Cách điều trị ghẻ nước ở tay đơn giản mà hiệu quả

Ghẻ nước ở tay là một bệnh quá sức phổ biến mà hầu như ai cũng từng mắc ít nhất 1 lần, vậy cách điều trị ghẻ nước ở tay như thế nào thì hiệu quả? Dưới đây là một thắc mắc của bạn đọc gửi về Cẩm nang bệnh da liễu hỏi về bệnh ghẻ nước ở tay và giải đáp của chúng tôi.

Mấy ngày nay em ngón tay và kẽ tay em xuất hiện rất nhiều mụn nước rất ngứa. Cho em hỏi có phải em bị ghẻ nước ở tay không ạ? Nếu bị ghẻ nước ở tay thì có cách điều trị ghẻ nước ở tay hiệu quả mà đơn giản không?

Em xin cám ơn!

Thùy Dung (Hà Nam)

Dựa vào thông tin bạn cung cấp, có thể bạn đã bị ghẻ nước ở tay. Tuy căn bệnh này không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân nhưng cũng cần phải được điều trị kịp thời để tránh gây phiền phức trong sinh hoạt hằng ngày và còn dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh da liễu khác.

Nguyên nhân và biểu hiện của ghẻ nước ở tay

Ghẻ nước ở tay là một loại bệnh da liễu tương đối phổ biến, do một loại ký sinh trùng trên da gây nên. Những mụn nước do bệnh gây nên đều gây ngứa ngáy khó chịu.

Đa phần nguyên nhân của bệnh ghẻ nước ở tay là do hằng ngày tay ta tiếp xúc với môi trường nước bẩn, bị ô nhiễm nặng kèm môi trường sống xung quanh cũng bị ô nhiễm,…Bệnh thường xuất hiện nhiều ở phần ngón tay và các kẽ tay.

Giai đoạn đầu phát bệnh, bệnh nhân chưa thấy ngay mụn nước ở tay mà thấy xuất hiện một số vết ban màu đỏ, nhỏ nhỏ và hơi nhô lên so với bề mặt da, tất nhiên những ban đỏ này cũng gây ngứa dữ dội.

Sau khi ký sinh trùng sinh sôi và phát triển, các nốt ban sẽ hình thành nên bọng nước nhỏ, đặc biệt những bọng nước này khá dễ vỡ. Bởi vì chúng vừa dễ vỡ vừa gây ngứa cho bệnh nhân nên việc gãi mạnh vào những bọng nước này là điều khó tránh khỏi. Một khi những bọng nước này vỡ ra, dịch trong bọng nước tràn ra cả phần da lành là điều kiện phát tán của bệnh ghẻ nước.

Bệnh da liễu này có nguy cơ lây lan rất nhanh trên cơ thế, có thể lây lan sang những vùng da lành, thậm chí là lây từ người này sang người khác, nhất là các thành viên trong gia đình.

Đặc biệt vào mùa hè, khi vị trí kẽ tay là vị trí ứ động của mồ hôi, và bàn tay cũng là bộ phận cơ thể phải tiếp xúc với nhiều vật dụng, môi trường dễ gây bệnh như vùng nước bẩn, các hóa chất có trong xà phòng bột giặt,… Điều này không những là nguyên nhân gây bệnh ghẻ nước ở tay mà còn là điều kiện để bệnh tiến triển và phát tán mạnh mẽ.

Vậy làm thế nào để điều trị căn bệnh đáng ghét này?

=>> Chi tiết: Các biểu hiện khi bị ghẻ nước

Cách điều trị ghẻ nước ở tay

Bởi vì đây là một căn bệnh khá phổ biến nên cũng có khá nhiều sự lựa chọn cho bệnh nhân khi sử dụng thuốc Tây trong điều trị bệnh ghẻ nước ở tay.

Bệnh nhân có thể tham khảo một số loại thuốc như thuốc Benzyl benzoat 10% dạng nước, Lindane 10% dạng nước, Crotamito 10% dạng kem, Permethrin 5% dạng kem và Ivermectin. Hầu hết các thuốc Tây dùng để điều trị bệnh da liễu đều có tác dụng phụ không tốt cho da cũng như cho cơ thể, tuy nhiên bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân nên dùng Permethrin để trị bệnh ghẻ nước ở tay vì nó ít gây tác dụng phụ và hiệu quả điều trị bệnh khá tốt.

Thông thường khi sử dụng những loại thuốc bôi ngoài da này, bệnh nhân cần vệ sinh sạch sẽ bàn tay, nhất là vùng da bị bệnh ghẻ nước và lau khô bằng vải mềm để thuốc khi bôi vào đước phát huy công dụng.

Thời điểm tốt nhất để bôi thuốc là trước khi đi ngủ, bệnh nhân bôi một lượng vừa đủ và để qua đêm rồi hôm sau đi rửa lại. Nhưng bệnh nhân cũng cần lưu ý không vì nóng vội muốn điều trị bệnh mà bôi quá nhiều thuốc lên da, nó sẽ gây kích ứng da và có khi phản tác dụng. Chỉ nên bôi một lượng vừa đủ theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Đã có nhiều trường hợp ghi nhận rằng sử dụng thuốc tây trong điều trị bệnh ghẻ ở tay mang lại hiệu quả ngay trong lần điều trị đầu tiên. Cũng có thể phải điều trị đợt thứ 2 cách đợt 1 khoảng 4-5 ngày.

Ngoài việc thực hiện bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh nhân cũng cần tránh cho tay tiếp xúc với những nguyên nhân có thể gây bệnh như nước, xà phòng, bột giặt,… Trong sinh hoạt hằng ngày nếu phải tiếp xúc với hóa chất, bệnh nhân nên sử dụng găng tay y tế thay vì găng tay cao su để bảo đảm an toàn cho đôi tay bị bệnh của mình. Cố gắng để tay luôn được khô thoáng, tránh tụ mồ hôi ở tay.

Ngoài ra cũng có một bài thuốc dân gian khá hiệu quả được nhiều người áp dụng đó là điều trị ghẻ nước ở tay bằng lá trầu không.

Bài thuốc khá đơn giản: lấy một nắm lá trầu không rửa sạch rồi đun với nước và một ít muối trong khoảng 10-15 phút rồi đợi âm ấm và đem ngâm tay. Bã lá trầu không bạn có thể lấy chà sát lên vị trí da bị ghẻ nước nhẹ nhàng. Bài thuốc khá hiệu quả, chỉ từ 3-4 ngày thực hiện là đã đỡ hẳn bệnh.

=>> Chi tiết: Cách trị ghẻ nước bằng lá trầu không

Bệnh ghẻ nước ở tay tuy không nguy hiểm và cũng dễ dàng điều trị khỏi nhưng lại rất dễ tái phát và gây nhiều khó chịu cho chúng ta. Hy vọng thông qua bài viết này giúp mọi người trang bị thêm những kiến thức về bệnh ghẻ nước cũng như cách điều trị bệnh ghẻ nước ở tay. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Bình luận (2)

  1. Ngôthithuy says: Trả lời

    E mới sinh được 2tuần. Trước đo 1thang e co bi ghe nước ơ ke tay. E co tắm va ngâm la trâu liên tuc. Nhưng h e đinh dây cung còn. E sơ lây cho be. Như bs tư vấn cách cho e chữa het ngua a

  2. Nguyen thị ngọc bích says: Trả lời

    E hị ghẻ nuoc ở kẽ tay,chân và đã bị lây sang bé.bac sĩ tư vấn giúp e ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo