn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.

bà bầu bị zona, điều trị

Nên cân nhắc khi sử dụng thuốc bôi cho bà bầu

Điều trị bệnh kết hợp tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn, bệnh nhân nên kết hợp điều trị tại nhà để đẩy nhanh quá trình điều trị. Đối với phụ nữ mang thai hạn chế dùng thuốc cần chú ý hơn khi chăm sóc bản thân.

  • Thai phụ nên vệ sinh cơ thể thường xuyên để giữ sạch sẽ, hạn chế xâm lấn của mụn nước.
  • Tắm bằng nước ấm và sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau theo đúng liều lượng đã được chỉ định.
  • Không chà xát hay tác động đến mụn nước làm vỡ mủ lan sang vùng da lành.
  • Không được gãi kể cả khi ngứa và khó chịu vì sẽ làm nhiễm trùng vết thương và gây sẹo.
  • Chọn lựa quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu tốt, không làm cọ xát vào vết thương. Do bệnh zona khiến da trở nên nhạy cảm hơn nên chỉ một vài tác động nhỏ, mẹ bầu cũng sẽ cảm thấy đau rát.
  • Nếu khu vực bị zona xuất hiện tình trạng rỉ mủ từ mụn nước, bạn cần dùng băng ép ngâm vào ngăn đá tủ lạnh rồi đắp lên da từ 7-8 lần/ngày, mỗi lần đắp khoảng 20 phút. Nhiệt độ của băng ép sẽ giúp giảm đau và làm vết thương nhanh khô mài. Ngoài ra, băng ép lạnh còn giúp giảm khả năng bội nhiễm, điều trị vẩy da hiệu quả. Ngưng sử dụng băng ép khi vết thương lành.
  • Không áp dụng các phương pháp truyền tai trong dân gian như đắp đỗ xanh, gạo nếp, băng thuốc lá…vì dễ làm da bị nhiễm trùng, lở loét nghiêm trọng.
  • Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc đông y hoặc tây y nếu chưa được sự cho phép của bác sĩ điều trị.

bà bầu bị zona, phòng bệnh

Tiêm vắc xin giúp hạn chế rủi ro mắc bệnh zona khi mang thai

Nguyên tắc phòng bệnh zona khi mang thai 3 tháng đầu

Các chuyên gia cho rằng bị zona khi mang thai 3 tháng đầu nguy hiểm hơn các giai đoạn sau đó. Vì vậy, mẹ bầu cần thực hiện biện pháp phòng tránh như sau:

  • Tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi có thai (ít nhất là tiêm phòng từ 3-4 tháng trước khi có thai).
  • Tránh tiếp xúc với mầm bệnh, người bị thủy đậu hay zona, dụng cụ cá nhân của người bệnh.
  • Tăng cường bổ sung dinh dưỡng bằng những loại thực phẩm phù hợp, vận động nhẹ nhằm cải thiện sức đề kháng.
  • Sử dụng thuốc dưỡng thai và một số loại thuốc phòng bệnh cho thai phụ đã được bác sĩ chỉ dẫn.

Bà bầu bị zona thần kinh thường hay lo lắng và dẫn đến suy nhược tinh thần. Vì vậy, các mẹ cần tìm hiểu kiến thức để trang bị tốt cho sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Xem ngay: Bà bầu bị zona có sao không? Điều trị zona an toàn cho bà bầu

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo