Ghẻ ngứa ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị

Cách trị ghẻ ngứa ở trẻ em hiệu quả nhất là kết hợp giữa điều trị và tránh bệnh lây lan, quan trọng nhất vẫn là phòng ngừa bệnh cho trẻ.

>> 3 Cách trị ghẻ ngứa nhanh nhất, hiệu quả nhất

>> Ghẻ phỏng ở trẻ em và cách điều trị ghẻ phỏng cực hiệu quả

Da của trẻ rất nhạy cảm, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nên dễ dàng trở thành đối tượng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố từ môi trường bên ngoài trong đó bệnh da liễu là hàng đầu. Và trong số các bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em thì không thể không kể đến bệnh ghẻ. Vậy ghẻ ngứa ở trẻ em nguy hiểm thế nào và cách trị ghẻ ngứa ở trẻ em ra sao, sẽ có trong bài viết dưới đây!

Trẻ bị ghẻ nước có nguy hiểm không?

Bệnh ghẻ ngứa không gây ảnh hưởng gì lớn tới sức khỏe của trẻ nhưng nếu không được điều trị sớm và dứt điểm thì gây ảnh hưởng về thẩm mỹ của da.

Ghẻ ngứa, ghẻ nước là một dạng bệnh ngoài da phổ biến. Bệnh lây nhiễm từ người này qua người khác do một loại côn trùng ký sinh trên da có tên là Sarcoptes scabiei, Hominis (cái ghẻ), nhiều nơi còn gọi là con mạt ngứa (itch mite). Bệnh thường hay gặp vào mùa xuân – hè.

Chẩn đoán khi bị bệnh ghẻ ngứa ở trẻ em

Qua việc quan sát bằng mắt có thể chẩn đoán được bệnh ghẻ ngứa ở trẻ em. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp nhầm lẫn tại các phòng khám chuyên khoa do ghẻ lâu ngày chuyển thành eczema, bội nhiễm hoặc ghẻ vảy. Các triệu chứng ghẻ nước để chấn đoán bao gồm:

  • Mức độ ngứa sẽ tăng lên về đêm, khi vận động thể thao, khi trời nắng, người ra nhiều mồ hôi.
  • Tại vị trí cái ghẻ làm tổ xuất hiện mụn nước, tập trung chủ yếu tại cổ tay, kẽ tay, vùng bụng, mặt trong của đùi, ở trẻ nhỏ mụn nước có thể xuất hiện ở cả lòng bàn tay, chân và sau mông, hay tại những vị trí có nếp gấp như nách, bẹn,…

Đặc biệt là cái ghẻ không làm tổ tại các vị trí như mặt, đầu và 1/3 phần lưng trên. Trẻ em dưới 2 tuổi có thể bị ghẻ toàn thân nếu không được chăm sóc đúng cách.

Ngoài ra, còn có một số triệu chứng phụ khác như chốc lỡ, mụn mủ, mụn nhọt…

Nguyên nhân gây ghẻ nước ở trẻ em

Bệnh do ghẻ cái gây nên, ghẻ đực không có khả năng gây bệnh do chúng chết sau khi giao hợp. Ngay sau khi xâm nhập vào cơ thể, cái ghẻ gây bệnh thông qua đường biểu bì da, chúng sẽ liên tục đào hầm và đẻ trứng. Ở trong da, ghẻ cái sẽ liên tục đẻ trứng trong vòng 4-6 tuần liền, mỗi ngày chúng đẻ từ 2 – 3 trứng.

Trẻ bị ghẻ nước do tiếp xúc trực tiếp với người bị ghẻ. Chăng hạn như nằm chung giường, người bị ghẻ nước chăm sóc hay bế trẻ. Hoặc do không được chăm sóc tốt, tiếp xúc với nguồn nước bị ôi nhiễm.

Cách chữa bệnh ghẻ nước ở trẻ em

Chỉ cần diệt sạch cái ghẻ và áp dụng thêm một số biện pháp phòng tránh tái nhiễm là bệnh sẽ khỏi hẳn vì thế, ghẻ ngứa là bệnh ngoài da tương đối dễ điều trị. Phần lớn, các phương pháp điều trị cái ghẻ được áp dụng đều cho kết quả tốt, bệnh thường khỏi hoàn toàn sau 2-3 tuần điều trị.

Phụ huynh cần nắm vững nguyên tắc điều trị chung trước khi tiến hành điều trị ghẻ ngứa ở trẻ em:

  • Phát hiện sớm bệnh và điều trị nhanh trước khi xảy ra biến chứng.
  • Những thành viên cùng sống chung trong gia đình cũng cần được điều trị

Bên cạnh việc điều trị cần kết hợp với các biện pháp phòng chống lây lan. Cách ly bệnh nhân đồng thời diệt sạch ổ ghẻ xung quanh nhà một cách triệt để. Giặt sạch mùng mền, quần áo, vật dụng cá nhân của người bệnh rồi đem phơi dưới nắng gắt để cái ghẻ không thể sống sót. Hoặc có thể cho quần áo, mùng mền,… vào nồi nước và đun sôi để diệt ghẻ cái.

1. Trị ghẻ ngứa ở trẻ em bằng thuốc tây

Thuốc dạng xịt Lindane (kwell, gamma-benzen hexachlorid), dùng cho toàn bộ vùng da từ cổ đến chân. Mỗi ngày xịt 2 lần, mỗi lần xịt cách nhau 8-12 tiếng, trước khi xịt lần 2 cần tắm rửa cho trẻ. Loại thuốc này trị ghẻ ngứa nhanh nhưng gây độc cho hệ thần kinh nên không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi và phụ nữ đang mang thai.

D.E.P (dietyl phtalat) là loại thuốc chống vắt, muỗi đốt nhưng cũng có tác dụng trị ghẻ ngứa khá tốt và an toàn. Bôi lên vùng da bệnh 2-3 lần/ ngày. Lưu ý, thuốc này không dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở xuống và không bôi vào bộ phận sinh dục.

Eurax (crotamintan) 10%, là một loại thuốc bôi, trị ghẻ và chống ngứa rất tốt. Sau 6- 10 giờ bôi lần đầu, phụ huyên có thể bôi lần hai cho trẻ. Thuốc trị ghẻ ngứa Eurax đã được các nhà khoa học kiểm chứng khá an toàn. Dùng được cho cả bộ phận sinh dục và trẻ đang trong độ tuổi nhũ nhi (từ 2-12 tháng tuổi).

Benzyl benzoat (zylate, scabitox, ascabiol) loại thuốc trị ghẻ rất tốt và có độ an toàn cao.

Với dạng bôi thì ngày dùng 2 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 15 phút. Với dạng xịt dùng tương tự như trên. Tắm gội lại cho trẻ sau 12 giờ kể từ lúc bôi hoặc xịt thuốc.

Ngoài ra, đối với trẻ bị ghẻ vảy cần kết hợp dùng cả thuốc bôi và thuốc uống ivermactin (là loại thuốc đặc trị giun chỉ, nhưng lại có tác dụng trong việc điều trị cái ghẻ, nhất là ghẻ vảy). Liều dùng được bác sĩ chỉ định từ 20mg/kg cho một lần sử dụng. Uống thuốc khi bụng đói.

2. Cách trị bệnh ghẻ ngứa ở trẻ em bằng thuốc nam

Dùng các loại lá: lá trầu không, lá khế, lá khổ sâm, lá xoan, lá diếp cá mỗi thứ một nắm tay hái về nấu nước tắm cho trẻ.

Rửa sạch các loại lá trên rồi cho vào nồi đun với 2 lít nước đến khi sôi. Đội đến khi nước ấm thì lấy tắm cho trẻ dùng đều đặn mỗi ngày.

Hòa đều 100g thuốc lào, 100ml rượu trắng trong bát rồi cho vào nồi đun kỹ đến khi cô đặc. Nước vừa đun được dùng để thoa lên vùng da bị ghẻ của bé ngày 2-3 lần, thực hiện liên tục trong một tuần bệnh ghẻ sẽ hết.

Phụ huynh cũng có thể dùng 30g hạt máu chó đem tán thành bột mịn cùng với 10g diêm sinh (phần đầu đỏ của que diêm). Sau đó, trộn thêm 20g bột nghệ, thêm tí dầu lạc vào hòa đều. Hỗn hợp vừa trộn này đem bôi lên da bị ghẻ ở trẻ mỗi ngày một lần.

Nên bôi trước lúc trẻ ngủ và sau khi đã tắm gội sạch sẽ cho bé để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý trong quá trình điều trị ghẻ ngứa ở trẻ em

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi ngày.

Tập cho trẻ thói quen rửa tay chân bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh xong.

Tỉa lại móng tay, chân thường xuyên cho bé để loại bỏ ổ vi khuẩn.

Khi phát hiện trẻ bị ghẻ các mẹ nên cho trẻ ở nhà, không nên đưa trẻ đến trường vì như thế sẽ làm lây lan mầm bệnh.

Cách trị ghẻ ngứa ở trẻ em phức tạp hơn ở người lớn là do trẻ chưa ý thức được vệ sinh cá nhân khiến tình trạng bệnh lây lan nhanh, vì thế, các bậc phụ huynh nên cẩn thận hơn trong cách phòng ngừa bệnh ghẻ ở trẻ.

Thông tin hữu ích: 4 Loại thuốc trị ghẻ ngứa: Dùng đúng cho hiệu quả cao

Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)

Bình luận (0)

  1. Phạm thúy says: Trả lời

    Con e nay đc 6 tuổi cháu bị nổi mụn thành từng đám nhỏ ở mu chân mới đầu chỉ có vài cái rồi cháu bị ngứa và gãi rất nhiều sau đó là mụn nhiều hơn và lan rộng và nổi ở các mu ngón tay và viền tay.có ai biết con e bị sao k ạ e rất lo lắng ạ 

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo