6 Cách điều trị bệnh ghẻ dân gian hiệu quả đến bất ngờ

Cách điều trị bệnh ghẻ dân gian với những lá cây có xung quanh được xem là “nhở mà có võ”. Hiệu quả của điều trị ghẻ bằng phương pháp dân gian có thể khiến bạn bất ngờ đấy. Dưới đây là 6 cách điều trị bệnh ghẻ dân gian được nhiều người tin dùng nhất.

Tôi là Trần Thị Ngọc Ánh (28 tuổi, Phú Thọ), hôm nay tôi đã khổ sở vì bệnh ghẻ nước suốt một thời gian dài cho đến khi tìm được vị thuốc đơn giản mà hiệu quả đã giúp tôi thoát khỏi những ngứa ngáy, khó chịu. Hôm nay xin chia sẻ với bạn đọc cách điều trị ghẻ bằng lá xoan sau khi đã tự mình áp dụng và điều trị khỏi bệnh.

Cơ duyên tìm đến cách điều trị bệnh ghẻ dân gian

Theo tôi tìm hiểu, bệnh ghẻ là bệnh nhiễm trùng da do ký sinh trùng cái ghẻ gây nên. Ký sinhh trùng này có tên khoa học là Scarcoptes scabiei hominis. Đây là một bệnh da liễu rất dễ lây lan từ người này sang người khác trở thành dịch và có khả năng tái phát cao.

Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh da liễu này như đã nói ở trên đó là do ký sinh trùng cái ghẻ. Theo đó, chỉ những con ghẻ cái mới có khả năng gây bệnh bởi vì những con ghẻ đực đã chết ngay sau quá trình giao hợp. Cái ghẻ có thểm xâm nhập thông qua đường biểu bì, chúng sinh sôi và phát triển ngay trong cơ thể chúng ta với chu kỳ trứng liên tục trong vòng từ 4-6 tuần, mỗi ngày đẻ -3 trứng. Như vậy, tốc độ sinh sôi và phát triển của loại cái ghẻ này tương đối nhanh và nguy hiểm.

Thông thường, những nơi có môi trường ô nhiễm, kém vệ sinh và những vùng nước bẩn là nơi chứa nhiều ký sinh trùng cái ghẻ nhất. Ghẻ có khá nhiều biểu hiện lâm sàng như ghẻ nước, ghẻ phỏng, ghẻ ngứa, ghẻ chàm hóa,.v.v. trong đó bệnh ghẻ thường gặp nhất phải kể đến ghẻ nước.

Bằng mắt thường, chúng ta khó có thể thấy được cái ghẻ bám vào da mình bởi vì trong 2 tuần đầu tiên kể từ lúc cái ghẻ bám vào da, làn da của chúng ta hầu như không có bất cứ biểu hiện gì bất thường hay ngứa ngáy. Nhưng sau đó, khi chúng bắt đầu sinh sôi và phát triển thì bệnh nhân cảm nhận ngay được nỗi khổ của bệnh ghẻ. Đó là cảm giác ngứa dữ dội kèm theo những mụn nước có thể xuất hiện bất cứ đâu trên cơ thể, đặc biệt là những vị trí có nếp gấp như bàn tay, bàn chân, vùng thắc lưng, háng,…

Tôi làm nội trợ trong nhà, hằng ngày thường xuyên tiếp xúc với nước rồi các hóa chất như xà phòng, nước rửa bát nên tay tôi thường hay xuất hiện ghẻ nước. Bình thường chúng xuất hiện nhưng sau mấy ngày là khỏi nên tôi cũng không quan tâm lắm.

Khoảng mấy tháng trước mùa mưa lũ, bệnh cứ tái phát triền miên khiến tôi làm gì cũng thấy khó khăn, mấy nốt mụn nước còn gây đau nhức nữa. Trước tôi có dùng thuốc Tây bôi vào vùng da tay bị bệnh thì thấy đỡ ngứa và mụn nước cũng giảm đi, nhưng không hiểu sao nó cứ tái phát mà không thể trị khỏi dứt điểm được.

Tình cờ tôi được một bà chị mách cho bài thuốc dân gian điều trị ghẻ bằng lá xoan. Sẵn trước nhà có cây xoan nên tôi cũng thử luôn. Thật bất ngờ là không những nó phát huy hiệu quả nhanh mà cho đến nay đã qua mấy tháng rồi cũng không thấy dấu hiệu bệnh tái phát nên hôm nay tôi quyết định chia sẻ với mọi người bài thuốc quý này.

Ai đã bị bệnh ghẻ và bị thường xuyên đều biết cảm giác khi bị bệnh nó khó chịu thế nào. Nhất là khi tôi là nội trợ, nhà thì con nhỏ chồng lại đi làm nên việc lớn nhỏ gì trong nhà cũng đến tay tôi. Lúc tay bị ghẻ nhưng tôi vẫn phải làm việc nhà và tiếp xúc với nước nhiều khiến bệnh không thuyên giảm mà còn nặng hơn.

=>>  Chi tiết: Các cách trị bệnh ghẻ nước

Hành trình điều trị ghẻ bằng lá xoan

Cho những ai chưa biết về lá xoan. Cây xoan hay còn được gọi là cây sầu đâu, xoan sầu đâu, xoan trắng, sầu đông,… Cây khá lớn, cao từ 10-20m, lá xanh quanh năm nhưng khi gặp hạn thì có thể cây sẽ rụng hết lá. Nhánh cây xoan tỏa rộng, tán hơi tròn. Lá xoan có vị đắng, hậu ngọt, tính mát nhưng độc, đã được áp dụng vào phòng ngừa và điều trị một số bệnh trong đó có bệnh ghẻ.

Vì tôi bị bệnh ghẻ cũng gọi là lâu ngày và đã tái đi tái lại nhiều lần nên tôi kết hợp hai cách điều trị ghẻ để cho hiệu quả điều trị triệt để hơn. Nếu ai bị ghẻ lần đầu hoặc bệnh không quá nặng thì có thể chỉ áp dụng một cách thôi cũng cho kết quả khá tốt rồi.

Cách 1: Cách này khá đơn giản, tôi chuẩn chị một nắm lá xoan rửa sạch rồi đem đun sôi với nước dùng để tắm hằng ngày. Ngoài việc diệt khuẩn, sát trùng cho da, nước lá xoan cũng làm se lại những mụn nước trên tay để giảm khả năng phát triển của bệnh. Nhưng vì lá xoan có tính độc nên khi thực hiện cách này bạn chú ý là không để nước lá xoan dây vào miệng, mũi, mắt vì có thể gây ngộ độc rất nguy hiểm.

Cách 2: Chuẩn bị 1 nắm lá xoan, 1 nắm lá cây bông kiến cò, 1 nắm lá sả và 1 nắm lá cây ngủ ngày đem rửa sạch. Nấu cùng với 23 lít nước cho sôi thật kĩ khoảng 30 phút. Đợi nguội rồi dùng để ngâm vùng da bị ghẻ hoặc có thể dùng để tắm. Nếu bạn đang dùng cả thuốc tây bôi ngoài trị ghẻ thì hãy bôi thuốc sau khi tắm với nước lá này nhé. Vì khi vùng da bị ghẻ được vệ sinh sạch sẽ sau đó bôi thuốc sẽ phát huy công dụng tốt hơn.

Như tình trạng bệnh của tôi, cũng gọi là khá nặng nên tôi kiên trì khoảng 2 tuần thì thấy những mụn nước mất hẳn và không còn ngứa nữa. Đã mấy tháng qua cũng không thấy tái phát, tôi vui lắm.

Sau đó tôi có tìm hiểu thêm thì được biết cũng có rất nhiều cách điều trị ghẻ bằng phương pháp dân gian rất đơn giản mà lại hiệu quả, chi phí cũng không đắt như thuốc tây như:

Trị ghẻ nước bằng lá cây đào

Theo Đông y, lá đào được xem là một bài thuốc quý trong điều trị các bệnh ngoài da, mẩn ngứa nhờ vào tính khử khuẩn, diệt ký sinh trùng vô cùng tốt của nó.

Bài thuốc cũng tương tự với lá xoan, bạn chuẩn bị một nắm lá đào rửa sạch rồi đun sôi với nước dùng để tắm hằng ngày. Để có hiệu quả nhanh và tốt hơn, bạn có thể lấy bã lá chà sát nhẹ nhàng vào vùng da bị ghẻ nước trong khi tắm. Ngoài ra nước này có thể dùng để ngâm mình cũng rất tốt để trị tận gốc bệnh ghẻ nước tận sâu bên trong lớp biểu bì da.

Trị ghẻ nước bằng lá bạch đàn

Trong lá bạch đàn có chứa tinh dầu diệt khuẩn, được dùng trong điều trị bệnh ghẻ nước cũng như một số bệnh da liễu do ký sinh trùng gây ra. Cũng tương tự như lá xoan và lá đào, lá bạch đàn rửa sạch rồi nấu nước tắm hằng ngày. Trước khi nấu bạn có thể vò nát lá bạch đàn để tinh dầu trong lá được tiết ra nhiều hơn. Bài thuốc này bạn kiên trì thực hiện khoảng 2 tuần sẽ thấy kết quả rõ rệt.

Cách trị ghẻ nước dân gian bằng lá mướp

Một kẻ thù không đội trời chung với bệnh ghẻ đó là lá mướp. Với nhiều thành phần có khả năng sát trùng và tiêu diệt ký sinh trùng, vi khuẩn, lá mướp cũng là một bài thuốc được nhiều bệnh nhân sử dụng và truyền tai nhau về độ hiệu quả của chúng.

Cách làm: lấy khoảng 4-5 lá mước rửa sạch rồi đem giã nhuyễn với một thìa muối hạt. Dùng bã lá mướp này chà sát lên vùng da bị ghẻ nước rồi để khoảng 30 phút, rửa lại với nước. Thực hiện ngày 2 lần và liên tục trong 1 tuần là cảm giác ngứa ngáy đã hoàn toàn bị thổi bay.

Bạn nên tham khảo:

Thực ra, việc điều trị bệnh ghẻ không khó, nhưng để chúng không tái phát và lây lan sang người khác là cả một quá trình đòi hỏi bạn phải kiên trì thực hiện.

Các cách điều trị bệnh ghẻ dân gian này có thể không có bạn kết quả trị bệnh ngay tức thì nhưng bù lại chúng có thể trị dứt điểm bệnh ghẻ và trị tận gốc những ký sinh trùng cái ghẻ ẩn sâu bên trong lớp biểu bì da. Chúc bạn thành công!

Nguyễn Quỳnh (ghi)

Bình luận (1)

  1. Hoàng thi tuyền says: Trả lời

    Con e dc 3 thang chau bi ghe co cach nao de dieu tri khoi khong a

     

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo