Ghẻ ngứa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh ghẻ ngứa có rất nhiều cách trị, trong đó cách trị ghẻ ngứa nhanh nhất là bôi các loại thuốc tây đặc trị ghẻ ngứa. Ngoài ra còn có cách trị ghẻ ngứa dân gian cũng rất hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đợt hè này em có vào Long An quê ngoại chơi một tháng, ở đây nhiều cây cối, nguồn nước lại bẩn nên em bị lây ghẻ ngứa từ mấy đứa em con cậu Ba. Về lại Sài Gòn em vẫn bị ngứa nhiều, bây giờ em phải làm thế nào ạ?

(Hoàng Thảo, 17 tuổi, TP.HCM)

Ghẻ ngứa là gì?

Ghẻ ngứa là một thể lâm sàng của bệnh ghẻ, bệnh gặp khá nhiều ở những người mà vấn đề vệ sinh cá nhân không tốt dẫn tới việc ký sinh trùng gây bệnh dễ dàng bám vào cơ thể và gây bệnh.

Ký sinh trùng cái ghẻ gây bệnh ghẻ ngứa.

Ký sinh trùng gây nên bệnh ghẻ ngứa đó chính là cái ghẻ, một loại ký sinh trùng thường tập trung ở những vùng nước bẩn, môi trường ô nhiễm và kém vệ sinh. Một khi đã xâm nhập vào da, chúng sinh sôi và phát triển liên tục trong vòng 4-6 tuần, mỗi ngày để 2-3 trứng.

Nếu không được điều trị tận gốc, những ký sinh trùng này sẽ ẩn nấp trong lớp biểu bì da của chúng ta, gây nên sự tái phát thường xuyên của bệnh.

Biểu hiện của bệnh ghẻ ngứa

Thật khó để phát hiện ra những ký sinh trùng cái ghẻ gây bệnh này vì trong 2 tuần đầu tiên khi chúng xâm nhập vào da chúng ta hầu như không có biểu hiện ngứa. Nhưng sau 2 tuần trở đi khi cái ghẻ đào hầm và đẻ trứng dưới da thì da bắt đầu ngứa ngáy dữ dội kèm theo xuất hiện nhiều mụn nước ở bất kì đâu trên cơ thể, nhất là những vùng tay, chân, thắt lưng, háng,…

Bệnh thường ngứa dữ dội hơn vào ban đêm, khi mà cái ghẻ đẻ trứng, khiến bệnh nhân ngứa ngáy đến mức không thể ngủ được. Ghẻ ngứa là biểu hiện rõ ràng sau 1 tuần bị ghẻ cái xâm nhập cơ thể khiến bệnh nhân không thể nào chịu được vì thế gãi là phản xạ tự nhiên. Từ đó khiến da bị tổn thương do vết gãi, vết xước hây sẹo thâm.

Nếu bệnh nhân muốn chữa bệnh ghẻ ngứa này chỉ có duy nhất một nguyên tắc đó là điều trị ghẻ ngứa và ký sinh trùng cái ghẻ tận gốc.

=>> Chi tiết: Các triệu chứng bệnh ghẻ thường gặp

Nguyên nhân bị ghẻ ngứa

Bệnh lây lan qua đường tiếp xúc như năm chung giường, mặc quần áo, dùng chung khăn tắm với người bị ghẻ.

Bệnh ghẻ hiện không còn là bệnh phổ biến nhưng tại các địa phương có điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng kém vẫn có tỷ lệ mắc bệnh cao, có thể thành dịch.

Đối tượng dễ bị ký sinh trùng cái ghẻ tấn công là những người vệ sinh không sạch sẽ cả về cá nhân và môi trường sống sung quanh, thường hay đổ mồ hôi hoặc do tiếp xúc với nước bẩn, môi trường ẩm ướt nhiều vi khuẩn.

Nguyên tắc chữa bệnh ghẻ ngứa

– Hạn chế cào gãi, chà xát quá mạnh vào vùng da bị bệnh khiến các tổn thương bị loét, gây nhiễm khuẩn.

– Ngay khi có dấu hiệu cần được điều trị sớm, đủ thời gian.

– Bôi thuốc tại chỗ ngày 3 lần, bôi thuốc liên tục, đặc biệt là vào buổi tối.

– Bên cạnh việc điều trị tại chỗ cần kết hợp bổ sung các vitamin B,C, kẽm, sắt…

Bệnh ghẻ ngứa và cách điều trị

1. Bị ghẻ ngứa dùng thuốc gì theo Tây y?

  • Tây y dùng một trong những loại thuốc sau:
  • D.E.P. (dietyl phtalat)
  • Benzyl benzoat (Ascabiol, scabitox, zylate)
  • Eurax (crotamintan) 10%
  • Permethrin cream 5% (Elimite)
  • Lindane (gamma – benzen hexachlorid, kwell)
  • Thuốc uống ivermactin

2. Trị ghẻ ngứa toàn thân bằng Đông y

Đông y có những bài thuốc như:

  • Dùng lá cây ba gạc
  • Lá đào đun nước tắm
  • Dùng nhựa cây máu cho bôi tại chỗ
  • Tắm nước muối
  • Tắm biển

Bệnh nhân hoàn toàn có thể kết hợp hai phương pháp điều trị này để rút ngắn thời gian điều trị.

==>> Xem chi tiết từng cách trị bệnh ghẻ ngứa tại đây.

Ghẻ ngứa thực sự là ác mộng của nhiều người của những năm 1990 và đến nay vẫn còn hoành hành tại nhiều địa phương. Hãy đề phòng và diệt tận gốc loại ký sinh trùng nguy hiểm này để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo