Zona thần kinh ở môi nguy hiểm như thế nào? Cách phòng và điều trị bệnh

Bị zona thần kinh ở môi nguy hiểm như thế nào? Cách phòng và điều trị bệnh ra sao? Là những vấn đề người bệnh rất quan tâm, vì vị trí ở môi có ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, người đọc tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây.

>> Zona thần kinh ở tay biểu hiện như thế nào? Cách điều trị hiệu quả ra sao?

>> Bệnh zona thần kinh ở cổ và cách điều trị hiệu quả, an toàn

Nhận biết các triệu chứng của zona thần kinh ở môi

Zona thần kinh ở môi còn có tên gọi khác là herpes môi do sự xâm nhập của virus herpes. Loại virus này hoạt động theo rễ thần kinh và bùng phát bệnh da liễu. Zona thần kinh ở môi là một trong những dạng bùng phát của virus trên môi hoặc quanh miệng, gây đau nhức. Bệnh có thể lây lan rộng và dễ tái phát.

Cơ thể người bệnh là yếu tố quan trọng tạo điều kiện để virus xâm nhập và hình thành. Phần lớn là do cơ địa suy yếu, hệ miễn dịch kém và người đang bị cảm mạo, căng thẳng thần kinh, mệt mỏi. Ngoài ra, khí hậu và thời tiết cũng là yếu tố gây bệnh đối với cơ địa nhạy cảm.

zona thần kinh ở môi, biểu hiện

Đốm mụn nước li ti quanh miệng là biểu hiện của zona ở môi

Triệu chứng ban đầu của bệnh zona thần kinh ở môi là ớn lạnh, cảm sốt, nhức đầu, mệt mỏi. Triệu chứng này khiến bệnh nhân dễ nhầm lẫn và chủ quan với bệnh cảm mạo thông thường. Tuy nhiên, sau khoảng 2-3 ngày, bệnh nhân sẽ cảm thấy vùng quanh miệng tê ngứa và sưng đau, tình trạng sẽ tiếp diễn và ngày một gia tăng.

Sau đó, trên da sẽ hiện lên nốt ban đỏ và mụn nước li ti. Nốt mụn kéo thành cụm và có chứa dịch mủ bên trong. Khoảng 3-4 ngày, dịch mủ ngả vàng và khô lại, đóng vảy. Đây có thể gọi là giai đoạn bệnh đã khỏi, trong một số trường hợp nhiễm trùng hoặc nghiêm trọng hơn là để lại di chứng, tổn thương sẽ sưng đỏ và đau rát, kéo dài lâu hơn.

Zona thần kinh ở môi có nguy hiểm không?

Zona thần kinh ở môi là một bệnh lý thường xảy ra ở người có tiền sử mắc bệnh thuỷ đậu. Loại virus Varicella Zoster sau khi gây bệnh thuỷ đậu đã trú ẩn trong các tế bào thần kinh và tái hoạt động sau một khoảng thời gian. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở tay, lưng, môi và một số vị trí khác.

Zona thần kinh ở môi thường không gây nguy hiểm đến tính mạng và sẽ tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên, nếu trường hợp nghiêm trọng, phát sinh nhiều biến chứng có thể gây nguy hại như: giảm thị lực, để lại sẹo mất thẩm mỹ, ảnh hưởng vùng thần kinh dưới da…

Zona thần kinh ở môi rất hiếm gặp nhưng lại là một trong những vị trí nguy hiểm và cần thận trọng lưu ý. Ngay khi thấy những dấu hiệu zona ở môi như nổi mụn nước, phát ban quanh miệng, ngứa rát…bạn nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám và kê đơn thuốc điều trị.

zona thần kinh ở môi, nguy hiểm

Zona thần kinh ở môi là vị trí nguy hiểm trong số các vị trí nhiễm bệnh

Triệu chứng zona ở môi có thể xâm lấn sang những vùng da lân cận nếu bị nhiễm trùng do vệ sinh kém và để lại sẹo. Zona ở môi không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn để lại những ảnh hưởng như:

  • Khó khăn trong việc ăn uống
  • Bất tiện khi chăm sóc răng miệng
  • Gây đau nhức các cơ mặt, liệt cơ, đau tai, vị giác giảm, miệng có mùi hôi.
  • Một số vị trí trên mặt có thể tổn thương thần kinh xúc giác.

Zona thần kinh ở môi tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh cần được điều trị sớm để ngăn ngừa lây lan và ảnh hưởng nghiêm trọng.

Điều trị zona thần kinh ở môi như thế nào?

Điều trị zona thần kinh ở môi hiệu quả, an toàn nhất hiện nay là dùng thuốc bôi. Các loại thuốc này được dùng theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa, dựa trên tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người. Hầu hết các loại thuốc bôi đều có tác dụng ngăn chặn các triệu chứng và tránh biến chứng nguy hiểm, đồng thời, điều trị biểu hiện tức thời.

Tuỳ vào vị trí bị zona thần kinh, ở một số điểm nhạy cảm, bệnh nhân cần chú ý đến việc dùng thuốc bôi.

Sau đây là 2 loại thuốc bôi trị zona ở miệng phổ biến nhất hiện nay:

Kem Capsaicin

Capsaicin là một loại kem bôi chữa zona thần kinh thuộc nhóm giảm đau. Thuốc có tác dụng làm giảm nhanh chóng cảm giác bỏng rát trên vết tổn thương do zona thần kinh gây ra. Capsaicin được chiết xuất từ thành phần tự nhiên như ớt và một số thảo dược khác. Nồng độ của kem phù hợp từ 0,025%-0,075%.

Tuy nhiên, khi sử dụng người bệnh cần lưu ý, chỉ bôi thuốc lên vùng da lành, không được bôi  lên da bị lở loét, viêm nhiễm.

zona thần kinh ở môi, điều trị

Mật ong là nguyên liệu lý tưởng để điều trị zona miệng

Mật ong và Vaseline

Mật ong kết hợp cùng vaseline có khả năng kháng viêm và cấp ẩm rất tốt. Khi những nốt mụn nước xẹp dần và khô lại, bạn có thể sử dụng vaseline và mật ong để bôi lên da.

Mật ong và Vaseline sẽ bổ sung dinh dưỡng cần thiết giúp da tái tạo nhanh chóng và hiệu quả. Bạn nên kiên trì sử dụng sẽ xoá sẹo thâm và làm mềm da.

Hãy bôi mật ong lên da từ 2-3 lần mỗi ngày và trước khi đi ngủ để hợp chất thẩm thấu sâu vào da và phát huy tác dụng tốt nhất.

Chủ động phòng tránh zona thần kinh ở môi?

Bệnh zona thần kinh nói chung và zona thần kinh ở môi nói riêng đều có tốc độ lây lan rất nhanh. Bạn cần chủ động thực hiện cách phòng tránh bệnh không để bệnh xuất hiện trên cơ thể, bởi sau khi nhiễm bệnh việc điều trị dứt điểm, hoàn toàn không tái phát là rất khó. Một số điều cần lưu ý để phòng tránh bệnh là:

zona thần kinh ở môi, phòng tránh

Rửa tay sạch khi tiếp xúc với mầm bệnh để tránh nhiễm khuẩn

  • Tránh tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh vì virus có thể lây lan từ tiết ẩm, mụn nước. Bạn cần tránh hôn và dùng chung vật dung với người nhiễm mầm bệnh.
  • Không sử dụng chung các vật dụng sinh hoạt như khăn tắm, kem đánh răng…với người bị zona thần kinh.
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với mầm bệnh hoặc cơ thể người bệnh.
  • Tránh chạm vào bộ phận khác của cơ thể khi đang bị zona, nhất là vùng sinh dục và mắt để tránh lây nhiễm.
  • Áp dụng biện pháp chống nắng, trị sẹo thâm bằng cách che chắn và sử dụng một số loại dược phẩm ngăn chặn.

Bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp về bệnh zona thần kinh ở môi và cách điều trị cũng như phòng tránh. Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để cải thiện sức đề kháng và tránh sự xâm nhập của virus. Chúc bạn có nhiều sức khoẻ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo