Trẻ bị nổi mụn nhọt trên đầu do đâu? Mẹ cần chú ý những gì?

Tình trạng trẻ bị nổi mụn nhọt trên đầu hiện nay đang có xu hướng tăng. Nhiều mẹ trẻ băn khoăn và lo lắng khi thấy những dấu hiệu khác thường ở trẻ, song vẫn chưa có hướng giải quyết thích hợp. Để hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe trẻ sơ sinh, bạn nên tìm hiểu về bệnh để có biện pháp phòng ngừa.

>> Nổi mụn nhọt ở nách là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

>> Nổi mụn nhọt ở môi: nguyên nhân và cách chữa

Nguyên nhân trẻ bị mụn nhọt trên đầu?

Theo các thống kê của trung tâm y tế trẻ em, những năm gần đây, tỷ lệ trẻ bị nổi mụn nhọt trên đầu có chiều hướng tăng, phần lớn tập trung ở khu vực bị ô nhiễm, nhiều bụi bẩn và ẩm ướt như các vùng ven đô, vùng nông thôn.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh vẫn chưa có phương pháp giữ vệ sinh cho trẻ hoặc chăm sóc trẻ sai cách. Thậm chí nhiều mẹ bỉm cho rằng mụn nhọt có thể tự lành mà không cần can thiệp điều trị. Điều này đã khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

nổi mụn nhọt trên đầu, nguyên nhân

Nổi mụn nhọt khiến bé khó chịu và suy giảm hệ miễn dịch

Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị nổi mụn nhọt trên đầu. Nguyên nhân chủ yếu do sự kích thích tố dư thừa từ mẹ sang bé thông qua đường sữa mẹ trong những tuần đầu. Các hormone dư thừa này đã kích thích tuyến bã nhờn phát triển mạnh, khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn và sinh mụn nhọt.

Thông thường, nổi mụn nhọt trên đầu thường gặp ở bé trai nhiều hơn so với bé gái. Mụn nhọt chủ yếu xuất hiện ở đầu và mặt của bé. Một số trường hợp mụn sẽ phát triển thành mụn đầu đen.

Khi bé bị mụn nhọt sẽ cáu gắt, khó chịu, quấy khóc do đau đớn. Các bậc phụ huynh nên kiên nhẫn để điều trị từ từ cho bé.

Ngoài ra, nguyên nhân gây mụn nhọt ở trẻ còn có thể kể đến là do sự tụ cầu khuẩn (thường là tụ cầu vàng). Mụn nhọt có thể xuất hiện một hay nhiều nốt, mọc riêng lẻ hay thành từng mảng…

Tùy mức độ tổn thương và loại vi khuẩn gây bệnh, nốt mụn sẽ có nhiều kích thước khác nhau. Có nốt to cỡ hạt đậu, hạt bắp, cũng có nốt to như quả chanh (nguy cơ tạo thành áp xe nguyên khối).

Dấu hiệu bé bị nổi mụn nhọt trên đầu

Dấu hiệu chung khi trẻ bị lên nhọt ở đầu là xuất hiện những đốm sưng màu hồng hoặc màu đỏ, gây đau, đường kính tầm khoảng 2cm. Vùng da xung quanh cũng có dấu hiệu đỏ và sưng.

Sau vài ngày, những vết sưng sẽ tạo mủ và phát triển lớn hơn, khiến bé khó chịu và đau nhức. Trong trường hợp mụn nhọt có kích cỡ khá to, trước khi hiện đầu trắng và vỡ ra chảy mủ.

Nhọt trên đầu sẽ hiện rõ trong 1 tuần và lặn sau 1 tháng điều trị, có thể kéo dài lâu hơn. Nhọt nhỏ sẽ lành hẳn mà không có sẹo. Một số loại nhọt lớn để lại sẹo mất thẩm mỹ.

Mụn nhọt có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào, chủ yếu xuất hiện trên đầu, mặt, cổ, nách, mông, những khu vực ra nhiều mồ hôi và thường xuyên chịu sự ma sát.

Mụn nhọt có thể được xem giống với cục u viêm và mụn nang. Tuy nhiên, mức độ xâm lấn và gây đau đớn của mụn nhọt thấp hơn với mụn nang.

trẻ bị nổi mụn nhọt, dấu hiệu

Nổi mụn nhọt trên đầu có thể lan ra nhiều vị trí khác

Trẻ bị nổi mụn nhọt trên đầu có nguy hiểm không?

Các bác sĩ cho biết, khi bé có sức đề kháng tốt, những vi khuẩn gây mụn nhọt chỉ lưu trú trong nốt mụn Tuy nhiên, nếu sức đề kháng của bé kém, vi khuẩn này có thể đi vào máu và gây nhiễm trùng máu. Trong trường hợp này, bé sẽ có biểu hiện sốt cao, trên 39 độ C. Nếu cha mẹ không xử lý tốt, tình trạng nhiễm độc sẽ mạnh hơn thành nhiễm trùng bộc phát và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của bé.

Hầu hết phụ huynh đều nghĩ rằng trẻ bị nổi mụn nhọt trên đầu chỉ là chuyện bình thường, do nhiệt cơ thể hay yếu tố môi trường nắng nóng. Vì vậy, cách làm giảm nhiệt độ tốt nhất là cho bé ăn nhiều đồ mát để giải nhiệt, trường hợp nhiệt độ không giảm xuống cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Thực tế cho thấy, đã có không ít trường hợp trẻ bị nhiễm trùng máu và vi khuẩn đã đi sâu vào màng não do cha mẹ không xử trí mụn nhọt đúng cách. Việc phát hiện và điều trị chậm trễ dễ khiến bé bị biến chứng như viêm màng não, mất thính giác, viêm phổi hay áp xe phổi…

Bé bị nổi nhọt ở đầu nên chăm sóc và phòng tránh như thế nào?

Do sức khỏe và thể trạng của bé còn non nớt nên các mẹ cần lưu ý khi chăm sóc và phòng tránh mụn nhọt cho bé.

Điều trị khi trẻ bị mụn nhọt ở đầu

Ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu nổi nhọt, mẹ cần đưa bé đến khám ở các cơ sở y tế chuyên môn, tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý cho trẻ dùng các bài thuốc dân gian hay lạm dụng thuốc quá liều lượng vì có thể khiến tình trạng thêm nghiêm trọng hơn. Cùng với đó mẹ cần chú ý:

  • Thường xuyên lau người cho trẻ bằng nước ấm
  • Để bé nghỉ ngơi trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát
  • Chọn quần áo có chất liệu cotton cho trẻ. Quần áo cần rộng rãi và dễ chịu.
  • Cắt móng tay cho bé và cho người thân trực tiếp chăm sóc bé
  • Cho bé uống thật nhiều nước lọc.
  • Bổ sung dinh dưỡng cho bé qua các loại thức ăn dễ tiêu và giàu vitamin để nâng cao sức đề kháng.

nổi mụn nhọt trên đầu, chăm sóc

Mẹ bỉm cần quan tâm chăm sóc trẻ đúng cách khi trẻ bị nổi mụn nhọt

Phòng tránh mụn nhọt cho bé

Để phòng mụn nhọt cho bé, mẹ nên:

  • Giữ vệ sinh môi trường sống của bé: dọn dẹp phòng ngủ thoáng mát, luôn lau chùi nhà cửa, bàn ghế và mở cửa sổ để tiếp ánh mặt trời.
  • Chăn, ga, gối, nệm nên giặt giũ và phơi khô dưới trời nắng.
  • Tã lót và các vật dụng cá nhân của bé cần được khử trùng và giữ sạch sẽ.
  • Mẹ và người chăm sóc bé nên giữ vệ sinh, thường rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi tiếp xúc với bé.
  • Chọn loại dầu gội dịu nhẹ, công thức dành riêng cho trẻ nhỏ để tắm gội mỗi ngày cho bé.
  • Cho bé mặc quần áo có chất liệu mềm mịn, thấm hút. Thường xuyên thay quần áo cho bé khi bé ra mồ hôi ẩm ướt hoặc dính thức ăn.
  • Không chà sát hoặc cạy vết rôm sẩy, vết mụn nhọt kéo mài trên da bé.
  • Cho bé sinh hoạt ngoài trời trong một vài giờ, đặc biệt khi thời tiết dễ chịu và mát mẻ.
  • Duy trì sữa mẹ cho con bú càng lâu càng tốt, cho đến khi bé 2 tuổi nhằm củng cố sức đề kháng và hệ miễn dịch.

Bé bị nổi mụn nhọt trên đầu cần được điều trị đúng cách để đạt hiệu quả và an toàn. Hy vọng bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh phần nào hiểu thêm về các triệu chứng mụn nhọt trên da bé. Chúc bé yêu nhà bạn sớm khỏi bệnh và luôn khỏe mạnh.

Tham khảo thêm: Nguyên nhân gây nổi mụn nhọt ở mông và cách điều trị tại nhà hiệu quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo