Bệnh tổ đỉa: Các biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Tổ đỉa là bệnh mà ai cũng có nguy cơ mắc phải nếu lặp đi lặp lại những thói quen sinh hoạt, vệ sinh không đúng cách. Tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng nhưng bệnh tổ đỉa gây mất thẩm mỹ, khó chịu và nhiều biến chứng. Vậy bạn đã biết nguyên nhân gây bệnh và những điều cần biết về căn bệnh này? Cùng tìm hiểu dưới đây

>> Bệnh tổ đỉa ở bàn tay và cách điều trị người bệnh cần biết

>> Bệnh tổ đỉa ở bàn chân và cách điều trị hiệu quả

Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa có tên khoa học là Dysidrose là một thể đặc biệt của bệnh chàm (viêm da) không rõ nguyên nhân có đặc điểm là những nốt mụn bùng phát ở khu vực lòng bàn tay, ngón tay và lòng bàn chân. Tỉ lệ mắc bệnh tổ đỉa thường rơi vào độ tuổi từ 20 đến 40, nam nữ đều như nhau.

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Theo một nghiên cứu ở Thụy Điển, cứ 2000 người thì có 1 người mắc bệnh tổ đỉa. Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa rất phức tạp, đến nay vẫn chưa thể xác định cụ thể do một nguyên nhân nào nhưng có thể chỉ ra một số yếu tố dễ gây bệnh như:

Tưởng chừng như tuyệt vọng vì những mảng mụn nước nổi dày kín bàn tay, anh Nguyễn Duy Linh (Hồ Chí Minh) đã thoát "nỗi ám ảnh" bệnh tổ đỉa nhờ bài thuốc này.
  • Dị ứng: có thể dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt hay những yếu tổ bên ngoài khác như: môi trường ô nhiễm, thực phẩm gây dị ứng như: hải sản, đậu phộng, đồ lên men, tinh bột…
  • Do nhiễm nấm: Một số trường hợp vi nấm phát triển thành bệnh tổ đỉa chân tay.
  • Do thay đổi thời tiết theo mùa
  • Do bài tiết mồ hôi: ở một số người, tuyến mồ hôi bài tiết mạnh ở vùng tay và chân, là điều kiện để vi khuẩn và vi rút phát triển mạnh.
  • Do yếu tố khác: một số yếu tố khác cũng có thể gây bệnh như: khói thuô’c, lông mèo lôngchó, nhiễm trùng da…

Dấu hiệu bệnh tổ đỉa

Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết triệu chứng bệnh tổ đỉa dưới đây:

  • Ngứa, nổi mụn nước màu trắng: Đây là triệu chứng đầu tiên khi mắc phải căn bệnh này. Cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt sau đó mọc ra mụn nước ở khu vực lòng bàn tay, bàn chân, rìa của lòng bàn tay, bàn chân.

Mụn nước ăn sâu vào thượng bì làm da nổi lên, hình tròn, rải rác hoặc xếp thành chùm. Sờ vào mụn có cảm giác như hạt gì nằm xen dưới da, kích thước 1 đến 2 mm.

Mụn thường xẹp đi và teo đét chứ không tự vỡ, tạo nên da khô bong tróc. Sau đó bệnh có thể biến mất hoặc tái phát.

  • Viêm nhiễm tổn thương da: trường hợp thấy khu vực mọc mụn bị viêm nhiễm, tổn thương, lở loét là khi bệnh tổ đỉa đã nặng, cần nhanh chóng điều trị.
  • Nóng sốt, nổi hạch: khi bị nhiễm trùng nặng, cơ thể sẽ tạo ra phản ứng để tiêu diệt các vi rút, dẫn đến hiện tượng nóng sốt, nổi hạch ở những vùng gần vị trí nhiễm trùng nhất.
  • Theo nghiên cứu, 90% bệnh tổ đỉa là gặp ở lòng bàn tay, các rìa ngón tay còn các vị trí ở lòng bàn chân và rìa ngón chân thì ít gặp hơn. Những vùng tổn thương thường không bao giờ vượt quá cổ tay, cổ chân.
  • Bệnh tổ đỉa còn được các bác sĩ da liễu coi như một thể của bệnh chàm eczema nhưng tổ đỉa chỉ nổi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và rìa các ngón tay, chân trong khi chàm eczema có thể gặp ở bất kì vị trí nào khác.

Bên cạnh đó, mụn nước ở tổ đỉa thường sâu và khó vỡ hơn mụn của bệnh eczema.

Nếu thấy những triệu chứng bệnh tổ đỉa như sau đây thì người bệnh cần lập tức đến ngay các cơ sở y tế uy tín gần nhất để được thăm khám và đưa ra các phương pháp điều trị kịp thời!

Chẩn đoán bệnh tổ đỉa

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể dựa vào kết quả lâm sàng ở da để phán đoán có phải bệnh tổ đỉa hay không. Không có phương pháp xét nghiệm nào cụ thể nhưng bệnh nhân có thể đề nghị làm các xét nghiệm để loại trừ những bệnh da liễu có dấu hiệu tương tự.

Các xét nghiệm này cần lấy biểu bì da hoặc hút dịch từ một mụn nước để tiến hành.

Điều trị bệnh tổ đỉa

Điều trị bệnh tổ đỉa là làm cho da trở về trạng thái bình thường nhưng bệnh cũng có thể tái phát nếu gặp lại những nguyên nhân như ở trên. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị tổ đỉa nhưng phổ biến nhất vẫn là hai phương pháp như sau:

Điều trị bệnh tổ đỉa bằng Tây y

Y học ngày càng phát triển, điều trị bệnh tổ đỉa bằng phương pháp Tây y được nhiều người áp dụng. Người bệnh sẽ được chỉ định dùng một số thuốc bôi ngoài da và một số thuốc uống để chống nhiễm khuẩn toàn thân. Các thuốc phổ biến hiện nay bao gồm:

Thuốc điều trị tại chỗ

  • Thuốc tím pha loãng dùng để ngâm rửa tay chân với tỉ lệ 1/10.000 có màu hồng.
  • Thuốc BSI 1% -3% khi chỉ có mụn nước thông thường
  • Khi bệnh tổ đỉa đã ở tình trạng nhiễm khuẩn, có mủ hoặc bóng nước to thì cần chích cho vỡ hết nước ra rồi bôi thuô’c chống nhiễm khuẩn như: Milian, Eosine…
  • Chiếu tia tử ngoại (Ultra violet) tại chỗ.
  • Dùng thuốc dung dịch: dùng dung dịch Jaris hay dung dịch metylen bôi lên vùng da tổn thương, nhiễm khuẩn, có tác dụng làm khô và cải thiện da.
  • Dùng thuốc mỡ: Một số loại thuốc mỡ thường dùng như: eumovate, dermovate, flucinar, lorinden… bạn cũng nên kết hợp với một số loại thuô’c làm ẩm da như: physiol gel clenser, cetaphy…

Điều trị toàn thân

  • Uống thuốc kháng sinh điều trị dị ứng thông thường như: Chlopheniramine, Cetirizine, Loratadine, Citirizin…
  • Dùng thuốc kháng sinh liều cao hơn nếu có nhiễm khuẩn. Kháng sinh Histamin tổng hợp Histalog 10 mg/ 1 viên/ ngày.
  • Dùng thuốc kháng nấm nếu bị nhiễm nấm Griseofulvin 0,502 viên/ ngày x 30 ngày.
  • Vitamin C 0,50 2 viên/ ngày hoặc ascorvit 500 mg 2 ống/ ngày tiêm tĩnh mạch chậm để tăng cường sức đề kháng cho người bệnh tổ đỉa.
  • Khi vùng da bị tổn thương đã khô lại, có thể bôi thuốc mỡ Corticosteroid để nhanh chóng làm các mụn nước biến mất, quá trình tái tạo da nhanh chóng và bệnh không tái phát.

Có thể tiến hành chườm ấm sau khi bôi Corticosteroid để tăng cường sự hấp thụ của thuốc. Trong trường hợp bị tổ đỉa nặng, bác sĩ có thể kê Corticosteroid dạng uống. Tuy nhiên, không nên sử dụng Corticosteroid lâu dài vì có nhiều tác dụng phụ.

Việc sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh tổ đỉa có ưu điểm là thuận tiện và hiệu quả điều trị nhanh chóng. Sau khi sử dụng thuốc, cơn ngứa sẽ dứt nhanh, các mụn nước se lại, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Tây sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn đặc biệt là với người bị bệnh dạ dày. Vì vậy khi uống thuốc để điều trị bệnh tổ đỉa, người bệnh nên kết hợp thêm với một số loại vitamin để tăng cường sức đề kháng và giúp da dẻ khỏe mạnh.

Nếu không điều trị tận gốc bệnh tổ đỉa, bệnh sẽ tái phát sau chỉ từ 1 đến 2 tháng.

Điều trị bệnh tổ đỉa bằng phương pháp Đông y

Việc điều trị bệnh tổ đỉa bằng phương pháp Đông y thích hợp với nhiều đối tượng khác nhau, nhất là an toàn với trẻ em, phụ nữ có thai hay người cao tuổi do thành phần các bài thuốc hoàn toàn tự nhiên.

Các bài thuốc bao gồm:

  • Thuốc ngâm rửa:

Trầu không, ích nhĩ tử, ô liên rô, dương xỉ, dâu tằm…Các loại thảo dược này có tác dụng sát khuẩn và làm mềm vùng tổn thương. Kết hợp thảo dược với thuô’c bôi Tây y có tác dụng làm mềm da, giúp thuốc bôi thẩm thấu nhanh và sâu hơn; điều trị tình trạng ngứa ngáy, ngăn tổn thương lan rộng.

Trầu không là thành phần quan trọng không thể thiếu trong bài thuốc này. Trong lá trầu không có thành phần diệt khuẩn, kháng viêm. Vì vậy khi sử dụng trầu không điều trị bệnh tổ đỉa sẽ làm lành vết thương nhanh và tiêu diệt tác nhân gây bệnh rất tốt.

  • Thuốc sắc uống:

Thành phần gồm: bồ công anh, kim ngân hoa, hồng hoa, đơn đỏ, ké đầu ngựa…Sắc thuô’c uống giúp thải độc, tiêu viêm, mát gan, thanh nhiệt, tăng cường công năng khử độc của gan, thải độc ở thận giúp đào thải hoàn toàn độc tố trong người; giúp người bệnh điều trị chấm dứt bệnh tổ đỉa.

  • Thuốc bôi dạng cao:

Thành phần thuốc bao gồm bạch bì, mật ong, thiên mã hồ, kinh giới, sinh địa… nấu cô đặc thành dạng cao, bôi lên vùng da bị tổ đỉa có tác dụng làm mềm, loại bỏ vùng da tổn thương, tái tạo tế bào dưới da, tăng cường sự đàn hồi của da.

Phòng tránh bệnh tổ đỉa

Do chưa tìm được nguyên nhân chính xác nên bệnh tổ đỉa chỉ có thể tránh bằng các biện pháp sau:

  • Tránh ăn những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng với cơ thể, hạn chế ăn các thức ăn cay nóng, kích thích như: ớt, hạt tiêu, bia rượu…
  • Tránh tiếp xúc với các đồ dùng, vật dụng dễ gây dị ứng như: thú bông, thảm, lông vật nuôi…
  • Thường xuyên chú ý giữ gìn vệ sinh bàn tay, bàn chân sạch sẽ, khô ráo, tránh để ẩm ướt. Đồng thời cũng không nên để tay chân tiếp xúc nhiều với các loại thuô’c hóa học. Nếu công việc buộc phải tiếp xúc, hãy đeo găng tay bảo vệ.
  • Khi bị tổ đỉa thường ngứa ngáy khó chịu nhưng người bệnh không nên gãi, chà xát hay dùng kim chọc vỡ mụn nước vì bệnh tổ đỉa rất dễ bội nhiễm vi trùng gây viêm mủ da.
  •  Hạn chế vùng tổn thương tiếp xúc với xà phòng, xi măng hay môi trường ô nhiễm.
  • Không để tay chân ngâm nước nhiều hay tiếp xúc nhiều với nước mưa, phân, bùn đất bẩn.
  • Khi đi ra nắng cần che chắn, bao bọc cơ thể tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Khi xuất hiện dấu hiệu của bệnh tổ đỉa, cần nhanh chóng đi khám và điều trị bệnh. Để lâu ngày, vùng tổn thương có thể lan rộng, ăn sâu vào da và rất khó điều trị.

Để nắm rõ hơn những thông tin cần thiết xoay quanh căn bệnh tổ đỉa cũng như cách phòng tránh hoặc điều trị hiệu quả, tối ưu nhất, mời quý độc giả xem thêm phần chia sẻ của Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc) trong video nói về bệnh tổ đỉa sau:

ĐỪNG BỎ LỠ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo