Cách trị ghẻ xốn nhanh nhất chỉ với 6 bài thuốc
Ghẻ xốn thường gặp ở trẻ em nên cách trị ghẻ xốn, dùng thuốc trị ghẻ xốn sao cho an toàn mà hiệu quả rất quan trọng. Hãy đọc bài viết này để tìm hiểu về ghẻ xốn, cách trị ghẻ xốn.
- Ghẻ phỏng ở trẻ em và cách điều trị ghẻ phỏng cực hiệu quả
- Bệnh ghẻ nước: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị
Ghẻ xốn là một tên gọi dân gian dành cho bệnh da liễu gây ngứa và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác. Đối tượng thường là trẻ em nên các bậc phụ huynh cũng nên biết về cách trị ghẻ xốn. Nhưng trước hết hãy cùng tìm hiểu bệnh ghẻ xốn là gì?
Ghẻ xốn là gì?
Ghẻ xốn, ghẻ nước, ghẻ ngứa, ghẻ lở đều là tên gọi của bệnh da liễu do ký sinh trùng có tên là Sarcoptes scabiei hay còn gọi là cái ghẻ gây nên.
Ghẻ cái đào hang, đẻ trứng dưới da cơ thể người bệnh.
Cái ghẻ là loài ký sinh trùng có kích thước từ 0,3 – 0,5cm xâm nhập vào biểu bì da rồi đào hầm, đẻ trứng. Chúng để trứng liên tục trong 4-6 tuần, thường từ 2-3 trứng/ngay. Ghẻ đực sau khi hoàn thành nghĩa vụ phối giống sẽ chết đi và ghẻ cái cũng chết sau khi đẻ hết số trứng. Nhưng trứng ghẻ phát triển thành con trưởng thành chỉ trong 3-4 ngày vì thế bệnh rất khó kiểm soát. Ghẻ cái có thể sống trong môi trường ngoài cơ thể 2-3 ngày.
Bệnh lây qua đường tiếp xúc là chủ yếu vì thế không nằm chung, mặc quần áo chung, dùng chung khăn tắm với người bị ghẻ. Bệnh thường gặp vào mùa xuân hè tại những địa phương kém phát triển, điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng kém. Bệnh ghẻ có thể lây lan thành dịch tại các địa phương, ở thành phố tỷ lệ thấp hơn.
Triệu chứng của bệnh ghẻ xốn
Ngứa nhiều về đêm, ngứa dữ dội khi lao động nặng, ra mồ hôi nhiều. Ghẻ không xuất hiện ở mặt, đầu và 1/3 trên lưng mà thường xuất hiện ở kẽ ngón tay, lằn chỉ cổ tay, nếp gấp bàn tay, thắt lưng, mông, bẹn.
Giai đoạn phát triển của bệnh ghẻ.
Giai đoạn đầu: Sau một tuần bị ghẻ, ghẻ phát triển sẽ gây ngứa, ngứa khiến bệnh nhân không chịu được.
Giai đoạn sau: Nếu gãi nhiều vùng da đó trở nên cộm hơn và đỏ.
Giai đoạn sau cùng: Các tổn thương do vết gãi, vết xước gây sẹo thẫm màu, lan ra toàn thân.
Bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng như nhiễm khuẩn (mụn mủ xuất hiện), ghẻ viêm da hóa (eczema) và có thể gây ra viêm cầu thận cấp rất nguy hiểm.
=>> Chi tiết: Các biểu hiện bệnh ghẻ thường gặp
Những cách trị ghẻ xốn hiệu quả nhất
Khi bị ghẻ xốn cần điều trị cùng lúc cả người bệnh lẫn người sống cùng nhà nếu có triệu chứng ngứa bằng cách dùng thuốc thoa hoặc thuốc uống như sau:
Cách trị ghẻ xốn cho người lớn:
– Thuốc Pyréthrinoide (Sprégal) dạng xịt: Dùng sau khi đã tắm sạch, lau khô. Cách dùng đặt thuốc cách da 20-30cm và xịt toàn thân, tránh xịt vào mắt, vết thương hở và niêm mạc. Tắm lại 12 giờ sau khi xịt rồi dùng tiếp. Ngày dùng 2 lần để có hiệu quả cao nhất.
– Thuốc dạng thoa Benzoat de benzyl: Sau khi đã tắm sạch, lau khô dùng thuốc thoa lên khắp người. Cũng tránh những vết thương hở.
Thuốc trị ghẻ xốn D.E.P: Đây là loại thuốc chống muỗi, vắt nhưng có tác dụng tiêu diệt cái ghẻ nhanh, ít độc tính được dùng phổ biến. Cách dùng, sau khi tắm rửa sạch sẽ thôi thuốc vào các vùng ghẻ trong 7 ngày liên tiếp, những chỗ nào chưa khỏi có thể bôi tiếp. Bôi ngày 2-3 lần.
– Thuốc uống ivermectine chỉ được dùng khi bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh ghẻ.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, cần sát trùng quần áo, chăn mền, ga gối bằng thuốc diệt ghẻ phagoacaricide.
Trị ghẻ xốn ở trẻ em:
– Thuốc Eurax (crotamintan) 10%: Đây là loại thuốc bôi có tác dụng diệt cái ghẻ và chống ngứa hiệu quả. Loại thuốc này an toàn với trẻ em, có thể bôi cách nhau 6-10 giờ/lần.
– Thuốc Permethrin cream 5% (Elimite): Dùng được cho cả phụ nữ mang thai và trẻ em.
– Thuốc Spregal (esdepallethrin): Thuốc trị ghẻ dạng phun này an toàn nhất với trẻ em, tuy nhiên khi phun cho trẻ nên cẩn thận tránh vào mắt của trẻ. Cách dùng phun thuốc 1 lần duy nhất cho trẻ sau 12 giờ tắm rửa bằng xà phòng sau đó cho trẻ mặc quần áo đã được khử ghẻ cái và trứng.
– Kháng sinh cephalexine gói bột 125mg: Đây là cách trị ghẻ xốn khi có kèm theo bội nhiễm với liều lượng là 50mg/kg thể trọng chia 3 lần, uống trong thời gian 7-10 ngày. Kết hợp với bôi dung dịch Milian 2%, 2 lần/ ngày. Thuốc này chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
– Trong trường hợp trẻ bị ngứa nhiều có thể uống si rô phenergan 0,1% liều dùng 0,5mg/kg thể trọng cho 1 lần uống. Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
=>> Chi tiết: Cách trị ghẻ ngứa ở trẻ em đơn gian mà hiệu quả
Những bài thuốc dân gian trị ghẻ xốn:
Các bài thuốc nam trị ngoài da, trị ngứa đa phần là an toàn vì thế cả người lớn và trẻ em đều có thể dùng được. Nên áp dụng cho cả những người thân trong gia đình dù không có triệu chứng của bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc nam dân gian trị ghẻ xốn được truyền lại từ nhiều đời nay.
Bài thuốc 1:
Dùng 120 gr vỏ cây nhãn thái lát mỏng, 60 gr lá trầu không vò nát, phèn chua 20 gr.
Cho tất cả các vị thuốc trên vào nồi rồi đun sôi với 400ml nước cho đến khi cạn còn 100ml nước. Lọc bã lấy nước cho vào chai thủy tinh, bảo quản nơi thoáng mát. Dùng bôi hàng ngày sáng tối.
Bài thuốc 2:
Chỉ cần dùng 20-40gr lá chè cỏ nấu nước tắm rửa hoặc xông hàng ngày cho đến khi khỏi hẳn.
Cây chè cỏ (chè đắng, ba chạc) là loại cây mọc phổ biến tại các đồi cây bụi, ở bìa rừng có tác dụng sát khuẩn, làm săn da được người dân miền Trung dùng nhiều trong điều trị cách bệnh về da liễu trong đó có bệnh ghẻ.
Bài thuốc 3:
Vỏ trắng cây xoan (50gr) thái lát mỏng, sao giòn. Quả bồ kết (50gr) bỏ hạt, sao giòn. Hai vị thuốc này tán bột mịn trộn cùng 100ml dầu vừng hoặc dầu lạc thành cao. Bôi ngày 1-2 lần lên chỗ ghẻ.
Bài thuốc 4:
Rễ, cành, lá cây kiến cò (20gr), rễ cây muồng trâu (20g), rượu trắng 45 độ (100ml). Các vị thuốc cắt ngắn, đập nát ngâm trong rượu 1 tuần. Lấy tăm bông tẩm hỗn hợp trên bôi vào chỗ ghẻ ngày 2 lần.
Bài thuốc 5:
Hạt máu chó (50gr) + 100ml dầu vừng. Lấy hạt máu chó giã nát cho đun đôi với dầu vừng trong 15 phút rồi để nguội, bôi lên chỗ ghẻ ngày 1-2 lần.
Bài thuốc 6:
Chuẩn bị: Rau sam(30g), lá xoan (20g), lá đào (10gr). Đem rửa sạch, giã nhuyễn ngâm với rượu trong lọ thủy tinh với 3 chén rượu trắng. Để dung dịch sau một đêm là dùng được, ngày dùng 3-4 lần, liên tục trong 5-7 ngày là khỏi.
Ngoài ra, có thể dùng một số loại thuốc tắm như: lá đào, lá ba chạc, cúc tần, lá xoan, lá khế, vỏ (lá) cây xà cừ…
=>> Chi tiết: Chữa ghẻ bằng phương pháp dân gian
Nguyên tắc điều trị ghẻ xốn để đạt hiệu quả cao nhất:
– Phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm, đủ thời gian.
– Điều trị cùng lúc của người bệnh và các thành viên trong gia đình vì đây là một bệnh dễ lây lan.
– Cần bôi thuốc tại chỗ ngày 3 lần, đặc biệt phải bôi thuốc vào buổi tối để giảm ngứa.
– Không được cào gãi, chà xát quá mạnh khiến các vết loét bị tổn thương và nhiễm khuẩn.
– Bên cạnh việc điều trị tại chỗ cần dùng thêm các loại thuốc trị toàn thân khác như kháng sinh, bổ sung vitamin B, C…
Bạn nên tham khảo:
- Chi tiết cách trị ghẻ bằng nước muối đơn giản dễ làm
- Cách trị ghẻ nước bằng lá trầu không đơn giảm mà hiệu quả cáo
Chỉ cần tuân thư các cách trị ghẻ xốn trên kết hợp với việc ngăn ngừa bệnh lây lan cho người xung quanh thì bệnh ghẻ xốn, ghẻ ngứa hay ghẻ nước đều sớm khỏi.
Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)
E cần tư vấn và mua thuốc ạ
E bị nổi mút o dưới đùi ngua dau máy bữa hành nóng lạnh là mụt j ak