Sùi mào gà ở nữ: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Sùi mào gà hay mụn cóc sinh dục có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào và nữ giới cũng không ngoại lệ. Cho đến thời điểm hiện tại bệnh sùi mào gà ở nữ đang có dấu hiệu phổ biến hơn. Chính vì vậy, nữ giới cần có những hiểu biết nhất định về bệnh lý này để có cách phòng bệnh hiệu quả.

Sùi mào gà ở phụ nữ là gì?

Sùi mào gà hay mụn cóc sinh dục là bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây nên.

Bệnh lý này khiến cho các vị trí bị nhiễm virus xuất hiện những nốt sần khó chịu, chúng phát triển trên bề mặt hoặc xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn của nữ giới dưới dạng cụm hoặc đơn lẻ.

Sùi mào gà có thể gặp ở bất cứ ai không phân biệt giới tính và độ tuổi, trong số đó số nữ giới mắc bệnh đang ngày càng tăng cao.

Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ gặp chủ yếu ở đối tượng độ tuổi từ 15-39, những người có đời sống tình dục cao. Những nốt sùi xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như: Âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, hậu môn, vùng háng và đùi trên.

Hình ảnh bệnh sùi mào gà ở nữ

Hình ảnh bệnh sùi mào gà ở nữ

Nguyên nhân sùi mào gà ở nữ giới

Như chúng tôi đã nói ở trên, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sùi mào gà ở nữ giới là do virus HPV xâm nhập. Các nhà khoa học đã nghiên cứu có đến hơn 100 loại virus HPV, nhưng chỉ có hai loại HPV tuýp 11 và tuýp 6 là tác nhân gây sùi mào gà ở bộ phận sinh dục. Virus HPV tuýp 1 và 2 gây nên tình trạng mụn cóc sinh dục ở tay và chân.

Có nhiều yếu tố khiến cho virus HPV lây nhiễm sang người khác và gây bệnh, trong đó điển hình là những nguyên nhân sau:

  • Nữ giới có quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình bị sùi mào gà thông qua đường miệng, hậu môn hoặc âm đạo. Theo nhiều số liệu thì yếu tố này chiếm tới 70% nguyên nhân gây bệnh ở phụ nữ.
  • Tiếp xúc với dịch tiết từ vết thương hở trên cơ thể người bệnh thông qua một số hành động như ôm, hôn, tiếp xúc da khi đang quan hệ tình dục.
  • Nguyên nhân sùi mào gà ở nữ có thể do việc dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, quần áo, bàn chải đánh răng… với người mắc bệnh.
  • Do truyền máu có nhiễm chủng virus HPV không được khử trùng kim tiêm hoặc ống dẫn truyền, nguồn máu không được kiểm duyệt cẩn thận.
  • Thông qua quá trình sinh con, nữ giới mang thai mắc sùi mào gà có thể lây nhiễm sang cho con, nhất là sinh thường.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố nguy cơ khiến cho nữ giới dễ mắc sùi mào gà hơn như: Hút thuốc lá, hệ miễn dịch kém, người trẻ hơn 30 tuổi.

Nữ giới hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc sùi mào gà

Nữ giới hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc sùi mào gà

Sùi mào gà ở nữ có lây không? Từ những nguyên nhân ở trên chúng ta có thể thấy rằng bệnh hoàn toàn có thể lây lan qua hoạt động tình dục, tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh qua vết thương hở, truyền máu, lây từ mẹ sang con.

Những biểu hiện sùi mào gà ở nữ giới

Sùi mào gà thường có thời gian ủ bệnh (giai đoạn ủ bệnh) từ 2-9 tháng, trong khoảng thời gian này người bệnh không có dấu hiệu bất thường, đơn cử chỉ cảm thấy người mệt mỏi thông thường.

Sau 2-9 tháng đến giai đoạn phát bệnh người bệnh mới xuất hiện những triệu chứng rõ ràng hơn. Biểu hiện của bệnh ở nữ giới khá dễ nhận biết, đặc trưng là trên bề mặt da xuất hiện những u nhú. Cụ thể:

Biểu hiện sùi mào gà ở nữ giới giai đoạn đầu

  • Các u nhú mọc ở âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé, xung quanh hậu môn, bẹn… không gây ngứa hoặc đau rát.
  • U nhú sùi mào gà có thể mọc đơn lẻ hoặc từng cụm với nhau. Lúc đầu rất  nhỏ tương đương một hạt đậu xanh đường kính 1-2mm. Nhưng nếu không được chữa trị kịp thời chúng có thể phát triển với kích thước lớn hơn khoảng 10-15cm.
  • Đặc điểm của u nhú này là có màu hồng tươi, tính chất mềm, bên ngoài khô ráo nhưng ở giữ lại ẩm ướt tiết dịch màu ngả vàng.
  • Những u nhú có hình dạng như mào gà hay súp lơ, mềm và dễ chảy máu nếu như va chạm với tác động rất nhỏ.

Triệu chứng sùi mào gà giai đoạn phát triển

Nếu không được điều trị kịp thời các nốt sùi mào gà sẽ phát triển rất nhanh. Nếu chẳng may để dịch hoặc máu của những u nhú này lan sang bộ phận xung quanh sẽ tạo nên những u nhú khác.

  • U nhú sùi mào gà xuất hiện ở mặt, miệng, mắt, thậm chí là bàn tay, chân khiến các vị trí này có những nốt sần xấu xí.
  • Khi bệnh ở giai đoạn nặng người bệnh có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, đau rát, ham muốn tình dục giảm, gặp vấn đề tại niệu đạo như tiểu rắt, tiểu gấp, tiểu ra máu.
  • Khí hư ra nhiều hơn, rối loạn kinh nguyệt, đau nhức vùng xương chậu và sống lưng, viêm nhiễm phần phụ, mệt mỏi, đau đầu…
  • Sùi mào gà ở cổ tử cung tồn tại dưới dạng biểu mô. Chỉ được phát hiện thông qua các cách soi kiểm tra cổ tử cung.

 Khi mắc sùi mào gà nữ giới có thể bị rối loạn kinh nguyệt

Khi mắc sùi mào gà nữ giới có thể bị rối loạn kinh nguyệt

Bệnh sùi mào gà ở nữ có nguy hiểm không?

Không riêng gì sùi mào ở nữ mà bất cứ trường hợp sùi mào gà nào cũng đều gây ra những tác động nhất định đến sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh. Tác hại do sùi mào gà ở nữ gồm:

  • Gặp khó khăn trong vận động nếu các nốt sùi phát triển với kích thước lớn, nhất là sùi mào gà ở khu vực bàn chân.
  • Chảy máu: Các nốt sùi mào gà ở vùng kín của nữ giới rất dễ bị chảy máu, ngoài ra là cảm giác sưng phù và đau tức ở vùng kín.
  • Ảnh hưởng đến thai phụ và trẻ nhỏ: Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai có thể khiến các nốt sùi nghiêm trọng hơn, phá hủy các mô làm đường sinh nở bị tắc nghẽn, khi sinh thường sẽ gặp khó khăn. Ngoài ra, khi sinh nở virus sùi mào gà có thể lây nhiễm cho trẻ.
  • Nguy cơ bị ung thư cao: Nếu nữ giới bị nhiễm nhiều chủng HPV cùng một lúc, nhất là HPV-14, 16 và 18 thì nguy cơ mắc ung thư là rất cao, trong đó có ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng… Đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã chỉ rằng, họ đã tìm thấy có sự tồn tại của virus HPV trong gần 99% số ca nhiễm bệnh ung thư cổ tử cung.
  • Những người mang thai, mắc bệnh tiểu đường, hội chứng suy giảm miễn dịch, sức đề kháng yếu có tỉ lệ tái phát bệnh lên đến 95% nếu như không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Cách chẩn đoán bệnh sùi mào gà ở nữ giới

Điều trị sùi mào gà ở nữ có nhiều cách có thể bằng thuốc, bằng phẫu thuật, các bài thuốc Đông y, hay dân gian. Tuy nhiên, để có hiệu quả tốt người bệnh cần được chẩn đoán cẩn thận.

Để chẩn đoán sùi mào gà ở nữ bác sĩ sẽ thực hiện khám sức khỏe, quan sát những triệu chứng lâm sàng bằng mắt thường. Với trường hợp sùi mào gà ở cổ tử cung sẽ dùng thiết bị soi cổ tử cung chuyên dụng hoặc bôi dung dịch giấm lên vùng sinh dục nếu nốt sùi không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Kỹ thuật viên sẽ lấy một mẩu nhỏ của sùi mào gà để xét nghiệm hay sinh thiết giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Cách điều trị sùi mào gà ở nữ

Hiện nay, vẫn chưa có cách giúp điều trị virus HPV triệt để giúp loại bỏ hoàn toàn sùi mào gà. Tuy nhiên, theo thời gian hệ miễn dịch của chúng ta vẫn có thể chống lại loại virus này.

Nếu các nốt sùi mào gà không gây ra những khó chịu thì có thể không cần điều trị và bệnh có thể tự khỏi trong vòng 4 tháng (khoảng 30%). Nhưng virus HPV vẫn tồn tại trong cơ thể.

Bệnh sẽ có nguy cơ tái phát bệnh cao hơn nếu không được điều trị dứt điểm. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu đầu tiên, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám và có cách điều trị hợp lý.

  • Điều trị sùi mào gà bằng thuốc: Thuốc bôi và thuốc chấm là thuốc thường được kê đơn khi sùi mào gà ở giai đoạn đầu. Điển hình là các thuốc như: Imiquimod, podofilox, podophyllin, Axit trichloroacetic (thuốc chấm)…
  • Chữa sùi mào gà bằng phẫu thuật: Liệu pháp áp lạnh, phẫu thuật cắt bỏ, điều trị bằng laser… là những cách được áp dụng cho những trường hợp sùi mào gà với nốt sùi lớn, khó điều trị.

Phẫu thuật trị sùi mào gà ở nữ

Phẫu thuật trị sùi mào gà ở nữ

  • Thuốc Đông y chữa sùi mào gà: Người bệnh có thể lựa chọn bài thuốc Đông y để khắc phục các triệu chứng bệnh, nhất là khi bệnh mới khởi phát. Với ưu điểm an toàn, không tác dụng phụ, tác dụng từ bên trong sẽ giúp bệnh được cải thiện.
  • Điều trị bệnh bằng dân gian: Cách chữa bằng dân gian với lá trầu không, khoai tây, cây thầu dầu, vỏ chuối… rất phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, mới bắt đầu. Tuy nhiên, dược tính của các loại thảo dược không cao nên cần điều trị lâu dài.

Mẹo phòng tránh ngăn ngừa sùi mào gà ở nữ giới

Mụn cóc sinh dục hiện nay so với các bệnh giang mai, bệnh lậu… thì có khả năng lây lan nhanh và tỉ lệ các ca bệnh đang ngày càng gia tăng. Bệnh còn gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Chính vì vậy, bạn hãy lưu ý những cách phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe, cụ thể:

  • Không quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ phải có biện pháp bảo vệ là bao cao su.
  • Nếu đã từng mắc sùi mào gà bạn cần thẳng thắn nói với người bạn tình để thấu hiểu và có cách phòng bệnh hiệu quả.
  • Hạn chế quan hệ tình dục bằng miệng, bởi khi quan hệ bằng miệng nữ giới có nguy cơ cao mắc sùi mào gà hơn nam giới.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác;
  • Không tiếp xúc với những người mắc bệnh có vết thương hở, nếu bắt buộc phải tiếp xúc bạn có thể mặc đồ bảo hộ hoặc cẩn thận tránh để va chạm.
  • Khi bị sùi mào gà nữ giới không nên mang thai, bởi sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi. Hãy kiểm tra sức khỏe tổng quát, đặc biệt là khám phụ khoa cẩn thận khi có kế hoạch mang thai.
  • Tiêm ngừa virus HPV để chống lại chủng virus trực tiếp gây bệnh sùi mào gà. Ngoài ra, nếu như bạn hoặc người thân trong độ tuổi từ 9-26 thì hãy cân nhắc chích ngừa vắc xin Gardasil để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Như vậy, trên đây là những thông tin về sùi mào gà ở nữ mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc, nhất là các chị em. Đừng thờ ơ với sức khỏe của mình, hãy lắng nghe cơ thể nhiều hơn để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường, thăm khám và điều trị kịp thời nếu mắc bệnh.

Xem Thêm: 4 cách chữa sùi mào gà cho hiệu quả tốt nhất hiện nay và những lưu ý quan trọng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo