Viêm Da Tiết Bã: Cách Nhận Biết, Nguyên Nhân Và Điều Trị Từ Gốc

Viêm da tăng tiết là một bệnh da lành vì thế nhiều người chủ quan, không đi khám, tự khắc phục bằng mỹ phẩm hoặc dùng thuốc sai cách. Vậy bệnh viêm da tiết bã là gì? cách nhận biết và điều trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu với bài viết dưới đây.

>> Viêm da tiết bã nhờn ở mặt: Tổng quan bề bệnh và cách phòng tránh

>>Viêm da tiết bã da đầu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm da tiết bã là gì?

Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam), viêm da tăng tiết bã (viêm da dầu) có tên khoa học là Seborrheic Dermatitis.

Bệnh xảy ra ở những vùng da có nhiều truyền bã hoạt động mạnh như mặt, đầu, ngực, lưng và những nếp gấp lớn. Một số nghiên cứu của ngành da liễu hiện nay cho biết tỷ lệ dân số mắc bệnh là 2-5%.

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là ở trẻ sơ sinh, người lớn từ 20-50 tuổi và tỷ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới.

Vui mừng trở lại Trung tâm Thuốc dân tộc tái khám sau 1 tháng điều trị với bài thuốc thảo dược, bệnh tình của anh Nguyễn Đỗ Đức Sang (22 tuổi, ở Tân Bình) đã thuyên giảm đến 95%.

Dấu hiệu nhận biết viêm da tiết bã

Viêm da tiết một bệnh da mãn tính diễn ra từ từ, tiến triển dai dẳng, hay tái phát, không gây ngứa hoặc ngứa nhẹ. Biểu hiện của viêm da tiết bã là vùng da bị bệnh có màu đỏ cam, trên phủ một lớp vảy xám trắng khô hoặc mỡ nhờn. Đôi khi thấy các sẩn vảy da có bờ rõ ràng.

Biểu hiện cụ thể trên một số bộ phận thường gặp như sau:

– Ở vùng ngực và lưng: Có biểu hiện là các đám tổn thương hình đồng xu hoặc nhẫn, đa cung dễ nhầm lẫn với bệnh nấm da. Ban đầu là những sẩn đỏ ở nang lông trên có vảy mỡ, sau đó các sẩn liên kết với nhau tạo thành mảng lớn, ở giữa có vảy mỏng, xung quanh là sẩn màu đỏ thẫm có vảy mỡ.

Hình ảnh viêm da tiết bã toàn thân

– Ở vùng da mặt: Các thương tổn chủ yếu ở hai má, có hình cánh bướm, rìa trán, kẽ mũi, giữa hai lông mày. Những vùng da này có màu đỏ và vảy da.

Hình ảnh viêm da tiết bã vùng mặt

– Ở vùng da đầu: Da đầu có hiện tượng bị gàu với những vảy trắng mịn, ở giai đoạn muộn hơn, da đầu trở nên đỏ ở nang lông rộng, liên kết với nhau và lan xuống trán, sau tai, ống tai và cổ.

Hình ảnh viêm da tiết bã vùng đầu

– Ở các nếp gấp (bẹn, nách…): Biểu hiện giống như viêm kẽ với các dấu hiện như đỏ da, giới hạn rõ, trên có vảy mỡ. Da có thể bị nứt kẽ, tiết dịch khi bệnh nặng, cọ xát nhiều.

Bệnh viêm da tiết bã có nguy hiểm không?

Viêm da tiết bã là một bệnh lành tính ở người lớn, tuy nhiên ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ, chất lượng sống của người bệnh do sắc tố da bị tổn thương, vảy da bong liên tục và có thể gây rụng tóc. Bệnh có xu hướng nặng hơn vào mùa thu đông và giảm nhẹ vào mùa hè.

Riêng với trẻ mới sinh có thể mắc bệnh toàn thân rất nặng, tiêu chảy, đỏ da toàn thân, nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh viêm da tiết bã dễ gây nhầm lẫn với các bệnh vảy nến, nấm nông da, nấm kẽ, lupus đỏ bán cấp…Vì thế, người bệnh có xu hướng tự điều trị theo phán đoán của bản thân hoặc dược sĩ dẫn đến việc bôi sai thuốc. Việc bôi thuốc không đúng cách khiến bệnh trở nên nặng hơn và khó điều trị hơn.

Nguyên nhân gây viêm da tiết bã nhờn?

Cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây viêm da tiết bã vẫn chưa được tìm ra. Các nghiên cứu của y học cho thấy, nguyên nhân gây bệnh có thể là do vi nấm dưới da kết hợp với bã nhỡn thải ra. Dựa trên đặc điểm của các bệnh nhân, các nhà khoa học tìm thấy sự tồn tại của loại nấm có tên là Malassezia furfur. Ngoài ra, sự suy yếu của chức năng hàng rào bảo vệ da cũng là nguyên nhân khiến bệnh phát triển. Bệnh có xu hướng thiên về di truyền, dinh dưỡng, viêm nhiễm và sang chấn tinh thần.

Ngoài ra, còn một số yếu tố khác cũng được cho là nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã gồm:

  • Người có hệ thống tiết bã hoạt động mạnh dẫn đến da nhờn, da dầu.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tăng tiết bã nhờn hoặc vảy nến.
  • Người bị suy giảm miễn dịch như bị nhiễm HIV, cấy ghép các bộ phận quan trọng trong cơ thể như gan, thận…
  • Người mắc các bệnh về thần kinh như trầm cảm, rối loạn tâm thần, mắc bệnh Parkinson..

Bệnh viêm da tiết bã và cách điều trị

Do không xác định được nguyên nhân chinh xác nên việc điều trị dứt điểm gặp nhiều khó khăn. Tùy vào vị trí bị tổn thương sẽ có phác đồ điều trị gồm thuốc gội, thuốc bôi…Cụ thể như sau:

– Viêm da tiết bã ở đầu: Dùng các dầu gội chống nấm chứa các thành phần như selenium sulfide, zinc pyrithione, ketoconazol shampoo 2% 2-3 lần trên tuần và dùng lâu dài. Với trường hợp nặng có thể dùng dung dịch, lotion hoặc gel corticoid nhẹ trong thời gian ngắn 1-2 tuần.

– Viêm da tiết bã ở mặt: Dùng thuốc bôi có chứa ketoconazol hàng ngày, đồng thời bôi kem (lotion) chứa corticoid trong 1-2 tuần, sau đó bôi kem pimecrolimus 1%. Cần bôi kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày, đặc biệt là vào mùa đông.

– Viêm da dầu ở các nếp gấp cần sử dụng dung dịch màu như milian, bôi kem ketoconazol 2% hoặc kem pimecrolimus 1% và tacrolimus hàng ngày.

Với trường hợp cần điều trị toàn thân, có thể dùng itraconazol 200mg, uống ngày 2 viên trong 2 tuần và xem xét sử dụng các vitmin nhóm B, B3, B6, H và kẽm.

Thuốc trị viêm tiết bã nhờn và lưu ý khi dùng

Thuốc trị viêm da tiết bã nhằm điều trị nấm với dạng bôi, dầu gội ngoài da ở nồng độ thấp, ít gây hại. Do đó bệnh nhân cần lựa chọn kỹ lưỡng trước khi dùng tránh dùng nhầm dạng có nồng độ cao. Theo đó, thuốc điều trị viêm da tiết bã được chia làm 2 nhóm thuốc như sau: Nhóm thuốc kháng viêm, nhóm thuốc chống nấm và chất tiêu sừng.

Nhóm thuốc kháng viêm bao gồm dạng dầu gội đầu, kem, lotion có chứa corticoid hoặc một chất ức chế canxi – thần kinh (cakcineurin) tại chỗ.

Nhóm thuốc chống nấm sử dụng chất chống nấm phổ rộng ketoconazol (dạng gel) dùng mỗi ngày 1 lần, có thể dùng lâu dài. Kết hợp với corticoid mỗi ngày 1 lần, dùng trong 1-2 tuần.

Chất tiêu sừng là các chất được dùng trong phác đồ điều trị viêm da tiết bã cổ điển giúp làm tiêu sừng trên da dưới dạng dầu gội hoặc bôi.

Bệnh viêm da tiết bã có lây không?

Như đã nói ở trên nguyên nhân gây viêm da tiết bã hiện chưa được xác định, tuy nhiên, bệnh liên quan nhiều đến yếu tố di truyền, cơ địa. Hiện chưa có tài liệu nào cho rằng bệnh lây qua đường tiếp xúc hay liên quan đến môi trường, thói quen sinh hoạt cá nhân.

Lời khuyên cho bệnh nhân viêm da tiết bã nhờn

Viêm da tiết bã là một bệnh rất dễ tái phát, có thể bạn sẽ phải sống chung với căn bệnh này suốt đời, mỗi đợt bùng phát có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm. Vì thế để tránh bệnh tái phát bạn cần lưu ý những điểm dưới đây:

  • Thực hiện đúng chỉ dẫn, phác đồ điều trị, duy trì điều trị của bác sĩ, không bỏ dở liệu trình vì sẽ phải điều trị lại từ đầu nếu bệnh nhân tự ý ngưng dùng thuốc.
  • Hạn chế thực phẩm có đường, đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm có nhiều dầu mỡ.
  • Nên bổ sung rau xanh, vitamin A,C,E và kẽm.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Không lạm dụng các chất tẩy rửa.
  • Hạn chế cào gãi, làm tổn thương da.

Mặc dù bệnh viêm da tiết bã là bệnh mãn tính, không rõ nguyên nhân và gặp nhiều khó khăn trong điều trị, tuy nhiên, nếu thực hiện theo đúng liệu trình bệnh nhân sẽ giảm được các triệu chứng rõ rệt. Ngoài ra, nếu kết hợp với chế độ ăn sóc da, nâng cao thể trạng bệnh sẽ được kiểm soát. Hy vọng những thông tin trên độc giả đã có câu trả lời cho viêm da tiết bã là gì?.

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo