Trẻ bị rôm sảy ở cổ: Nguyên nhân và cách điều trị
Trẻ bị rôm sảy ở cổ khiến mẹ vô cùng lo lắng do đây là một trong những vùng ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình sau này. Vậy tại sao trẻ lại bị rôm sảy ở cổ và làm thế nào để điều trị? Hãy cùng Camnangbenhdalieu tìm hiểu dưới đây
Nguyên nhân nào khiến trẻ bị rôm sảy ở cổ?
Mùa hè thời tiết nóng bức, oi ả khiến trẻ thường xuyên mắc các bệnh về da liễu, trong số đó phổ biến nhất là bệnh rôm sảy!
Dấu hiệu bị rôm sảy xuất hiện là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn, mà nguyên nhân chủ yếu do các ống tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh, rất dễ khiến mồ hôi không có đường thoát ra ngoài. Điều này thường xảy ra khi thời tiết nóng nhưng đôi khi cũng do trẻ được cho mặc quần áo quá nhiều, bí bách.
Nguyên nhân nào khiến trẻ nổi rôm ở cổ
Ngoài ra, trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cũng có thể bị nghẽn các ống tuyến mồ hôi; khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm; do vận động cơ thể (làm việc nặng, chơi đùa…) với cường độ cao; mặc quần áo, tã lót bằng một số loại vải pha nilon gây bí; do một vài vi khuẩn thường trú ngoài da có thể bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi.
Thông thường, vùng bị rôm sảy ở trẻ thường là những nơi tiết nhiều mồ hôi như nếp gấp khuỷu tay trong, đùi trong, lưng…Một vài trường hợp đặc biệt sẽ bị ở cổ. Trẻ bị rôm sảy ở cổ có thể do mồ hôi từ tuyến bài tiết trên đầu chảy xuống cổ, gây bít tắc lỗ chân lông.
Điều trị rôm sảy ở cổ cho trẻ như thế nào?
Vì cổ là một trong những phần cơ thể lộ ra ngoài, ảnh hưởng đến thẩm mỹ nên khi điều trị cũng cần phải cẩn thận, tránh để lại sẹo ảnh hưởng đến diện mạo sau này của trẻ.
Dùng thuốc bôi
Mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc bôi để trị rôm sảy ở cổ cho trẻ như:
+ Calamine: Thông thường, khi trẻ bị rôm sảy, các bác sĩ sẽ khuyên dùng các loại thuốc bôi có thành phần calamine. Calamine được dùng để giảm ngứa, đau hay cảm giác khó chịu khi da bị kích ứng. Thuốc cũng làm khô vết rỉ và chảy nước của những mụn mủ. Calamine chỉ được sử dụng ngoài da, không được nuốt hay làm dính vào niêm mạc bên trong như miệng, mũi, bộ phận sinh dục hay hậu môn.
Dung dịch Calamine có tác dụng làm giảm ngứa ngáy, khó chịu
+ Kem chứa corticoid: Với những trẻ bị viêm da, rôm sảy lâu nên bôi kem có corticoid giúp kháng viêm kháng khuẩn. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
+ Thuốc anhydrous lanolin ngăn ngừa tình trạng bít các ống tuyến mồ hôi và hạn chế “mọc” rôm sảy mới. (Vì đây là thuốc mỡ do vậy chỉ nên bôi một lớp mỏng, tránh bôi dày gây bít lỗ chân lông)
+ Thuốc bôi có chứa steroid dùng trong các trường hợp rôm sảy nặng.
+ Loại kem có thành phần hydrocortisone hoặc acid salicylic có tác dụng làm khô bề mặt da, se lỗ chân lông, trị rôm sảy.
Lưu ý: Có thể cho trẻ uống vitamin C để làm dịu cơn ngứa ngáy!
Dùng các phương pháp dân gian
Để trị rôm sảy ở cổ cho trẻ, ngoài phương pháp Tây y, mẹ có thể sử dụng các bài thuốc dân gian như tắm các loại lá: lá mảnh bát, lá kinh giới,…, hoặc các loại rau như: rau sam, rau muống,… Những phương pháp từ thiên nhiên này có công dụng trị rôm sảy rất tốt, dễ thực hiện, mà lại ít gây kích ứng da.
+ Lá kinh giới: Nếu có sẵn lá kinh giới tươi, mẹ chỉ cần rửa sạch rồi giã nát, chắt nước pha vào chậu nước tắm của bé. Nước lá kinh giới giúp rôm sảy biến mất nhanh chóng và trả lại cho bé làn da mịn màng.
Tắm nước lá kinh giới có công dụng trị rôm sảy khá tốt
+ Lá mảnh bát: Lá mảnh bát rửa thật sạch, cho vào nổi, đổ xăm xắp nước và đun sôi. Khi lá bắt đầu chuyển sang màu vàng và có mùi thơm nhẹ, mẹ chờ cho nước nguội bớt, đem lọc bã rồi pha nước tắm cho bé. Tắm lá mảnh bát 1-2 lần 1 tuần sẽ giúp da láng mịn, mát mẻ và hết hẳn rôm sảy.
Xem thêm: Trị rôm sảy bằng cách tắm lá
+ Rau sam: Đem rau sam giã nhuyễn, pha vào nước tắm của trẻ cũng cho công dụng trị rôm sảy rất tốt!
Xem thêm: Trị rôm sảy bằng các loại rau
+ Rau muống: Rau muống rửa thật sạch, sau đó đem đun lấy nước rồi dùng nước đó rửa vùng da bị rôm sảy, tổn thương.
Rau muống ngoài chế biến thành món ăn còn giúp trị rôm sảy rất tốt
Chi tiết: Cách trị rôm sảy bằng rau muống
+ Mướp đắng: Lấy 1-2 quả mướp đắng, thái nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng nước đun sôi để nguội sau đó lọc bỏ bã, lấy nước hoà vào nước tắm của bé. Mướp đắng rất mát, lành tính, lại có màu xanh đẹp mắt và mùi thơm nhè nhẹ. Khi tắm, tinh chất của loại quả này sẽ thẩm thấu vào da là dịu những vết rôm sảy và kích ứng da.
Chi tiết: Cách trị rôm sảy bằng mướp đắng
Có nên trị rôm sảy ở cổ bằng phấn rôm cho trẻ?
Theo các chuyên gia Y tế, mẹ KHÔNG NÊN bôi phấn rôm lên cổ cho trẻ, vì đây là khu vực gần mũi, trẻ sẽ dễ hít phải bụi phấn và gây ra các nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp. Bột phấn rôm nếu tích tụ trong phổi sẽ làm tắc nghẽn đường thở ở nhiều mức độ, gây thiếu oxy! Biểu hiện ban đầu có thể chỉ là ho, hắt hơi, sổ mũi, sau đó nặng dần thành nôn, tím tái và phù phổi.
Trẻ hít phải phấn rôm có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm
Xem thêm thông tin hữu ích: Có nên trị rôm sảy bằng phấn rôm
Lưu ý: Các phương pháp trị rôm sảy kể trên có thể cho hiệu quả nhiều hay ít còn tùy thuộc vào cơ địa của trẻ!
Một số lưu ý khi trẻ bị rôm sảy
Khi trẻ bị rôm sảy ở cổ, hoặc bất kỳ vùng nào khác trên cơ thể, mẹ cần phải lưu ý kỹ những điều sau:
- Tuyệt đối không nên ủ ấm, quấn quá chặt trẻ dễ làm da mẩn ngứa, nổi rôm sảy, lâu ngày dẫn đến chứng viêm da. Luôn giữ cho da bé được khô ráo và sạch sẽ.
- Nên chọn quần áo cho trẻ được thiết kế bằng những chất liệu mát mẻ và thấm hút tốt.
- Không nên thoa quá nhiều kem hay phấn lên da trẻ.
- Hạn chế để trẻ đi ra nắng, cần tắm nước mát, uống đủ nước.
- Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, bởi lẽ khi bị trầy xước da, dễ dẫn đến nhiễm trùng da
- Cắt móng tay, móng chân cho trẻ, tránh trường hợp trẻ ngứa rồi lấy tay gãi dẫn đến trầy xước, viêm nhiễm da.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!