Triệu chứng, nguyên nhân các bệnh da liễu thường gặp ở tay

Dưới đây sẽ chỉ ra 5 loại bệnh da liễu ở tay cùng triệu chứng, nguyên nhân, cách trị của bệnh da liễu nói chung. Việc này giúp chúng ta phòng tránh được bệnh bởi tay là bộ phận rất dễ mắc bệnh da liễu.

Triệu chứng thường gặp bệnh da liễu ở tay

Theo PGS.TS Trần Hậu Khang – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, bất cứ dấu hiệu nào bất thường trên da như da bị kích ứng, viêm nhiễm đều được gọi là bệnh da liễu.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh da liễu ở tay

Triệu chứng điển hình gồm có:

  • Ngứa
  • Da bị đóng vảy, thô ráp
  • Xuất hiện mụn nước
  • Vết loét
  • Mất sắc tố da
  • Vùng da tay bị phát ban
  • Da bị phồng, sưng đỏ
  • Móng tay thô ráp hoặc mất móng

4 Nguyên nhân gây bệnh da liễu ở tay

1. Khí hậu nóng ấm kèm vệ sinh không sạch

Chúng ta thường mắc bệnh da liễu ở tay là bởi, trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, bàn tay tiếp xúc với vô số các bụi bẩn, vi khuẩn từ bên ngoài cùng mồ hôi tiết ra nhiều, đây là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh ở tay. Đặc biệt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm và ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng.

2. Tiếp xúc với hóa chất

Cùng với sự xuất hiện của ngành công nghiệp hóa chất, đôi tay ta hằng ngày phải trực tiếp tiếp xúc với chất tẩy rửa, xà phòng chứa nhiều hóa chất là nguyên nhân dẫn tới các bệnh da liễu ở tay.

3. Chế độ dinh dưỡng

Nguyên nhân bên trong là do chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng, cơ thế không được cung cấp đầu đủ các vitamin nhất là A, C, D,…và ăn ít rau quả.

4. Thói quen không tốt

Nhiều người có thói quen để tay tiếp xúc trực tiếp với xà phòng, nước rửa chén bát, găng tay cao su, chất hóa học có trong sơn móng tay,… đều là lý do ra rất nhiều bệnh da liễu.

Ngoài ra, những nguyên nhân khó tránh như di truyền, người có cơ địa dị ứng và người bị suy giảm miễn dịch.

Xem thêm chi tiết: Nguyên nhân gay ra bệnh da liễu

5 Bệnh da liễu phổ biến nhất ở tay

Trên đây là những triệu chứng, nguyên nhân chung về bệnh, tuy nhiên, mỗi bệnh sẽ có những triệu chứng cụ thể. Cùng tham khảo 5 bệnh da liễu ở tay thường gặp nhất:

1. Bệnh da liễu ở tay phổ biến nhất – Nấm da

Theo Ths.Bs Lê Thái Văn Thanh (Giảng viên ĐH Y Dược Tp.HCM) cho biết, nấm da tay thường gặp nhất là do vi nấm cạn thường trú trên da khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây tổn thương lớp sừng của da. Yếu tố gây bệnh gồm có mồ hôi nhiều, môi trường ẩm ướt.

Dấu hiệu nhận biết nấm da tay là những mảng da đỏ, có những mụn nước ngoài rìa có hình tròn hoặc hình bầu dục. Khi những mụn nước vỡ ra, đóng vảy ở bề mặt da. Bệnh nhân bị ngứa nhiều dẫn đến cào gãi gây tổn thương da.

Bệnh không quá nguy hiểm nhưng gây cho người bệnh cảm giác rất khó chịu, mất thẩm mỹ,…

Xem thêm chi tiết thông tin: Bệnh nấm da

2. Á sừng

Theo PGS.TS Phạm Văn Hiển (Nguyên Chủ tịch hội Da liễu Việt Nam) cho biết, s sừng là hiện tượng bong da của tế bào sừng một cách vội vã. Á sừng lòng bàn tay hay còn gọi là viêm da cơ địa hoặc chàm.

Á sừng là tình trạng da bị thô ráp, nứt nẻ và bong vảy không hoàn toàn, gây đau đớn, chảy máu, vận động khó khăn và thiếu thẩm mỹ cho người bị bệnh.

Ở tay, bệnh thường xuất hiện ở bàn tay, ngón tay, đặc biệt là ở 1/3 trước của bàn tay. Bệnh da liễu này có xu hướng nặng lên vào mùa đông, khi khí hậu hanh khô. Tỉ lệ nữ mắc bệnh á sừng lại cao hơn nam.

Vì đây là căn bệnh dễ trở thành mãn tính nên việc điều trị đúng cách là vô cùng quan trọng.

Xem chi tiết bệnh >> Á sừng ở tay

3. Bệnh vảy nến

Ở tay, bệnh vảy nến thường xuất hiện ở cùi chỏ tay hay móng tay, nguyên nhân có thể do chấn thương, những vết xước nhẹ nhưng bị nhiễm trùng, thậm chí khi bạn buồn phiền, stress,… Bệnh thường phát triển hơn khi thời tiết lạnh khô và có xu hướng giảm nhẹ khi thời tiết nóng ẩm.

Biểu hiện của bệnh vảy nến là những mảng da màu đỏ bị bong tróc ở bề mặt với giới hạn rõ ràng nhưng thường nó sẽ không gây ngứa mà kéo theo những tổn thương trên da và móng tay.

Khi bị bệnh, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc bôi tại chỗ như axit salicylic, dẫn xuất vitamin D3, corticosteroid,…kết hợp ăn thêm những thức ăn có chứa axit folic và omega-3 để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Đồng thời bệnh nhân nên tránh làm tổn thương vùng da bị bệnh, giữ vệ sinh da tốt cũng như tránh lo lắng, giận dữ, mệt mỏi để quá trình trị bệnh nhanh chóng hơn.

4. Bệnh mụn cóc

Theo TS.BS Huỳnh Văn Bá (Trường Bộ môn Da liễu – Đại học Y dược Cần Thơ) cho biết, mụn cóc là cục u nhỏ lành tính ở bề mặt da, thường sần sùi. Nguyên nhân là do một loại virus có tên là HPV (Human Papilloma Virus). Loại virus này xâm nhập vào da qua những vết trầy xước, chúng tích tụ trong da và qua nhiều tháng mới có thể thấy được biểu hiện bên ngoài của chúng.

Bệnh có thể mắc phải trên mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là ở trẻ em vì chúng hiếu động và dễ bị trầy xướt khi nghịch đất cát hay cắn móng tay. Phụ nữ cũng có thể mắc phải bệnh này khi làm móng, cắt sâu khóe móng tay gây tổn thương da khiến virus HPV xâm nhập.

Thông thường rất khó phát hiện ra bệnh hay đã bị bệnh phải mất từ 2 đến 3 tháng thì bệnh mới nổi lên trên da, từ mụn cóc lớn ban đầu có thể lây lan sang các vùng da lân cận tạo thành nhiều mụn cóc nhỏ li ti.

Bệnh da liễu này ngoài việc gây mất thẩm mỹ, chúng còn gây đau đớn, cộm và chảy máu khi phát triển to ra. Càng để lâu bệnh càng lây lan nên cần điều trị càng sớm càng tốt.

Xem thêm chi tiết về bệnh mụn cóc ở tay

5. Bệnh ghẻ

Theo TS.BS Nguyễn Từ Đệ – Phó Chủ nhiệm khoa Da liễu – Bệnh viện 103 (Học viện Quân y) cho biết, ghẻ do ký sinh trùng có tên Sarcopte Scabiei (cái ghẻ) gây ra.

Triệu chứng: nổi mụn nước ở các kẽ tay, rìa bàn tay, cổ tay và ngứa nhiều về ban đêm. Tình trạng ngứa kéo dài khiến bệnh nhân mất ngủ từ đó gây suy nhược thần kinh.

Bệnh ghẻ lây do nằm chung, mặc quần áo chung và tiếp xúc da. Thường xảy ra trong phạm vi gia đình, ký túc xá, trường học…

Nguyên tắc điều trị bệnh ghẻ là dùng các loại thuốc dạng kem bôi và dung dịch có sẵn trên thị trường nhằm diệt trừ sự phá hoại của cái ghẻ.

Xem thêm >> Ghẻ ở tay – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Xem video TS.BS Nguyễn Từ Đệ (Bệnh viện 103 – Học viện Quân y) chia sẻ về bệnh ghẻ:

 

Những lưu ý trong cách trị bệnh da liễu ở tay

Dựa trên những yếu tố có thể gây bệnh chúng ta hoàn toàn suy ra được cách phòng tránh bệnh da liễu ở tay như sau:

  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với hóa chất khi điều trị bệnh.
  • Vệ sinh da tay sạch sẽ, lau khô sau khi rửa tay. Bôi kem dưỡng ẩm khi cần thiết.
  • Bổ sung các vitamin tốt cho da như A, C, E.

Trên đây là một số bệnh da liễu ở tay thường gặp, một số bệnh có thể dễ dàng trị khỏi, song cũng có những bệnh gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Tốt hơn hết chúng ta nên phòng tránh chúng bằng cách thường xuyên vệ sinh cá nhân và tránh cho đôi tay trực tiếp tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Khi có biểu hiện bất thường nghi ngờ làn da của mình mắc bệnh, hãy đến ngay các trung tâm y tế để khám và điều trị một cách sớm nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo