Bệnh zona có lây không? Bệnh zona thần kinh lây qua đường nào?
Xin hỏi bệnh zona có lây không? Bệnh zona thần kinh lây qua đường nào?…vì hiện tại, em đang bị bệnh và vợ em đang mang thai nên gia đình rất lo lắng. Mong bác sĩ giải đáp giúp!
Hoàng Nguyên (Hà Nội)
Bạn nên đọc:
Xin chào bạn, những câu hỏi của bạn cũng là những thắc mắc được rất nhiều người quan tâm vì hiện tại đang là thời điểm bùng phát các bệnh như thủy đậu, zona thần kinh. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Bệnh zona có lây không?
Theo chuyên trang sức khỏe HealthLine (Mỹ, bệnh zona là bệnh do virut Varicella Zoster – một loại virut gây bệnh thủy đậu. Mặc dù đây là một bệnh không lây nhiễm, tuy nhiên, virut varicella zoster lại là một loại virut truyền nhiễm vì thế khi lây lan sang người khác sẽ khiến họ bị phát triển bệnh thủy đậu.
Cơ chế sinh bệnh là virut Varicella Zoster sẽ nằm trong mô thần kinh của người bị truyền nhiễm suốt một thời gian dài, chúng vẫn hoạt động cho đến khi hặp điều kiện thuận lợi như hệ thống miễn dịch của người này gặp vấn đề sẽ kích hoạt bệnh.
Bệnh zona thần kinh lây qua đường nào?
Người mắc bệnh zona thần kinh chỉ có thể truyền virut Varicella Zoster cho người chưa từng bị thủy đậu, vì người đã từng bị thường đã có kháng thể chống lại virút này.
Bệnh zona thần kinh gây ra những vết thương có bỏng nước vì thế virut Varicella Zoster có thể lây lan qua việc tiếp xúc da – da với những mun nước này.
Virút này không lây lan khi đã đóng vảy cứng hoặc các vết rộp đã được che phủ bằng vảy. Rất hiếm gặp trường hợp lây lan qua đường nước bọt hoặc hô hấp nhưng không có nghĩa là không có, vì thế người chưa bị bệnh thủy đậu vẫn nên cẩn thận.
Ai là người có nguy cơ bị bệnh zona cao nhất
Bất cứ ai từng bị thủy đậu đều có thể bị bệnh zona thần kinh vì virut Varicella Zoster vẫn tồn tại trong cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, phổ biến nhất là người cao tuổi từ 60-70. Virut Varicella Zoster có xu hướng tái hoạt động khi cơ thể bạn yếu hơn bình thường.
Triệu chứng khi bị bệnh zona thần kinh
Các triệu chứng của bệnh zona thần kinh ban đầu gồm nhức đầu, sốt và ớn lạnh. Các biểu hiện ngoài da và đau nhức bắt đầu xuất hiện khi bệnh đã khởi phát.
– Biều hiện ngoài da: Các triệu chứng giống như bệnh thủy đậu với những nốt phỏng rộp, lan thành mảng. Khác với bệnh thủy đậu có thể xảy ra cùng lúc ở các bộ phận khác nhau, bệnh zona thưởng chỉ ảnh hưởng đến một vùng da trên cơ thể, phổ biên nhất là ở thân mình và mặt.
– Đau nhức: Bệnh zona đi học theo đường dẫn thần kinh gây đau, ngứa.
Bệnh zona thần kinh có nguy hiểm không?
Câu trả lời là có. Bởi lẽ căn bệnh này gây tổn thương dọc theo đường thần kinh nên gây đau đớn và cảm giác bỏng rát cho người bệnh. Loại cảm giác bỏng rát và ngứa ngáy như kiến bò, lửa đốt,…mà bác sĩ thường hay gọi là dị cảm.
Như đã nói ở trên, các triệu chứng thường kéo dài và khỏi sau 2-3 tuần, tuy nhiên những ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe của bệnh nhân không dừng lại ở đó. Cảm giác đau rát vẫn sẽ đeo bám bệnh nhân trong nhiều tuần, thậm chí là nhiều tháng sau khi đã khỏi bệnh.
Ngoài ra, nếu không may bị zona thần kinh ở khu vực quanh mắt hoặc trán và dẫn đến nhiễm trùng có thể gây mất thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn. Còn khi chúng tân công lên tai bệnh nhân có thể làm suy giảm thính lực. Đặc biệt, zona ở những người già trên 70 tuổi, hiện tượng đau dai dẳng sẽ kéo dài hơn ở những người trẻ và khả năng phục hồi sẽ lâu hơn.
Làm thế nào để tránh lây lan bệnh zona
Bệnh zona thần kinh thường ít có khả năng lây truyền virut Varicella Zoster hơn bệnh thủy đậu, tuy nhiên vẫn không thể chủ quan vì người thân của bạn có thể mắc bệnh, đặc biệt là ở trẻ em. Nếu bị zona thần kinh bạn vẫn có thể hoạt động, làm việc bình thường nhưng cần làm theo những lời khuyên sau:
– Giữa vùng da bị zona sạch sẽ.
– Rửa tay thường xuyên.
– Tránh xa phụ nữ mang thai vì virút Varicella Zoster có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ mang thai và em bé. Rủi ro lớn nhất khi trẻ bị viêm phổi, dị tật bẩm sinh.
– Một số đối tượng khác cũng nên tránh để họ bị bệnh như trẻ sơ sinh, trẻ chưa bị thủy đậu, người có hệ miễn dịch yếu (người nhiễm HIV, người cấy ghép tạng, người dùng thuốc ức chế miễn dịch, hóa trị liệu).
– Tiêm phòng bằng vắc-xin là cách giảm nguy cơ bị lây nhiễm zona tốt nhất.
Xem thêm: Điều trị zona bằng Đông y với thuốc trị triệu chứng và các thể bệnh
Thưa bs. Con t mới 28 ngày tuổi. Bà nội 70tuoi dang Mac bệnh Zona thần kinh mà bà tiếp xúc da mặt vs cháu nhiều lần. T dang lo sợ lây sang cháu. Bs giải dap ho ạ