Sùi mào gà ở môi: Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

Sùi mào gà (mụn cóc sinh dục) có thể xảy ra trên bất cứ vị trí nào trên cơ thể của bạn. Và sùi mào gà ở môi là một trong những vị trí khiến người bệnh e ngại bởi trông chúng rất khó coi. Mụn cóc sinh dục không gây nguy hiểm, đau đớn nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Triệu chứng nhận biết sùi mào gà ở môi

Bệnh sùi mào gà ở môi cũng như sùi mào gà ở miệng, ở họng, bộ phận sinh dục… cũng có những triệu chứng đặc trưng của bệnh. Cụ thể như sau:

  • Trên môi xuất hiện u nhú, có thể là hình phẳng hoặc hình hoa súp lơ;
  • Nếu nốt sùi mào có hình dạng giống như súp lơ sẽ dẫn đến đau đớn và ngứa cho người bệnh, mặc dù bình thường chúng không gây ngứa, đau rát. Đặc biệt khi bệnh nghiêm trọng thì tình trạng ngứa sẽ nặng hơn;
  • Mụn cóc sinh dục có màu vàng, hồng hoặc nâu nhạt tùy vào từng người bệnh;
  • Thông thường, nốt sùi sẽ xuất hiện ở trên khóe miệng, hoặc ở góc của môi và chỉ có một mụn duy nhất.
  • Khi nhiễm trùng nghiêm trọng các vết sưng lớn hơn có thể xuất hiện trên môi của người bệnh.

Sùi mào gà ở môi gây khó chịu với những nốt sùi trên môi

Sùi mào gà ở môi gây khó chịu với những nốt sùi trên môi

Nguyên nhân gây sùi mào gà ở môi

Virus HPV hay papillomavirus là nguyên nhân trực tiếp gây ra sùi mào gà ở môi. Loại virus này có thể xâm nhập vào cơ thể bạn để gây bệnh thông qua sự tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh như: Dùng chung dao cạo, son dưỡng môi, khăn mặt…

Môi của bạn tiếp xúc với những vết thương hở trên niêm mạc da của người mắc bệnh như: Hôn, quan hệ tình dục bằng miệng.

Sùi mào gà ở môi cũng có thể xuất hiện do sự lây lan từ các khu vực khác trên cơ thể của bạn.

Những đối tượng dễ mắc sùi mào gà ở môi

Tất cả chúng ta đều có nguy cơ mắc sùi mào gà ở môi, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đó là:

  • Những người có môi ẩm ướt hay nứt nẻ cũng đều có nguy cơ mắc sùi mào gà ở môi, nhất là khi môi bị nứt nẻ.
  • Những người có hệ thống miễn dịch kém hoặc đang trong thời gian hóa trị liệu, gần đây bị nhiễm trùng sẽ làm tăng nguy cơ mắc sùi mào gà ở môi.
  • Quan hệ tình dục bằng miệng không an toàn.
  • Thường xuyên sử dụng khăn mặt, dao cạo với người khác.

Mụn cóc sinh dục ở môi có lây không?

Sùi mào gà được biết là bệnh xã hội có tốc độ lây nhiễm nhanh chóng. Chính vì vậy, dù ở môi hay các vị trí khác bệnh cũng đều có thể lây nhiễm sang người khác. Các con đường lây nhiễm bệnh gồm:

  • Tiếp xúc với niêm mạc da bị nhiễm bệnh: Nếu một người bị nhiễm trùng miệng dùng tay gãi, sau đó họ không rửa tay và thực hiện những hoạt động hàng ngày thì khả năng cao bệnh lây nhiễm sang người khác.
  • Quan hệ tình dục bằng miệng: Nếu bạn có quan hệ tình dục bằng miệng với người nhiễm virus HPV cũng có thể mắc sùi mào gà ở môi.
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Các đồ dùng cá nhân như son dưỡng môi, dao cạo, khăn mặt… nếu bạn dùng chung với người mắc sùi mào gà cũng có thể mắc bệnh.

Bạn có thể bị sùi mào gà ở môi nếu quan hệ bằng miệng với người mang bệnh

Bạn có thể bị sùi mào gà ở môi nếu quan hệ bằng miệng với người mang bệnh

Sùi mào gà môi có nguy hiểm không?

Do khả năng lây lan bệnh nhanh chóng và nhiều con đường nên nếu để bệnh kéo dài bạn sẽ gặp phải nhiều ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, công việc của mình.

Những tác hại mà sùi mào gà gây ra cho người bệnh đó là:

1. Gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng cuộc sống

Sùi mào gà ở môi sẽ xuất hiện các u nhú với hình dạng xù xì, xấu xí, khi bệnh nghiêm trọng các nốt sùi sẽ càng to hơn. Điều này khiến người bệnh mất tự tin, ngại giao tiếp, khó khăn khi ăn uống…

2. Lây nhiễm bệnh cho người khác

Như chúng tôi đề cập ở phần trên, sùi mào gà ở môi cũng có thể lây nhiễm sang người khác nếu có những tiếp xúc nhất định. Chính vì vậy, nếu không điều trị người bệnh có nguy cơ lây nhiễm bệnh sang người khác là rất lớn.

3. Sùi mào gà làm tăng nguy cơ bị ung thư

Sùi mào gà môi nếu bị nhiễm hai chủng virus HPV 16 và 18 có thể tiềm ẩn nguy cơ ung thư vòm họng hay ung thư thực quản.

Cách điều trị sùi mào gà trên môi

So với việc điều trị sùi mào gà ở họng, ở lưỡi, cổ tử cung hay bộ phận sinh dục thì sùi mào gà ở môi dễ dàng trong điều trị hơn.

Và theo các chuyên gia, trong một số trường hợp sùi mào gà ở môi sẽ tự biến mất sau vài ngày mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, việc tự khỏi được hay không sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Tốt hơn hết người bệnh khi có dấu hiệu bất thường ở môi hãy đến bệnh viện, phòng khám uy tín để khám và bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh cần được điều trị kịp thời để tránh biến chứng

Bệnh cần được điều trị kịp thời để tránh biến chứng

Sau đây là những cách điều trị phổ biến và mang lại hiệu quả cho người bệnh được bác sĩ chuyên khoa áp dụng hiện nay.

1. Điều trị sùi mào gà ở môi bằng thuốc

Thuốc bôi là loại thuốc được bác sĩ chuyên khoa kê đơn cho người bệnh khi mắc sùi mào gà nói chung. Lúc này, bạn có thể sử dụng các thuốc mỡ hoặc kem bôi trực tiếp lên môi để loại bỏ nốt sùi.

Các thuốc bao gồm:

  • Trichloroacetic và Dichloroacetic acid: Với công dụng làm giảm sưng tại các nốt sùi mào gà;
  • Axit bichloroacetic: Dùng để bôi tại chỗ và giúp loại bỏ nhiễm trùng.
  • Axit Salicylic: Thuốc giúp chữa lành mụn cóc sinh dục, thành phần thuốc sẽ thâm nhập vào bên trong các lớp của mụn sùi và tiêu diệt virus.

2. Chữa sùi mào gà ở môi bằng ngoại khoa

Nếu sử dụng các loại thuốc bôi không mang lại kết quả, các nốt sùi mào gà vẫn cứng đầu bám chặt thì bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp ngoại khoa. Cụ thể:

  • Phương pháp áp lạnh: Bác sĩ sẽ sử dụng nito lỏng để làm đông lạnh vị trí da bị tổn thương, sau đó các vùng da này sẽ bị phù nề và chết đi. Người bệnh có thể phải áp dụng cách chữa này nhiều lần tùy vào kích thước của mụn và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
  • Điều trị bằng laser: Phương pháp này được khuyến nghị sử dụng cho các trường hợp không có phản ứng với liệu pháp thông thường. Bác sĩ sẽ sử dụng tia laser nhuộm xung quanh làm bốc hơi hoặc đốt cháy chúng ngay lập tức. Sau khi điều trị người bệnh có thể gặp vết thương trên môi, lành sau vài tuần.
  • Phẫu thuật: Với hình thức phẫu thuật bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật đốt điện hoặc cắt bỏ mụn sùi mào gà ở môi. Cách chữa này cần có độ chính xác cao nếu không sẽ để lại sẹo sau phẫu thuật.

3. Chữa sùi mào gà ở môi bằng Đông y, mẹo dân gian

Bên cạnh chữa bệnh bằng các biện pháp Tây y trên, bạn cũng có thể chọn bài thuốc Đông y, mẹo chữa sùi mào gà bằng dân gian (giấm táo, lá tía tô, khoai tây…) để áp dụng khắc phục bệnh tình.

Ưu điểm của các bài thuốc này là lành tính, không gây ra tác dụng phụ và cách thực hiện đơn giản.

Tuy nhiên, nhược điểm là dược tính của thuốc không cao nên cần điều trị trong thời gian dài. Ngoài ra, hiệu quả điều trị phụ thuộc vào phần lớn cơ địa của mỗi người.

Chính vì vậy trước khi áp dụng người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn cho mình bài thuốc phù hợp và tốt nhất với mình.

Chữa sùi mào gà bằng giấm táo

Chữa sùi mào gà bằng giấm táo

Cách phòng tránh và hỗ trợ điều trị sùi mào gà ở môi

Như ở phần trên chúng tôi có nhắc đến, sùi mào gà ở môi có thế xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Không những thế bệnh còn có khả năng lây lan nhanh chóng. Do vậy, ngay từ bây giờ bạn cần có cách phòng tránh để bảo vệ sức khỏe của mình và người xung quanh.

Và dưới đây là một số cách phòng bệnh hiệu quả mà các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích thực hiện. Kể cả những trường hợp đã mắc bệnh cũng nên lưu ý để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Cụ thể như sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn, áp dụng cho mọi hình thức, đặc biệt là quan hệ bằng miệng. Nếu có quan hệ bạn nên dùng bao cao su hoặc màng ngăn âm đạo để tránh lây nhiễm bệnh trong quá trình giao hợp.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt là son dưỡng môi, dao cạo râu, khăn mặt…
  • Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể sau một thời gian không biến mất bạn nên đến cơ sở y tế, bệnh viện da liễu để thăm khám ngay.
  • Thực hiện khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để sớm phát hiện những mầm bệnh tiềm ẩn trong cơ thể.
  • Với nữ giới trưởng thành bị nhiễm mụn cóc sinh dục nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc cổ tử cung để tầm soát ung thư cổ tử cung.
  • Có chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng chất dinh dưỡng, đồng thời vận động thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch ngăn ngừa các vi khuẩn, virus xâm nhập.

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sùi mào gà ở môi. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng lại gây bất tiện, ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt và công việc của người bệnh. Vì vậy, bạn nên chủ động đi khám chữa nếu có các bất thường để được điều trị kịp thời.

Xem Thêm: 4 cách chữa sùi mào gà cho hiệu quả tốt nhất hiện nay và những lưu ý quan trọng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo