Căn nguyên gây bệnh ghẻ nước là do ký sinh trùng có tên là Sarcoptes Scabiei hay còn gọi là mạt ngứa (itch mite). Con cái có kích thước từ 0.3-0.5mm xâm nhập vào đường biểu bì da, đào hầm và đẻ trứng.
Cái ghẻ nước sẽ đẻ từ 2-3 trứng/ngày, liên tục trong 4-6 tuần liền. Trứng nở thành ấu trùng và phát triển thành con trưởng thành chỉ trong 3-4 ngày. Không chỉ sống được trên da người mà cái ghẻ có thể sống được ở ngoài cơ thể từ 2-3 ngày, do đó bệnh vẫn có mầm mống lây lan.
Bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabies tấn công vào lớp thượng bì của da.
Bệnh thường xuất hiện ở các đơn vị tập thể, vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh...Thời điểm bệnh ghẻ bùng phát nhiều nhất là vào mùa mưa bão. Lý do, vì mưa lũ gây ngập lụt, nguồn nước ô nhiễm là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển mạnh trong đó có ký sinh trùng Sarcoptes scabies. Ngoài ra, cũng do điều kiện thiếu thốn trong mùa lũ ảnh hưởng tới sinh hoạt dễ gây các bệnh ngoài da và làm chúng lây lan nhanh hơn.
- Một số con đường dễ lây lan bệnh ghẻ:
- Tiếp xúc trực tiếp với người bị ghẻ
- Nằm chung giường
- Mặc chung quần áo
- Dùng chung khăn tắm.
- Tiếp xúc da-da khi quan hệ tình dục
- Những vị trí thường bị ghẻ nước tấn công:
- Lòng bàn tay
- Kẽ ngón tay
- Ngấn cổ tay
- Cùi tay
- Bờ trước nách
- Quanh rốn
- Mông...
- Cách phòng tránh bệnh ghẻ nước
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ bằng cách tắm rửa hàng ngày, thay quần áo, không mặc đồ ẩm ướt.
- Tuyệt đối không dùng chung các vật dụng cá nhân như quần áo, khăn tắm, mũ nón.
- Đồng thời chú ý vệ sinh nơi ở như giường chiếu, chăn màn. Thường xuyên giặt chăn màn, quần áo bằng nước nóng và phơi nắng.
- Bệnh ghẻ nước có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào và bất cứ ai cũng có thể mắc phải, do đó không nên chủ quan. Khi phát hiện triệu chứng bị ghẻ như mụn nước, ngứa cần được điều trị kịp thời cho bản thân và người sống cùng để tránh lây lan cho cộng đồng.
Bệnh ghẻ nước có thể bùng phát thành dịch nếu không được ngăn chặn kịp thời, vì thế đừng bỏ qua những cảnh báo về nguyên nhân bị ghẻ nước đã nếu ở trên. Hãy nâng cao ý thức phòng tránh để đảm bảo môi trường sống và sức khỏe tốt nhất.
Nguyễn Quỳnh
Ngày đăng: Tháng Mười 02, 2017 | Tháng Mười Hai 11, 2018
Bài viết cùng chuyên mục
- Da đầu bị ghẻ, ghẻ da đầu và cách chữa hiệu quả nhất
- Ghẻ phỏng ở trẻ em và cách điều trị ghẻ phỏng cực hiệu quả
- Chữa ghẻ nước bằng lá trầu không chỉ cần 4 ngày là khỏi bệnh
- Ghẻ phỏng: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- Cách phát hiện sớm triệu chứng của ghẻ ruồi
- 10 cách trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam dễ kiếm mà hiệu quả
- Ghẻ chàm hóa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- Ghẻ ngứa ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị
- Ghẻ ở chân: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- Ghẻ ở mông: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Bình luận (0)